Cảng Cần thơ là cảng trung tâm và lớn nhất ĐBSCL và nằm ở vị trí giao thông đường thủy và đường bộ rất thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa. Trong ba năm qua Cảng Cần Thơ hoạt động có lãi liên tục. Riêng năm 2008, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn nhưng cảng đã hoàn thành xuất sắc mục tiêu kế hoạch đề ra sản lượng đạt 2.843 nghìn tấn đạt 142% kế hoạch năm 2008. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu trong năm 2008, là năm tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước có những biến động lớn, tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Giá cả trên thị trường không ổn định, giá dầu thế giới và trong nước leo thang, giá vật tư, thiết bị, tiền thuê đất đều biến động tăng cao, lạm phát, thời tiết không thuận lợi bão lụt xảy ra liên tục. Kinh doanh cảng biển gặp nhiều khó khăn, giá dịch vụ không tăng, sự cạnh tranh khốc liệt về giá các dịch vụ trong khu vực, dẫn đến Cảng Cần Thơ cũng gặp không ít những khó khăn trong sản xuất kinh doanh.
Nhưng với tinh thần đoàn kết khắc phục khó khăn để không ngừng phát triển, quán triệt chủ trương chính sách đường lối của Đảng và nhà nước “Thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững” theo tinh thần Nghị quyết số 20/2008/NQ_CP, kết quả một năm qua, Cảng Cần Thơ đã gặt hái được nhiều thành tích, tốc độ tăng trưởng của năm 2008 tăng cả về số lượng và chất lượng, Cảng Cần Thơ làm ăn có hiệu quả, đời sống của cán bộ công nhân viên chức được nâng lên – kết quả đạt được chính là sự phấn đấu không ngừng của tập thể công nhân viên chức và sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo Tổng công ty hàng hải Việt Nam đối với Cảng Cần Thơ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư. Đây là những thuận lợi góp phần giúp Cảng Cần Thơ hoàn thành xuất sắc các mục tiêu theo kế hoạch đề ra năm 2008, với thành tích đó đơn vị đã được tặng “ cờ thi đua xuất sắc” của Tổng công ty HHVN và nhiều hình thức khen thưởng tập thể và cá nhân khác.
3.5.2. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh tại Cảng Cần Thơ giai đoạn 2006 – 2008
3.5.2.1. Tình hình sản lượng
Bảng 1: TỔNG SẢN LƯỢNG THỰC HIỆN TẠI CẢNG CẦN THƠ (2006 - 2008) ĐVT: Tấn 2007/2006 2008/2007 Nội dung 2006 2007 2008 chênh lệch % chênh lệch % Xuất ngoại 52.606 413.017 2.074.475 360.411 685 1.661.458 502 Nhập ngoại 285.836 211.132 262.924 (74.704) 73 51.792 124 Nội địa 537.089 681.812 505.699 144.723 127 (176.113) 74 Tổng 875.531 1.305.961 2.843.098 430.430 149 1.537.137 218
(Nguồn: Phòng khai thác thương vụ tại Cảng Cần Thơ)
Sản lượng thực hiện của Cảng Cần Thơ qua ba năm liên tục tăng và có xu hướng chuyển dịch sang mặt hàng xuất ngoại. Năm 2007, Sản lượng thực hiện hơn 1.306 nghìn tấn đạt 131% kế hoạch năm 2007, so với năm trước đạt 149%, vượt 49% với 430 ghìn tấn (chưa tính đến 171 nghìn tấn clinker bốc xếp tại cảng Bình Trị - Kiên Giang vào sản lượng nêu trên). Năm 2008 là năm đầu tiên cảng đạt sản lượng cao nhất gần 3 triệu tấn kể từ khi thành lập, đạt 142% kế hoạch năm 2008, so với năm trước đạt 218%, vượt 118% với 1.537 nghìn tấn (không tính đến 108 nghìn tấn clinker bốc xếp tại cảng Bình Trị cho công ty xi măng Holcim), chủ yếu thực hiện các mặt hàng lương thực, than đá, thạch cao, sắt thép, cát xuất khẩu, container, gỗ….Về cơ cấu hàng hoá năm 2008 có biến động, hàng xuất ngoại chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng sản lượng, chủ yếu là cát xuất khẩu đạt chiếm 65%, tăng cao so với dự kiếm đầu năm. Hàng nội địa có sự tăng và giảm không đáng kể trong ba năm.
