Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp chiến lược phát triển du lịch champasak, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 115 - 120)

- Châu Đại Dương và Na mÁ

3.2.5. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch

Một trong những thành công của nền kinh tế của đất nước trong những năm đổi mới là trong khi sử dụng cơ chế thị trường, Lào chủ trương nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về kinh tế. Việc quản lý Nhà nước trong ngành du lịch được thực hiện trên cơ sở xác định mối quan hệ bản chất giữa các ngành để tạo ra tính đồng bộ trong hoạt động du lịch. Từ đó xây dựng chính sách đặc thù của ngành, đảm bảo cho mọi thành phần kinh tế có thể tham gia hoạt động du lịch, theo luật pháp và quy chế, gần với thông lệ quốc gia và quốc tế.

Ở Chăm Pa Sắc những năm qua việc quản ký Nhà nước về du lịch còn nhiều sơ hở, bị chia cắt, thiếu thống nhất, thể hiện sự buông lỏng, yếu kém ở nhiều mặt như: chưa coa một quy chế, nội quy mang tính pháp lý để bảo vệ, quản lý, khai thác kinh doanh du lịch tại các khu du lịch. Tinh trạng kinh doanh thiếu tổ chức, lộn xộn kém văn hóa, lẩn tránh sự kiểm tra kiểm soát của Nhà nước còn khá phổ biến. Bên chạnh đó do chạy theo lợi nhuận cạnh tranh không lành mạnh của nhiều tổ chức, tập thể, cá nhân đã làm cho môi trường du lịch bị xuống cấp kém hấp dẫn… Để đảm bảo tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý về du lịch ở Chăm Pa Sắc cần phải giải quyết tốt một số vấn đề cơ bản ở cấp quốc gia cũng như cấp địa phương như sau:

Ở cấp quốc gia

Tổng cụ du lịch phối hợp với các Bộ, ban ngành ở Trung ương đề xuất với Chính Phủ và trực tiếp thực hiện đổi mới trên những mặt cơ bản như:

- Về chính sách và luật pháp

Nhanh chóng ban hành các chính sách, chế đọ nhằm định hướng cho sự phát triển của toàn ngành, ngăn chặn sự cạnh tranh thiếu lành mạnh và sự hỗn loạn trong

kinh doanh ở một số địa phương. Mấy năm qua tuy Nhà nước Lào đã ban hành quy chế kinh doanh du lịch, nhưng lại thiếu sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của các cấp có thẩm quyền, nên kém phần hiệu lực, chưa kể những diễn biến trong kinh doanh luôn rất phức tạp, nên chính sách quản cần được bổ xung hoàn chỉnh. Nhiều chính sách cần phải giải quyết cấp bách như chính sách đầu tư, chính sách phân vùng quy hoạch và hoạch định các tiểu vùng, làm trong lành môi trường du lịch, cho mọi thành phần kinh tế yên tâm đầu tư vào các mảng du lịch đã được quy hoạch. Cùng với các ban ngành ban hành các chế độ đặc thù cho ngành như phí phục vụ, quỹ tập trung của ngành (với ngành tài chính) thủ tục xuất nhập cảnh, đi lại (với ngành công an), kiểm tra kiểm soát (hải quan), tạo ra tính đồng bộ thông thoáng trong kinh doanh du lịch, gắn với thông lệ quốc tế, tiến tới phải xây dựng bộ luật về du lịch để tạo thế mạnh cho ngành phát triển trong tương lai, hòa nhập với khu vực và quốc tế.

