Tỷ lệ góp vốn của bên nƣớc ngoài trong công ty liên doanh

Một phần của tài liệu MỘT số vấn đề PHÁP lý cơ bản về THU hút vốn đầu tư nước NGOÀI THÔNG QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ở VIỆT NAM (Trang 48)

Căn cứ vào điều 100 Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán (điều 67 Nghị định 48/1998/NĐ-CP ) thì Thủ tướng Chính phủ là cơ quan quy định về tỷ lệ nắm giữ chứng khoán của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tỷ lệ góp vốn của tổ chức kinh

doanh chứng khoán nước ngoài trong liên doanh với đối tác Việt nam. Ngày 10/6/1999, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 139/1999/QĐ-TTg quy định về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt nam, cụ thể hoá việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào kinh doanh chứng khoán tại Việt nam, trong đó có góp vốn thành lập liên doanh. Theo điều 3 của Quyết định đó thì bên nước ngoài được góp vốn trong công ty chứng khoán liên doanh với tỷ lệ tối đa là 30% vốn điều lệ. Quyết định số 139/1999/QĐ-TTg không quy định về tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài trong công ty quản lý quỹ liên doanh.

Tuy nhiên, sau quá trình thực hiện Quyết định số 139/1999/QĐ-TTg đã bộc lộ nhiều hạn chế nhất định, vì vậy ngày 17/7/2003, Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định số 146/2003/QĐ-TTg quy định về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam, thay thế quyết định số 139/1999/QĐ-TTg. Quyết định số 146/2003/QĐ-TTg đã quy định rõ về tỷ lệ của tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài trong cả công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ liên doanh được phép góp vốn tới tối đa là 49% vốn điều lệ. Các bên tham gia góp vốn vào công ty liên doanh có trách nhiệm góp đủ phần vốn của mình vào vốn điều lệ khi thành lập liên doanh và số vốn điều lệ này không được giảm trong quá trình hoạt động của công ty liên doanh. Việc tăng vốn điều lệ, thay đổi tỷ lệ vốn góp của các bên liên doanh do Hội đồng quản trị của công ty liên doanh quyết định theo quy định của pháp luật Việt

Nam và được sự chấp thuận của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước.

Sự cho phép nới lỏng này là rất phù hợp với điều kiện thị trường chứng khoán Việt Nam khi mà còn thiếu cả vốn kinh doanh lẫn kỹ năng và công nghệ quản lý kinh doanh chứng khoán.

Một phần của tài liệu MỘT số vấn đề PHÁP lý cơ bản về THU hút vốn đầu tư nước NGOÀI THÔNG QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ở VIỆT NAM (Trang 48)