Công tác đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực và nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về du lịch

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp chiến lược phát triển du lịch champasak, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 62 - 64)

- Châu Đại Dương và Na mÁ

2.3.1.4. Công tác đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực và nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về du lịch

quản lý Nhà nước về du lịch

Công tác đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực: Để “ngành công nghiệp không khói” thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính cạnh tranh, phát triển bền vững, chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”, thì nâng cao chất lượng nhân lực là một trong những giải pháp mà ngành Du lịch Chăm Pa Sắc đang tích cực thực hiện.

Với mục tiêu, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, trong đó xác định yếu tố con người đóng vai trò đặc biệt quan trọng, có thể nói những năm gần đây, ngành Du lịch Lào nói chung, Chăm Pa Sắc nói riêng luôn quan tâm và chú trọng đến việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Theo đó, 5 năm trở lại đây, ngành Du lịch đã phối hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước có uy tín đẩy mạnh đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cho hơn 100 nhân lực của ngành theo nhiều hình thức khác nhau,

như đào tạo chuyên sâu, bồi dưỡng, nâng cao…Trong các chương trình đào tạo, ngành

du lịch chú trọng đến việc đào tạo kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hoá trong du lịch. Cụ

thể, từ năm 2009 - 2012, ngành Du lịch đã phối hợp với các trường Đại học Việt Nam

đào tạo trình độ đại họcvà thạc sĩ du lịch cho 24 cán bộ quản lý nhà nước về du lịch.

Đồng thời, phối hợp với Hiệp hội Du lịch và các đơn vị, ban, ngành chức năng tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho gần 100 cán bộ quản lý, điều hành và trên 4.000 nhân viên phục vụ, tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý cho lãnh đạo và 500 nhân viên của các khách sạn, nhà hàng, điểm mua sắm; đào tạo, bồi dưỡng, sát hạch cấp chứng chỉ cho trên 400 hướng dẫn viên du lịch quốc tế; tập huấn

nghiệp vụ du lịch cho 400 lái xe ôtô du lịch...

Về việc nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về du lịch: Trên cơ sở Quy hoạch

tổng thể phát triển du lịch năm 2010 - 2020, trong năm 2010, ngành Du lịch Chăm Pa

Sắc phải tiến hành xây dựng Đề án Phát triển du lịch giai đoạn 2010 - 2020 với những

nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp cụ thể cho giai đoạn phát triển mới, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hội nhập, phát triển.

Để làm tốt công tác quản lý hoạt động du lịch, ngành Du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm:

Về công tác quy hoạch đầu tư phát triển, quy hoạch phát triển du lịch của các địa phương, các dự án kêu gọi đầu tư phải bám sát những định hướng chiến lược lớn của tỉnh. Các dự án đầu tư hạ tầng du lịch cần bám sát định hướng của Đề án Phát triển du lịch Chăm Pa Sắc, nhằm hướng các hoạt động đầu tư, phát triển theo đúng định hướng chung và gắn kết với thế mạnh của tỉnh.

Đối với hoạt động kinh doanh du lịch,công tác quản lý cần được thực hiện căn

cứ các quy định của pháp luật, đặc biệt áp dụngrộng rãi hệ thống "tiêu chuẩn nghề",

đảm bảo chất lượng dịch vụ. Cần rà soát, ban hành các quy định, tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, về tổ chức hoạt động kinh doanh, vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh an toàn cho du khách, tiếp tục hoàn thiện hệ thống "tiêuchuẩn nghiệp vụ" theo quy định.

Nâng cao ý thức, trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cưtrong việc giữ gìn, phát triển văn hóa vật thể và phi vật thể, phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch.

Củng cố vai trò hoạt động của Hiệp hội Du lịch Chăm Pa Sắc.Hiệp hội cần tập hợp lực lượng và phát huy vai trò đầu mối trong việc điều phối các hoạt động kinh doanh du lịch trong toàn tỉnh, góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, văn minh, lịch sự trong phát triển du lịch.

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho lao động ngành du lịch.Đồng thời, bồi dưỡng kiến thức cơ bản cho cán bộ, công chức đảm nhận nhiệm vụ quản lý nhà nước về du lịch, chú trọng công tác họach định mục tiêu, kế họach phát triển du lịch ở từng địa phương, cũng như công tác thanh tra, kiểm tra, để kịp thời uốn nắn các hoạt động kinh doanh du lịch và có các biện pháp chế tài

hiệu quả đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có vi phạm.

Tóm lại, muốn phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc trong xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, muốn đưa các nhân tố văn hóa thấm sâu

vào lĩnh vực kinh tế, kinh doanh để kinh tế và kinh doanh ở tỉnh ta có bước phát triển nhanh, bền vững, thì cần thực hiện đồng bộ những chính sách và giải pháp đúng đắn từ phía quản lý Nhà nước cùng với sự nỗ lực chung của nhân dân, đặc biệt là của giới

doanh nhân, giới hoạt động văn hóa và khoa học - công nghệ. Một trong những quan

tâm hàng đầu khi hoạch định chính sách và giải pháp đó là, có được quan điểm đúng đắn về xây dựng một nền văn hóa tương ứng, hướng tới những giá trị nhân văn hiện đại chung toàn nhân loại, nhưng vẫn đảm bảo giữ gìn, phát huy những nhân tố tích cực trong văn hóa truyền thống của Lào, để văn hóa thật sự là nền tảng, động lực thúc

đẩy kinh tế - xã hội tỉnh tăng trưởng bền vững.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp chiến lược phát triển du lịch champasak, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 62 - 64)