- Mối quan hệ giữa cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch với các đơn vị trực tiếp kinh doanh

Cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch là Tổng cục du lịch và các cơ quan du lịch. Các đơn vị kinh doanh du lịch là tổng công ty du lịch, các công ty, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch không trực tiếp can thiệp vào hoạt động tác nghiệp của các cơ sở sản xuất kinh doanh song cũng không được buông lỏng vai trò quản lý. Khi đã ban hành được các chế độ, chính sách, mọi tổ chức kinh doanh phải chấp hành nghiêm mọi quy chế kinh doanh theo luật định

- Đổi mới quan hệ với các ngành

Hoạt động du lịch chịu sự tác động và chịu sự ràng buộc với các ngành như hải quan, công an, ngoài giao, hàng không, văn hóa, ngân hàng, tài chính… Nếu thiếu sự

phối hợp này sẽ đưa đến tắc nghẽn trong hoạt động, thậmchí còn để lại những hậu quả

khó lường.

Việc tạo ra lợi ích kinh tế cho đất nước (ngoài tệ) thường xuyên tập trung trong ngành ở khâu ký kết theo giá chọn gói phân phối lại cho các ngành có liên quan ở các khâu dịch vụ cần phải được thể chế. Chính vì vậy trong kinh doanh du lịch về mặt hiệu quả được thế giới duy tôn là "con gà đẻ chứng vàng" song không phải tất cả đều có lợi nhuận siêu ngạch mà chỉ hoạt động ở một số khâu như: lũ hành, khách sạn…, còn

phần lớn phải chịu sự chi phối của lợi nhuận bình quân trong cơ chế thị trường. Vì vậy tính tất yếu trong việc xác lập mối quan hệ quản lý về mặt Nhà nước đối với ngành du lịch không chỉ ở quy chế, chính sách mà phải bằng các chính sách kinh tế thiết thực để cho mỗi bên tham gia vào quá trình kinh doanh du lịch được lợi ích thỏa đáng.

Ở cấp địa phương

Văn phòng du lịch Chăm Pa Sắc có kế hoạch thực hiện một số việc cụ thể sau: Đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập và kiện toàn ban chỉ đạo chú ý quy

hoạch tổng thể phát triển du lịch, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân

tỉnh nhằm đảm bảo quản lý thống nhất chương trình phát triển du lịch của đia phương. Ở các khu du lịch lớn, các di tích lịch sử văn hóa có giá trị, nên thành lập ban quản lý khu di tích trên nguyên tắc có sự tham gia của ban ngành liên quan và Ủy ban nhân dân huyện sở tại có khu di tích. Ban quản lý là tổ chức duy nhất thực hiện chức năng thống nhất quản lý Nhà nước, mọi hoạt động kinh tế xã hội trên phạm vi toàn lãnh thổ khu du lịch. Ban quản lý có nghĩa vụ quản lý mọi hoạt động đạt hiệu quả cao về kinh tế xã hội, đồng thời bảo tồn và phát huy được những giá trị về lịch sử, giữ gìn an ninh trật tự và an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển du lịch

bền vững. Xây dựng định hướng chiến lược phát triển du lịch ở địa phương mình phù

hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế.

Triển khai quy hoạch chi tiết các phân khu chức năng sao cho vừa đảm bảo khai thác tốt các nguồn tài nguyên du lịch vừa bảo vệ, nâng cấp được di tích lịch sử, di sản văn hóa, môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên.

- Ủy ban nhân dân tỉnh cần có cơ chế chính sách phù hợp cho việc quản lý, khai

thác các khu du lịch. Điều hòa mối quan hệ về quyền lợi giữa Nhà nước, tập thể, doanh nghiệp với cộng đồng dân cư địa phương, giữa các ban ngành, các thành phần kinh tế và giữa các tỉnh, huyện, bản làng.

Điều tiết và phân bổ lượng vốn đầu tư vào các khu du lịch một cahcs hợp lý

trên cơ sở ưu tiên cho các dự án trọng điểm để đạt hiệu quả kinh tế - xã hội.

Chỉ đạo việc ưu tiên vốn đầu tư nước ngoài vào các dự án có quy mô lớn, loại

hình mới hấp dẫn, đòi hỏi trình độ quản lý kinh doanh cao.

