h, Hoạt động tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán khi có giấy phép hoạt động tư vấn chứng khoán do Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cấp Để được cấp giấy phép
3.2.5.1 Tăng lượng hàng hoá chứng khoán trên thị trường tập trung:
Thực tiễn hoạt động của các thị trường chứng khoán các nước đã cho thấy, số lượng và chất lượng hàng hoá- chứng khoán giao địch trên thị trường là một yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của thị trường. Một thị trường chứng khoán sẽ không thể phát triển, không thể phát huy vai trò, tác dụng đối với nền kinh tế nếu số lượng hàng hoá giao dịch sơ sài, chất lượng hàng hoá (khả năng sinh lợi) không cao.
Tính đến ngày 30/8/2003, mới có 21 công ty cổ phần có cổ phiếu niêm yết cùng trái phiếu Chính phủ và trái phiếu Ngân hàng đầu tư và phát triển. Tổng lượng chứng khoán niêm yết và giao dịch mới khoảng 7.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 1,6% GDP [18] .
Trong khi đó, nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư, tính riêng các nhà đầu tư trong nước đã là rất lớn. Theo đánh giá của một quan chức thuộc UBCKNN, thì lượng vốn có thể đầu tư vào thị trường chứng khoán chỉ riêng của các công ty bảo hiểm tại Việt Nam đã là khoảng chục nghìn tỷ đồng (hiện tại riêng mỗi công ty bảo hiểm nhân thọ còn lưu giữ từ 700 – 1.500 tỷ đồng) [18]. Cho đến nay, do lượng hàng hoá hạn chế và chưa có các quy định thích hợp nên các công ty bảo hiểm, các quỹ hưu trí .. chưa tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam .
Như vậy, lượng hàng hoá - chứng khoán thiếu đã làm cho thị trường kém sôi động, không huy động hết các nguồn vốn sẵn sàng đầu tư thông qua thị trường. Nguyên nhân này cũng đã làm hạn chế việc huy động các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thông qua thị trường chứng khoán.
Trước mắt, để tăng lượng hàng hoá cho thị trường chứng khoán cần thực hiện các giải pháp:
- Lựa chọn và khuyến khích các tổ chức sau đây tham gia niêm yết cổ phiếu trên thị trường giao dịch tập trung: Các công ty cổ phần đủ điều kiện niêm yết, các Ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động hiệu quả, thí điểm một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn.
- Kết hợp giữa tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước với việc lựa chọn, chuẩn bị cho các doanh nghiệp cổ phần đó niêm yết chứng khoán. Đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước hơn nữa, trong đó lựa chọn các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực mà Việt Nam sẽ phải mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài theo các cam kết hội nhập như viễn thông, dịch vụ kiểm toán, bảo hiểm…
- Ban hành các cơ chế thích hợp để phần lớn trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu công trình được phát hành và đảm bảo niêm yết;
- Mở thị trường giao dịch bảng II (– giao dịch các cổ phiếu của các công ty cổ phần đáp ứng đủ các điều kiện niêm yết nhưng có số vốn điều lệ từ 5 đến 10 tỷ đồng) để các công ty vừa và nhỏ trong các lĩnh vực công nghệ cao tiếp cận thị trường, chuẩn bị các điều kiện cho việc niêm yết tại thị trường giao dịch tập trung sau đó.
Những biện pháp nêu trên phải được áp dụng đồng bộ và liên tục thì lượng hàng hoá- chứng khoán trên thị trường mới có thể đáp ứng được nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước và như vậy mới đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu đề ra là đến năm 2010, tổng giá trị thị trường chiếm khoảng 10- 15% GDP như đề án Chiến lược phát triển ngành trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010 của UBCKNN đã được Chính phủ phê duyệt.