Hoàn thiện khung pháp lý trong việc cho phép chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài:

Một phần của tài liệu MỘT số vấn đề PHÁP lý cơ bản về THU hút vốn đầu tư nước NGOÀI THÔNG QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ở VIỆT NAM (Trang 89 - 91)

h, Hoạt động tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán khi có giấy phép hoạt động tư vấn chứng khoán do Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cấp Để được cấp giấy phép

3.2.3 Hoàn thiện khung pháp lý trong việc cho phép chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài:

nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài:

Theo quy định tại Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì hình thức của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dưới hình thức liên doanh và 100% vốn nước ngoài là loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn.

Để tăng cường sự đa dạng các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển, Chính phủ đã ban hành Nghị định 38/2003/NĐ-CP ngày 15/4/2003 quy định cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể chuyển đổi từ công ty TNHH thành công ty cổ phần. Tuy nhiên, vẫn chưa có các văn bản hướng dẫn chi tiết về các vấn đề liên quan như định giá doanh nghiệp khi cổ phần hoá, việc mua bán cổ phần… Cho đến hết năm 2003, việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp này chưa thực sự bắt đầu, các doanh nghiệp hiện đang đăng ký chuyển đổi với Bộ Kế hoạch & Đầu tư để thực hiện thí điểm từ năm 2004.

Sau 15 năm kể từ ngày thực hiện Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã có hàng nghìn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động ở hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Trong số các doanh nghiệp đó, nếu cho phép chuyển đổi thành công ty cổ phần thì có nhiều doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện về phát hành chứng khoán và đủ điều kiện niêm yết trên thị trường giao dịch tập trung như các điều kiện về vốn, về hiệu quả hoạt động kinh doanh …..

Theo quan điểm của tác giả bản luận văn này, khi cho phép chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành công ty cổ phần, Nhà nước cần quy định chi tiết về các điều kiện chuyển đổi, trong đó cơ bản là:

- Điều kiện doanh nghiệp chuyển đổi: Các doanh nghiệp đã có thời gian được thành lập và hoạt động tại Việt Nam ít nhất là 5 năm; Có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên; Hoạt động có lãi liên tục trong hai năm gần nhất; Có phương án chuyển đổi, kế hoạch hoạt động kinh doanh phù hợp.

- Các vấn đề liên quan đến định giá doanh nghiệp, giải quyết các vấn đề lao động trong doanh nghiệp …

Trong thời gian trước mắt, việc cho phép chuyển đổi một số doanh nghiệp này sẽ giúp cho tăng lượng hàng hoá trên thị trường giao dịch tập trung, hơn nữa những hàng hoá đó có chất lượng cao sẽ kích thích thị trường phát triển.

Tuy nhiên, việc cho phép chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần tiến hành cẩn trọng, trước mắt Bộ kế hoạch và đầu tư cần lựa chọn một số doanh nghiệp điển hình để thí điểm đưa vào niêm yết, bởi việc chuyển đổi nếu không tính toán cho phù hợp sẽ dẫn đến sự tác động lớn tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng như ảnh hưởng đến hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài nói chung.

Cho đến nay cuối năm 2003, đã có hơn 20 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chính thức đăng ký cổ phần hoá và sẽ có khoảng 25 doanh nghiệp được Bộ Kế hoạch và đầu tư lựa chọn thí điểm trước khi nhân rộng việc cho phép chuyển đổi loại doanh nghiệp đó [ 21] .

Một phần của tài liệu MỘT số vấn đề PHÁP lý cơ bản về THU hút vốn đầu tư nước NGOÀI THÔNG QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ở VIỆT NAM (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)