Có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đầu tư vào các dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao và các loại hình du lịch mới khác mà hiện nay chưa có mặt trên địa bàn tỉnh, nhằm đa đạng hóa các sản phẩm du lịch, tạo khả năng hấp dẫn du khách và hạn chế dần tính mùa vụ du lịch hiện nay.

- Kiện toàn bộ máy quản lý du lịch từ cơ sở đến các phòng du lịch. Chú ý sắp

xếp những cán bộ trẻ, có trình độ cao, được đào tạo cơ bản vào các vị trí chú chốt nhằm đảm bảo việc quản lý Nhà nước đạt hiệu quả cao đưa các hoạt động du lịch vào kỷ cương phép nước.

Tóm tắt chương 3

Tóm lại, các giải pháp được đề ra từ việc phân tích môi trường (từ việc phân

tích thực tế tại Chăm Pa Sắc, kinh tế xã hội, con người, văn hóa, điều kiện tự nhiên…).

Các nhóm giải pháp được hình thành từ việc phân tích thực tế. Trong đó, các giải pháp

sẽ phải làm là việc tận dụng các cơ hội sẵn có, ngoài ra các hạn chế tự bản thân Chăm Pa Sắc phải được khắc phục. Ngoài ra các yếu tố bên ngoài cũng ảnh hưởng tới du lịch kinh tế Chăm Pa Sắc, cần một sự liên kết mang tính dài hạn để ổn định thực hiện các giải pháp đề ra.

Từ phân tích và đề xuất giải pháp, tác giả nhận thấy, giải pháp liên quan đến con người là giải pháp quang trọng nhất. Vì thành công hay thất bại phụ thuộc vao2 yếu tố con người rất nhiều. Vị vậy, muốn phát triển kinh tế du lịch thành công, tỉnh Chăm Pa Sắc nên chú trọng vào công tác đào tạo nguồn nhân lực.

Muốn phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc trong xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, muốn đưa các nhân tố văn hóa thấm sâu vào lĩnh vực kinh tế, kinh doanh để kinh tế và kinh doanh ở tỉnh ta có bước phát triển nhanh, bền vững, thì cần có những chính sách và các giải pháp thực hiện đồng bộ và đúng đắn từ Nhà nước cùng với sự nỗ lực chung của nhân dân, đặc biệt là của giới doanh nhân,

giới hoạt động văn hóa và khoa học - công nghệ. Một trong những quan tâm hàng đầu

khi hoạch định chính sách và giải pháp đó là, có được quan điểm đúng đắn về xây dựng một nền văn hóa tương ứng, hướng tới những giá trị nhân văn hiện đại chung toàn nhân loại, nhưng vẫn đảm bảo giữ gìn, phát huy những nhân tố tích cực trong văn

hóa truyền thống của Lào, để văn hóa thậtsự là nền tảng, động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh tăng trưởng bền vững.

Trong những chẳng đường tiếp theo, để đạt được mục tiêu đưa ngành du lịch Chăm Pa Sắc thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, một trung tâm du lịch có tầm cỡ quốc gia đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như: Tăng cường tuyên

truyền quảng bá vai trò của du lịchđến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để

huy động sức mạnh của toàn tỉnh cho phát triển du lịch; huy động các nguồn lực thuộc

các thành phần kinh tế làm du lịch; chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng cho phát triển

du lịch; chú ý đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển du lịch; phát triển các lĩnh vực kinh tế khác, nhất là tiểu thủ công nghiệp nhằm hỗ trợ, tăng sản phẩm du lịch; tăng

cường hoàn thiện quảnlý Nhà nước về phát triển du lịch…

Có thể nói hệ thống giải pháp trên sắp xếp theo một trình tự, yêu cầu thực hiện động bộ. Thực hiện tốt những giải pháp đó, chúng ta có quyền hy vọng rằng trong

tương lai không xa ngành du lịchChăm Pa Sắc sẽ có những bước phát triển “đột phá”

và “gặt hái” được nhiều thành công hơn nữa, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp chiến lược phát triển du lịch champasak, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 115 - 120)