Khái niệm thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài qua thị trƣờng chứng khoán

Một phần của tài liệu MỘT số vấn đề PHÁP lý cơ bản về THU hút vốn đầu tư nước NGOÀI THÔNG QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ở VIỆT NAM (Trang 25)

Khi xem xét về huy động các nguồn vốn đầu tư trung và dài hạn bên ngoài phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội, thì hiện tại, đối với Việt Nam, các nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI) và viện trợ phát triển (ODA) đang được đánh giá cao và chiếm vị trí chủ yếu.

Tính đến hết năm 2002, đã có trên 3000 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam được cấp giấy phép với tổng vốn đăng ký đạt trên 36 tỷ USD. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã trở thành một bộ phận của nền kinh tế và đã đóng góp rất quan trọng vào vào sự phát triển kinh tế xã hội. Vốn FDI giai đoạn 1996-2000 chiếm gần 30% tổng vốn đầu tư xã hội, đóng góp 10% GDP và 7% nguồn thu ngân sách (nếu tính cả dầu khí thì tỷ lệ này đạt 20%) [ 52, tr 199].

Đồng thời, theo số liệu thống kê của Bộ kế hoạch và đầu tư, tổng giá trị vốn viện trợ phát triển được các nước, các tổ chức tài chính quốc tế đã cam kết qua các vòng đàm phán từ năm 1993 đến năm 2003 đạt vào khoảng 22,55 tỷ USD, trong đó đã ký hiệp định chính thức khoảng 19,5 tỷ USD và đã giải ngân được 11,04 tỷ USD [18].

Tuy nhiên, hai kênh thu hút vốn đầu tư nước ngoài nêu trên cũng đang gặp nhiều khó khăn và đặt ra nhiều vấn đề không dễ giải quyết. Về vốn đầu tư trực tiếp, sự cạnh tranh thu hút vốn FDI giữa các nước Châu á, các nước trong khu vực ASEAN đang và sẽ hết sức gay gắt. Đặc biệt, khi Việt Nam chính thức gia nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và sắp tới là Tổ chức thương mại thế giới (WTO – dự kiến hoàn tất các thủ tục vào năm 2005), nếu không có những điều chỉnh chính sách kịp thời như cải cách và đơn giản thủ tục đầu tư, nâng cao chất lượng nhân lực, hiệu suất lao động … thì Việt Nam khó có thể cải thiện được tình hình như hiện nay trong việc thu hút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài.

Về vốn viện trợ phát triển ODA, để có thể thu hút được nguồn vốn này là việc hết sức phức tạp, Việt Nam phải chịu sự ràng buộc về cải cách và mở cửa mà nhiều khi chưa phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội do áp lực từ bên viện trợ. Hơn nữa, nếu tiếp nhận ODA không phù hợp và hiệu quả thì về lâu dài gánh nặng nợ nước ngoài sẽ đè lên nền kinh tế và lan truyền cho các thế hệ mai sau.

Trong điều kiện hiện tại, để có thể tiếp tục duy trì thu hút được lượng vốn đầu tư nước ngoài theo yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong điều kiện hai kênh huy động vốn FDI và ODA gặp nhiều hạn chế, thì thu hút thông qua thị trường chứng khoán được coi là một cánh cửa và là giải pháp khả thi.

Mở cửa thị trường chứng khoán là yêu cầu tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và phù hợp với chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài của Nhà nước Việt Nam.

Thị trường chứng khoán là một kênh huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước rất hữu hiệu. Với đặc trưng là một kênh lưu thông vốn lớn, thị trường chứng khoán có khả năng thu hút được các nguồn vốn trung và dài hạn từ các nhà đầu tư nước ngoài, đáp ứng nhu cầu phát triển quốc gia.

Thực tiễn các nước đã cho thấy, thị trường chứng khoán thu hút và luân chuyển một lượng vốn góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế. Tổng giá trị thị trường của một số thị trường chứng khoán lớn chiếm tỷ trọng cao so với tổng GDP đã thể hiện sự vượt trội của nó so với các kênh huy động vốn khác. Đặc biệt, các thị trường chứng khoán Soul (Hàn Quốc), Hồng kông, Tokyo (Nhật Bản), Thượng Hải (Trung quốc) … đã phát triển thành những thị trường chứng khoán uy tín trên thế giới và đã góp phần tích cực thu hút được các dòng vốn đầu tư vào quốc gia mình, nhất là các nguồn vốn đầu tư từ các nước Châu Âu, Hoa kỳ.

Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, mặc dù là mới mẻ, song với những kinh nghiệm rút ra từ việc tiếp nhận các nguồn vốn FDI và ODA cũng như tham khảo kinh nghiệm phát triển thị trường chứng khoán các nước, thì chúng ta có khả năng thu hút một lượng vốn lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài. Do vậy, việc tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài là yêu cầu đặt ra cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ phát hành chứng khoán và cho các định chế tài chính liên quan. Điều này cũng có nghĩa chúng ta phải tạo ra các điều kiện kinh tế ổn định, vững chắc; các chính sách và hành lang pháp lý minh bạch, chặt chẽ.

Như vậy, thu hút vốn đầu tư nước ngoài qua thị trường chứng khoán là việc tạo ra các cơ sở pháp lý, các cơ sở kinh tế nhằm khuyến khích và đảm bảo cho việc huy động các nguồn vốn của nước ngoài vào Việt Nam thông qua các hình thức đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, việc mở cửa thị trường chứng khoán cho các nhà đầu tư nước ngoài là yêu cầu của quá trình hội nhập, vừa là đòi hỏi của nội tại nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi và phát triển. Mở cửa thị trường chứng khoán, Việt Nam phải đảm bảo trong các chính sách quản lý và điều hành thị trường phải phù hợp với tì nh hình kinh tế đất nước, với thông lệ và luật pháp quốc tế. Cùng với các nguồn vốn đầu tư trong nước được coi là yếu tố quyết định, các nguồn vốn đầu tư nước ngoài sẽ đóng vai trò quan trọng vào sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh giữa các nước trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài như hiện nay, thì Việt Nam cần có những chính sách huy động vốn vào thị trường chứng khoán phải hấp dẫn, linh hoạt hơn. Đồng thời, việc huy động vốn đầu tư nước ngoài qua thị trường chứng khoán cũng cần có sự cẩn trọng, những chính sách điều chỉnh chặt chẽ để hạn chế những mặt trái do việc thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài đó mang lại đối với nền kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu MỘT số vấn đề PHÁP lý cơ bản về THU hút vốn đầu tư nước NGOÀI THÔNG QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ở VIỆT NAM (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)