Bảng 14 : PHÂN TÍCH CHI PHÍ SXKD – TỔNG HỢP TẠI CẢNG CẦN THƠ (2006 – 2008) ĐVT: Triệu đồng 2007/2006 2008/2007 S T T Yếu tố chí phí 2006 2007 2008 Chênh lệch % Chênh lệch % 1 Lương 6.183 7.293 12.912 1.109 117 5.619 177
2 Kinh phí công đoàn 85 144 161 58 168 16 111
3 BHXH, BHYT 367 401 501 34 109 100 124
4 Nhiên liệu 2.406 3.019 4.044 613 125 1.024 133
5 Vật liệu, phụ tùng, công cụ 541 931 1.081 389 171 150 116
6 Tiền điện 52 164 172 112 315 7 105
7 Tiền nước 47 - - (47) 0 0 0
8 Khấu hao cơ bản 4.363 4.577 5.065 213 95 487 110
9 Chi SC thường xuyên 2.205 1.359 3.174 (846) 62 1.814 233
10 Thuê TS, phương tiện 4.91 5.904 17.872 993 120 11.967 302
11 Chi phí môi giới, hoa hồng 426 429 400 2 101 (28) 93
12 Ăn giữa ca 388 705 693 316 181 (11) 98
13 Chi phí Tổng cty HHVN 126 - - (126) 0 0 0
14 Chí phí chung khác 1.171 1.535 3.066 364 131 1.53 200
15 Chi phí tài chính 252 122 305 (129) 49 182 248 Cộng chi phí 22.936 26.312 49.907 3.380 114 23.595 189
(Nguồn: Phòng kế toán tại Cảng Cần Thơ)
Thông qua các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả SXKD cho thấy tổng chi phí thực hiện tăng lên liên tục. Năm 2007, tổng chi phí thực hiện hơn 26 tỷ đồng đạt 114% so với cùng kỳ năm trước đó. Năm 2008, tổng chi phí thực hiện gần 50 tỷ đồng tăng 23,5 tỷ so với cùng kỳ năm 2007 với tốc độ là tăng 89%. Việc tăng chi phí là do các nhân tố sau:
- Tiền lương tăng 5,6 tỷ đồng với tốc độ tăng 77%, tổng số tiền trả lương cho cán bộ công nhân viên gần 13 tỷ đồng. Tiền lương tăng lên kéo theo chi phí BHXH, BHYT, và kinh phí công đoàn tăng lên 116 triệu đồng.
- Nhiên liệu phục vụ cho hoạt động giao nhận tăng chủ yếu là xăng dầu, và các sản phẩm phụ của xăng dầu. Trong năm 2008, giá xăng dầu có nhiều biến động nên chí phí tăng hơn 1tỷ đồng tốc độ 33%, với số tiền 613 triệu đồng.
- Chí phí sửa chửa thường xuyên tăng 1,8 tỷ đồng, các máy móc thiết bị ở cảng các công nhân trong nước chưa có trình độ trong công tác sửa chửa các trang thiết bị. Vì vậy phải thuê chuyên gia nước ngoài và nhập khẩu các phụ tùng thay thế nên chi phí đội lên khác cao so với các chi phí khác.
- Chi phí thuê tài sản và phương tiện tăng lên gần 2 tỷ đồng tốc độ tăng 202%. Ngoài tài sản hiện có ở cảng, đơn vị còn thuê thêm các tài sản thuê tài chính khác nhằm phục vụ trong công tác giao nhận và tăng khả năng sử dụng nguồn vốn.
- Khấu hao trang thiết bị là chi phí cao nhất trong các loại chi phí vì các trang thiết bị trong hoạt động bốc xếp, vận chuyển container được nhập từ nước ngoài có giá trị cao, chi trả bằng ngoại tệ. Chi phí này ngày cảng tăng lên do hàng năm cảng mua sắm và sửa chửa một số trang bị thiết. Thời gian khấu hao dài và tính bằng Việt Nam đồng nên gây ra một số khó khăn trong việc thu hồi vốn.
- Vật liệu, phụ tùng, công cụ, điện nước và chi phí khác tăng cũng tăng lên khoảng 4 tỷ đồng. Bên cạnh đó thì chi phí ăn giữa ca được tiết kiện và chi phí môi giới và hoa hồng giảm, cắt giảm chi phí hoàn toàn cho Tổng công ty hàng hải Việt Nam.
Thực tế, tốc độ tăng chi phí là 89% nhỏ thua tốc độ tăng lợi nhuận trước thuế và tốc độ tăng doanh thu, điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã cắt giảm được một phần số chi phí, tiệt kiệm cho doanh nghiệp hàng tỷ đồng mà vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tốc độ tăng lợi nhuận trước thuế từ hoạt động giao nhận hàng hóa bằng container lớn hơn tốc độ tăng doanh thu (167% > 90%), điều này chứng tỏ đơn vị hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa bằng container.
Qua phân tích cho thấy, việc phân bổ chi phí vào từng hoạt động kinh doanh tương đối hợp lý và giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận. Chứng tỏ xu hướng và hiệu quả kinh doanh của phát triển tốt.