52 285 537 874 413 211 681 1.305 2.074 262 505 2.841 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 Nghìn tấn 2006 2007 2008 Năm Xuất ngoại Nhập ngoại Nội địa Tổng
Hình 2: Biểu đồ tổng sản lượng thực hiện tại Cảng Cần Thơ (2006 – 2008)
Nhìn vào biểu đồ hình 2 cho thấy về cơ cấu mặt hàng thực hiện tại cảng vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định liên tục qua ba năm và có xu hướng tăng nhanh về sản lượng xuất ngoại. Năm 2007, sản lượng thực hiện hàng xuất ngoại là 413 nghìn tấn đạt 785% so với cùng kỳ năm 2006, tốc độ tăng 685% với sản lượng tăng là 360 nghìn tấn. Năm 2008, sản lượng xuất ngoại la 2.074 nghìn tấn đạt 402% so với cùng kỳ năm trước, vượt 302% với sản lượng 1.661 nghìn tấn, chiếm 73% so với tổng sản lượng hàng hóa thực hiện tại cảng.
Theo mục tiêu của chính phủ là đẩy mạnh xuất khẩu hạn chế hàng nhập khẩu vì thế sản lượng giao nhận hàng nhập khẩu tại cảng cũng có xu hướng giảm vào năm 2007 sản lượng chỉ đạt 211 nghìn tấn đạt 74% so với năm trước đó, tốc độ giảm 26% và đã giảm 74 nghìn tấn. Đến năm 2008, với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng của vùng ĐBSCL khi Việt Nam trở thành viên chính thức của WTO, hiện tượng nhập siêu xảy, sản lượng nhập khẩu thực hiện tại cảng là 262 nghìn tấn đạt 124% so với cùng kỳ năm 2007, với hơn 51 nghìn tấn, tốc độ là 24% nhưng cũng không đáng kể.
Sản lượng hàng hóa nội địa thực hiện tại cảng không có sự biến động lớn. Năm 2007, sản lượng thực hiện là 681 nghìn tấn đạt 127% so với cùng kỳ năm 2006. Năm 2008, sản lượng hàng hóa lưu thông nội địa thực hiện tại cảng có giảm chỉ đạt 505 nghìn tấn, với tốc độ giảm là 26%. Do tỷ lệ lạm phát tăng vào năm này, lao động thất nghiệp tăng lên, người dân có chi tiêu tiết kiệm hơn.
Nhìn chung thì sản lượng hàng hóa thực hiện tăng đều qua các năm, riêng năm 2008 thì tăng nhanh hơn so với các năm trước đó. Do sản lượng xuất ngoại tăng mạnh vào năm 2008 hơn 2 triệu tấn tăng lên 1.661 nghìn tấn với tốc độ tăng 402%. Sản lượng tăng lên nhờ lượng cát xuất khẩu và hàng container tăng nhanh từ đầu năm 2008 và tiếp tục tăng. Riêng 2 tháng đầu năm 2009, sản lượng cát đạt 856 nghìn tấn và là mặt hàng xuất ngoại chiếm tỷ trọng lớn nhất.
3.5.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Cảng Cần Thơ giai đoạn 2006 – 2008
Bảng 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CẢNG CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2006 – 2008
ĐVT: Triệu đồng 2007/2006 2008/2007 CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 chênh lệch % chênh lệch % 1. Thu nhập 46.028 49.219 100.455 3.191 106 51.236 204
Doanh thu kinh doanh cơ bản 25.552 31.359 59.439 5.807 122 28.080 189 - Phí bốc xếp và vận tải bộ 22.926 26.633 52.154 3.707 116 25.521 195 - Phí kiểm đếm giao nhận 181 385 679 204 212 294 176 - Phí lưu kho bãi container 2.080 2.779 4.030 699 133 1.251 145 - Lai dắt, cứu hộ và cột mở
dây tàu 153 596 1.289 443 389 693 216
- Phí cầu bến, phao neo 212 966 1.287 754 455 321 133
Doanh thu từ hoạt động ngoài
cơ bản 20.476 17.860 41.016 (2.616) 87 23.156 229 - Doanh thu kinh doanh xăng
dầu 19.473 16.557 38.837 (2.916) 85 22.280 234 - Doanh thu khác 1.002 1.303 2.178 301 130 875 167
2.Giá vốn hàng bán 42.646 42.608 87.892 (38) 99 45.284 206
Giá vốn kinh doanh cơ bản 22.932 26.312 49.907 3.380 114 23.595 189 Giá vốn kinh doanh ngoài cơ
bản 19.714 16.296 37.984 (3.418) 82 21.688 233 - Giá vốn kinh doanh xăng
dầu 19.375 15.817 37.535 (3.558) 81 21.718 237 - Giá vốn kinh doanh khác 338 479 449 141 141 (30) 93
3. Lãi gộp 3.863 6.611 12.565 2.748 171 5.954 190
(Phòng kế toán tại Cảng Cần Thơ)
a) Doanh thu
tiền 3,1 tỷ đồng. Năm 2008 thực hiện hơn 100 tỷ đồng đạt 131% kế hoạch cả năm, so với cùng kỳ năm 2007 đạt 204% với tốc độ tăng 104% và số tiền tăng lên hơn 51 tỷ đồng trong đó:
- Doanh thu kinh doanh cơ bản bao gồm các doanh thu từ các hoạt động giao nhận hàng hóa và các hoạt động liên quan tại cảng thu phí như: phí bốc xếp và tải bộ, phí kiểm đếm và giao nhận, phí lưu kho bãi, phí cầu bến, pheo neo, phí hỗ trợ lai dắt tàu và phí cầu bến, phao neo và… Doanh thu từ hoạt động cơ bản có xu hướng tăng và tăng nhanh nhất trong năm 2008 đạt hơn 59 tỷ đồng đạt 189% so với cùng kỳ năm truớc, vượt 89% với số tiền hơn 28 tỷ đồng. Năm 2007, doanh thu thực hiện là 31 tỷ đồng đạt 120% so với cùng kỳ năm 2006, vượt 20% với số tiền là hơn 5 tỷ đồng.
