ảnh hƣởng đến giá trị cảm nhận của khách hàng theo các đặc điểm cá nhân bằng T - test và ANOVA
Để kiểm định xem giữa các nhóm khách hàng có các đặc điểm cá nhân khác nhau nhƣ: địa điểm, giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập có cảm nhận khác nhau hay không về sản phẩm xe máy điện. Nhóm tác giả áp dụng phƣơng pháp kiểm định Independent Samples T - test và One - Way ANOVA. Kiểm định T - test cho phép so sánh hai trị trung bình của hai nhóm tổng thể riêng biệt (Trọng và Ngọc, trang 131, 2008) [15].
Trƣớc khi thực hiện kiểm định trung bình ta cần thực hiện một kiểm định khác mà kết quả của kiểm định này sẽ ảnh hƣởng rất quan trọng đến kiểm định trung bình, đó là kiểm định (Levene test) với giả thuyết H0 rằng phƣơng sai của hai tổng thể bằng nhau, nếu kết quả kiểm định cho mức ý nghĩa quan sát nhỏ hơn 0.05 thì có thể bác bỏ giả thuyết H0 (Trọng và Ngọc, trang 136, 2008) [15]. Nếu thống kê Levene test lớn (Sig. > 0.05) thì khẳng định giả định phƣơng sai đồng nhất, khi đó các giá trị thống kê t (T - test) tham chiếu theo dòng Equal variances assumed. Nếu thống kê Levene test nhỏ (Sig. 0.05) thì khẳng định phƣơng sai tổng thể không bằng nhau (không đồng nhất), khi đó các giá trị thống kê t (T -
34
test) tham chiếu theo dòng Equal variances not assumed (Lê Văn Huy và Trƣơng Trần Trâm Anh (2012), Trọng và Ngọc (2008)) [7, 15].
Sau khi chọn kết quả kiểm định t sẽ sử dụng, nhóm tác giả sẽ xem xét giá trị Sig. (2 - tailed). Nếu Sig. (2 - tailed) 0.05 thì có sự khác biệt có ý nghĩa trung bình giữa các nhóm. Nếu Sig. (2 - tailed) > 0.05 thì không có sự khác biệt có ý nghĩa trung bình giữa các nhóm (Trọng và Ngọc, trang 143, 2008) [15]. Phân tích phƣơng sai ANOVA là sự mở rộng của kiểm định t, vì phƣơng pháp này giúp ta so sánh trị trung bình của ba nhóm trở lên (Trọng và Ngọc, trang 145, 2008) [15]. Trong bảng kết quả ANOVA, nếu Sig. > 0.05 thì kết luận không có sự khác biệt về mức độ đánh giá các nhân tố giữa các nhóm khách hàng có các đặc điểm cá nhân khác nhau. Nếu Sig. 0.05 thì kết luận có sự khác biệt về mức độ đánh giá các nhân tố giữa các nhóm khách hàng có các đặc điểm cá nhân khác nhau. Và nếu kết quả là có sự khác biệt về mức độ đánh giá giữa các nhóm khách hàng có các đặc điểm cá nhân khác nhau, nhóm tác giả sẽ tiếp tục sử dụng phƣơng pháp phân tích sâu ANOVA để tìm xem sự khác biệt về mức độ đánh giá cụ thể là ở nhóm nào thông qua phƣơng pháp kiểm định “sau” Post Hoc.
TÓM TẮT CHƢƠNG 3
Chƣơng 3 đã trình bày đầy đủ thông tin về quy trình nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu, phỏng vấn sơ bộ trong nghiên cứu định tính đến việc khảo sát sơ bộ và khảo sát chính thức trong nghiên cứu định lƣợng. Bên cạnh đó cũng trình bày cách thức xây dựng bảng câu hỏi và phƣơng pháp phân tích dữ liệu.
Chƣơng tiếp theo nhóm tác giả sẽ trình bày kết quả nghiên cứu thông qua việc phân tích kết quả khảo sát dựa trên phần mềm thống kê SPSS 20.0.
35
CHƢƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 GIỚI THIỆU
Với bộ thang đo đã đƣợc xây dựng ở Chƣơng 3, Chƣơng 4 sẽ kiểm định lại để tinh lọc và đánh giá độ tin cậy của thang đo này. Đồng thời, trên cơ sở thang đo đã đƣợc tinh lọc, Chƣơng 4 cũng sẽ kiểm định lại mô hình lý thuyết đã đƣợc xây dựng trong Chƣơng 2 và thảo luận về các kết quả nghiên cứu.
Chƣơng 4 bao gồm các nội dung chính sau: (1) thông tin mẫu nghiên cứu; (2) đánh giá thang đo, trong đó trình bày phƣơng pháp kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach‟s Alpha và tinh lọc thang đo bằng phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA); (3) kiểm định mô hình và giả thuyết của mô hình nghiên cứu Giá trị cảm nhận của khách hàng cá nhân đối với sản phẩm xe máy điện bằng phân tích hồi quy bội; (4) thảo luận về các kết quả thu thập đƣợc.