Kiểm định sự khác biệt theo nghề nghiệp của khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế Đo lường giá trị cảm nhận của khách hàng cá nhân đối với sản phẩm xe máy điện tại vùng đông nam bộ (Trang 70 - 72)

nhân

Để kiểm định sự khác biệt theo nghề nghiệp của khách hàng cá nhân, nhóm tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích phƣơng sai một nhân tố (one - way ANOVA). Trong phân tích này, nhóm tác giả lựa chọn mức ý nghĩa là 0.05 (độ tin cậy là 95%).

Kết quả kiểm định Levene‟s cho thấy Sig. của GTCXXH, GTCL, GTNS, GTLD, GTGC, GTCN lần lƣợt là 0.517, 0.765, 0.191, 0.060, 0.991, 0.182 > 0.05. Ta kết luận phƣơng sai của sự đánh giá tầm quan trọng của các nhân tố GTCXXH, GTCL, GTNS, GTLD, GTGC, GTCN giữa những khách hàng thuộc 4 nhóm nghề nghiệp khác nhau không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê (Phụ lục 13).

Kết quả phân tích ANOVA các nhân tố ảnh hƣởng đến Giá trị cảm nhận của khách hàng cá nhân theo các nhóm nghề nghiệp cho thấy giá trị Sig. của GTCL, GTGC là 0.852 và 0.060 đều lớn hơn 0.05. Cho nên, ở độ tin cậy 95%,

59

không có sự khác biệt về mức độ đánh giá giữa các khách hàng cá nhân có nghề nghiệp khác nhau đối với nhân tố GTCL và GTGC (Phụ lục 13).

Giá trị Sig. của GTCXXH, GTNS, GTLD, GTCN lần lƣợt là 0.043, 0.022, 0.001, 0.031 < 0.05. Cho thấy có sự khác biệt về mức độ đánh giá giữa các khách hàng cá nhân có nghề nghiệp khác nhau đối với nhân tố GTCXXH, GTNS, GTLD, GTCN. Để tìm xem sự đánh giá này là khác biệt giữa những nhóm nghề nghiệp nào, nhóm tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích sâu ANOVA là kiểm định “sau” Post Hoc (Phụ lục 13).

- Kết quả kiểm định Post Hoc GTCXXH theo nghề nghiệp của khách hàng cá nhân cho thấy sự khác biệt trung bình (Mean difference) giữa những khách hàng cá nhân có nghề nghiệp là học sinh/sinh viên với nhân viên văn phòng có sự khác biệt trung bình là 0.26221 và mức ý nghĩa Sig. = 0.042 < 0.05, tức là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm nghề nghiệp này về mức độ đánh giá GTCXXH. Giá trị cảm xúc xã hội có ảnh hƣởng mạnh với nhóm có nghề nghiệp là học sinh/sinhviên hơn nhóm có nghề nghiệp là nhân viên văn phòng (Phụ lục 13).

- Kết quả kiểm định Post Hoc GTNS theo nghề nghiệp của khách hàng cá nhân cho thấy sự khác biệt trung bình (Mean difference) giữa những khách hàng cá nhân có nghề nghiệp là học sinh/sinh viên với công nhân/LĐPT có sự khác biệt trung bình là 0.32692 và mức ý nghĩa Sig. = 0.013 < 0.05, tức là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm nghề nghiệp này về mức độ đánh giá GTNS. Giá trị nhân sự có ảnh hƣởng mạnh với nhóm có nghề nghiệp là học sinh/sinh viên hơn nhóm có nghề nghiệp là công nhân/LĐPT (Phụ lục 13).

- Kết quả kiểm định Post Hoc GTLD:

+ Sự khác biệt trung bình (Mean difference) giữa những khách hàng cá nhân có nghề nghiệp là học sinh/sinh viên với công nhân/LĐPT có sự khác biệt trung bình là 0.33333 và mức ý nghĩa Sig. = 0.025 < 0.05, tức là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm nghề nghiệp này về mức độ đánh giá GTLD. Giá trị lắp đặt có ảnh hƣởng mạnh với nhóm có nghề nghiệp là học sinh/sinh viên hơn nhóm có nghề nghiệp là công nhân/LĐPT (Phụ lục 13).

60

+ Sự khác biệt trung bình (Mean difference) giữa những khách hàng cá nhân có nghề nghiệp là học sinh/sinh viên với nhân viên văn phòng có sự khác biệt trung bình là 0.39370 và mức ý nghĩa Sig. = 0.001 < 0.05, tức là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm nghề nghiệp này về mức độ đánh giá GTLD. Giá trị lắp đặt có ảnh hƣởng mạnh với nhóm có nghề nghiệp là học sinh/sinh viên hơn nhóm có nghề nghiệp là nhân viên văn phòng (Phụ lục 13). - Kết quả kiểm định Post Hoc GTCN theo nghề nghiệp của khách hàng cá nhân cho thấy sự khác biệt trung bình (Mean difference) giữa những khách hàng cá nhân có nghề nghiệp là học sinh/sinh viên với nhân viên văn phòng có sự khác biệt trung bình là 0.29964 và mức ý nghĩa Sig. = 0.018 < 0.05, tức là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm nghề nghiệp này về mức độ đánh giá GTCN. Giá trị cảm nhận có ảnh hƣởng mạnh với nhóm có nghề nghiệp là học sinh/sinh viên hơn nhóm có nghề nghiệp là nhân viên văn phòng (Phụ lục 13).

Một phần của tài liệu Luận văn kinh tế Đo lường giá trị cảm nhận của khách hàng cá nhân đối với sản phẩm xe máy điện tại vùng đông nam bộ (Trang 70 - 72)