- Doanh thu kinh doanh ngoài cơ bản bao gồm hoạt kinh doanh xăng dầu và hoạt động khác. Kinh doanh xăng dầu đạt doanh thu hơn 38 tỷ đồng đạt 128% kế hoạch năm 2008 và là hoạt động mang lại doanh thu cao cho cảng và đứng sau hoạt động xếp dỡ và vận tải bộ. Tuy nhiên thì năm 2007 thì hoạt động kinh doanh xăng dầu không đạt được chỉ tiêu kế hoạch và doanh thu giảm khoảng 2 tỷ đồng và chỉ đạt 85% so với cùng kỳ năm 2006.Tốc độ tăng doanh thu năm 2008 khá vượt trọi so với các hoạt động khác và chiếm 30% trong tổng doanh thu. Nhưng không do yếu tố đầu tư mở rộng kinh doanh mà đó chính là do yếu tố giá xăng dầu thế giới tăng mạnh và thị trường xăng dầu không ổn đinh do tâm lý người tiêu dùng không ổn định tạo ra hiện tượng cầu ảo trên thị trường khiến giá tăng vọt. Riêng hoạt động kinh doanh khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng doanh thu do đó việc biến động của nguồn thu này không làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị Cảng Cần Thơ.
Cảng Cần Thơ đã cố gắng tiếp thị, thu hút khách hàng, mở rộng thị phần tăng cường khả năng cạnh tranh, chú trọng chất lượng dịch vụ và tăng cường mở rộng sản xuất kinh doanh tại khu vực ĐBSCL, tăng cường phát triển kinh doanh dịch vụ hàng hải và kinh doanh thương mại. Năm 2008, Cảng Cần Thơ tận dụng mọi nguồn lực sẵn có phát huy mọi khả năng phục vụ sản xuất trong kế hoạch cũng như ngoài kế hoạch, tìm kiếm dịch vụ bên ngoài để tăng doanh thu và tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên chức, tránh lãng phí tài sản và lao
động, tiền vốn đảm bảo hoàn thành tốt chỉ tiêu doanh thu của đơn vị năm 2008 theo kế hoạch và tăng trưởng cao so với năm 2007.
b) Chi phí
Đối với hoạt động kinh doanh cơ bản tại cảng chủ yếu là hoạt động dịch vụ, cho nên sản phẩm hàng hóa của cảng mang tích chất vô hình chủ yếu là hoạt động giao nhận hàng hóa. Vì thế giá vốn hàng bán bao gồm các chi phí sau:
+ Trả lương cho người lao động + Nhiên liệu vận hàng máy móc + Vật liệu, phụ tùng, công cụ + Khấu hao trang thiết bị + Chi phí nước, điện
+ Chi phí sửa chữa thường xuyên + Thuê tài sản, phương tiên + Chi phí môi giới, hoa hồng + Chi phí Tổng công ty HHVN + Phụ cấp ăn giữa ca
+ Chi phí khác
Căn cứ vào số liệu của bảng cho thấy tốc độ tăng trưởng của giá vốn hàng bán từ hoạt động kinh doanh cơ bản tăng lên theo tốc độ tăng doanh thu của hoạt động kinh doanh. Năm 2007, doanh thu tăng lên 05% với số tiền là 49 tỷ nhưng giá vốn hàng bán 42,6 tỷ đạt 100% so với cùng kỳ năm trước vì thế lãi gộp dôi ra thêm 3tỷ. Từ thực trạng trên cho thấy việc áp dụng phương thức tiết kiệm chi phí mang lại hiệu quả, giúp doanh nghiệp dần dần phát huy thế mạng của mình. Tuy nhiên đến năm 2008, giá vốn hàng bán là gần 89 tỷ đồng đạt 206% so với cùng kỳ năm 2007 với tốc độ là 106%, bên cạnh đó tốc độ tăng doanh thu chỉ 104%. Điều này không chứng minh được doanh nghiệp không tiết kiệm chi phí mà do yếu tố vĩ mô tác động, giá xăng dầu thế giới tăng đột biến dẫn đến giá vốn mặt hàng này tăng cao. Trong thực tế hoạt động kinh doanh cơ bản của cảng vẫn tiết kiệm chi phí với tốc độ tăng là 89 % < 104% cho thấy đơn vị kinh doanh ngày càng đạt hiệu quả hơn.
