Tuyên truyền, tiếp thị về thị trường chứng khoán Việt Nam ra nước ngoà

Một phần của tài liệu MỘT số vấn đề PHÁP lý cơ bản về THU hút vốn đầu tư nước NGOÀI THÔNG QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ở VIỆT NAM (Trang 94 - 98)

h, Hoạt động tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán khi có giấy phép hoạt động tư vấn chứng khoán do Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cấp Để được cấp giấy phép

3.2.5.3 Tuyên truyền, tiếp thị về thị trường chứng khoán Việt Nam ra nước ngoà

- Điều chỉnh các loại thuế, phí, lệ phí cho phù hợp hơn như giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế cho các doanh nghiệp khi triển khai thực hiện các dự án công nghệ cao, các dự án đầu tư lớn …

3.2.5.3 Tuyên truyền, tiếp thị về thị trường chứng khoán Việt Nam ra nước ngoài ngoài

Do thị trường chứng khoán Việt Nam mới ra đời, hơn nữa uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam chưa cao nên thực tế các nhà đầu tư nước ngoài biết về thị trường chứng khoán Việt Nam còn rất hạn chế, đặc biệt là các nhà đầu tư ở Châu Âu. Do vậy, để tăng khả năng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam thì một trong các nhiệm vụ hàng đầu là tăng cường tuyên truyền, tiếp thị về thị trường ra các nước để các nhà đầu tư

nước ngoài hiểu rõ hơn về môi trường đầu tư trong lĩnh vực thị trường chứng khoán tại Việt Nam .

Những vấn đề trọng tâm của việc quảng bá ra quốc tế về thị trường chứng khoán Việt Nam là:

- Tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa thị trường chứng khoán Việt Nam với thị trường chứng khoán các nước thuộc Tổ chức quốc tế các uỷ ban chứng khoán (IOSCO), tăng cường hợp tác và tranh thủ sự trợ giúp từ các tổ chức tài chính quốc tế, .. ;

- Khuyến khích và hỗ trợ cho các công ty chứng khoán, các công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán mở các Chi nhánh, Văn phòng đại diện tại nước ngoài ;

- Kết hợp chặt chẽ giữa quảng bá về thị trường chứng khoán Việt Nam trong các chương trình quảng bá về chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, về môi trường đầu tư tại Việt Nam nói chung.

KẾT LUẬN

Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời là kết quả của sự nghiệp đổi mới, chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam sau 15 năm kể từ ngày bắt đầu sự nghiệp đổi mới nền kinh tế vừa là sự một nỗ lực to lớn vừa là kết quả của sự phát triển của nền kinh tế, đồng thời cũng thể hiện sự quyết tâm của nhà nước Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Mặc dù vậy, nếu so sánh với lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán các nước trên thế giới và ngay trong khu vực thì thị trường chứng khoán Việt nam còn quá non trẻ.

Trong điều kiện Việt Nam đang chuyển đổi mạnh mẽ nền kinh tế và tích cực tham gia hội nhập khu vực và quốc tế, thị trường chứng khoán với vị trí là một bộ phận quan trọng của thị trường tài chính đã được mở cửa cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia. Sự cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường chứng khoán vừa là yêu cầu của quá trình hội nhập, vừa là đòi hỏi trong quá trình huy động các nguồn vốn đầu tư cho phát triển. Tỷ lệ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam (mua, bán chứng khoán, đầu tư kinh doanh chứng khoán) được xác định dựa trên cơ sở sự phát triển nội tại của nền kinh tế và các điều kiện xã hội khác với nguyên tắc là vừa thu hút được lượng vốn đầu tư nước ngoài cao nhất vừa phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển của thị trường.

Khi tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài được phép thực hiện các hoạt động đầu tư bao gồm: mua - bán chứng khoán, góp vốn thành lập công ty kinh doanh chứng khoán liên doanh (công ty chứng khoán hoặc công ty quản lý quỹ liên doanh). Trong thực tiễn hoạt động của thị trường chứng khoán hơn 03 năm qua đã cho thấy nhà đầu tư nước ngoài luôn nhận được sự khuyến khích và những uư đãi đầu tư trong các mặt thuế quan, thủ tục đầu tư, luân chuyển vốn … Đồng thời, nhà đầu tư nước ngoài cũng đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của thị trường thể hiện qua những số lượng vốn đầu tư, sự chuyển giao kinh nghiệm kinh doanh chứng khoán, sự tham gia điều tiết thị trường … Điều này thật sự có ý nghĩa khi việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua kênh đầu tư trực tiếp và viện trợ phát triển đang và được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn.

Để có thể thu hút hơn nữa các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường chứng khoán, góp phần thực hiện thành công mục tiêu theo Đề án “ Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt nam đến năm 2010 ”, hàng loạt các vấn đề đặt ra cần giải quyết như: tăng cường quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán, nâng cao số lượng và chất lượng hàng hoá giao dịch trên thị trường chứng khoán, ... trong đó một trong các vấn đề cần đặc biệt chú trọng là hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn, bình đẳng. Việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán Việt Nam cần chú trọng đặc biệt các vấn đề liên quan đến sự tương thích của hệ thống pháp luật Việt Nam với thông lệ và tập quán quốc tế, các quy định về bảo hộ và ưu đãi đầu tư cần ngang bằng hoặc hấp dẫn hơn các nước...

Với tiềm năng của một nền kinh tế đang chuyển đổi cơ cấu mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng cao cùng các quy định pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán nói chung, quy định về thu hút đầu tư nước ngoài qua thị trường

chứng khoán nói riêng ngày càng hoàn thiện, chắc chắn tác động tích cực đến các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường, giúp thị trường này phát triển ổn định và là kênh thu hút đầu tư hiệu quả cho phát triển kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu MỘT số vấn đề PHÁP lý cơ bản về THU hút vốn đầu tư nước NGOÀI THÔNG QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ở VIỆT NAM (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)