c) Lợi nhuận
Với sự phấn đấu không ngừng, Cảng Cần Thơ đã đạt được kết quả như trên. Đây cũng là kết quả của việc cảng áp dụng phương thức tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, tạo nguồn thu cho doanh nghiệp. Về quan hệ ngân sách Cảng Cần Thơ đã hoạt thành tốt nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước
Tổng lãi gộp qua ba năm điều tăng liên tục và tốc độ ngay càng nhanh so với cùng kỳ các năm trước đó. Năm 2007, lãi gộp 6,6 tỷ đồng đạt 171% so với cùng kỳ năm trước với số tiền là 2,7 tỷ đồng, lãi tăng lên là do cảng dần dần khai thác được mặt hàng container. Năm 2008, lãi gộp hơn 12,5 tỷ đạt 190% so với cùng kỳ năm 2007 với số tiền là 5,9 tỷ đồng. Do doanh nghiệp khai thác được mặt hàng container.
Thực tế sản xuất kinh doanh tại Cảng Cần Thơ chưa sử dụng hết công suất của cầu tàu, sản xuất có tính thời vụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan, luồng tàu gây trở ngại lớn nhất đối với sản xuất kinh doanh. Năm 2008, Cảng Cần Thơ dùng các biện pháp tiết kiệm về mọi mặt đặc biệt giảm thiểu chi phí quản lý để hạ giá thành, cải tiến lề lối làm việc đảm bảo việc phục vụ tốt khách hàng, tạo nề nếp trong công tác quản lý, Cảng thực hiện nghiêm túc các Thông tư cũng như các Chỉ thị và Quyết định của cấp trên về quản lý. Trong sản xuất kinh doanh còn sự thiếu cạnh tranh lành mạnh giữa các cảng, các bến, các doanh nghiệp, các cá nhân do sự thiếu kiểm soát giá của nhà nước – dẫn đến sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Vì vậy nhiều mặt hàng Cảng Cần Thơ phải giảm giá cước mang tính chất ưu đãi nhằm thu hút khách hàng. Tình hình sản lượng thực hiện thông qua cảng có xu hướng giảm. Cảng Cần Thơ chủ động khai thác các mặt hàng khác để tăng sản lượng kết hợp với tinh thần tiết kiệm mọi mặt trong năm thực sự mang lại hiệu quả.
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG CONTAINER VÀ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA
CẢNG CẦN THƠ 2006 -2008
4.1. PHÂN TÍCH QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG CONTAINER TẠI CẢNG CẦN THƠ KHẨU BẰNG CONTAINER TẠI CẢNG CẦN THƠ
4.1.1. Đối với hàng hóa xuất khẩu bằng container
(4)
(5)
(3) (6)
(1) (2)
Hình 3: Quy trình giao nhận hàng xuất khẩu bằng container
( Nguồn: Phòng giao nhận tại Cảng Cần Thơ )
Chú thích
(1) : Chủ hàng đến tàu hoặc đại lý tàu để làm thủ tục xin phiếu thuê container rỗng bằng cách là ký booking note thuê container rỗng;
(2) : Sau khi hoàn thành thủ tục đối với chủ hàng, tàu hoặc đại lý hãng tàu thông báo cho cảng thời gian tàu đến thông qua NOR (Notice of arrival of vessel at the port), để cảng tổ chức xếp container rỗng lên bãi CY;
(3) : Sau khi chủ hàng đến xin phiếu một ngày, chủ hàng đến Cảng Cần Thơ nhận container rỗng thông qua phiếu thuê container rỗng;
(4) : Chủ hàng mang container rỗng về kho hàng đóng hàng;
(5) : Sau khi hàng được đóng xong, chủ hàng làm thủ tục hải quan, niêm phong kẹp chì và chở về cảng;
(6) : Cảng sẽ xuất cho tàu theo đúng thời gian và con tàu mà tàu hoặc đại lý tàu
Kho hàng chủ hàng
Chủ hàng Cảng Cần
Thơ
Tàu / Đại lý tàu
4.1.1.1. Đối với chủ hàng xuất khẩu hàng bằng container (FCL)
- Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác điền vào Booking Note và