Tác động của du lịch đến môi trường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp chiến lược phát triển du lịch champasak, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 31 - 33)

- Châu Đại Dương và Na mÁ

1.2.2.3.Tác động của du lịch đến môi trường.

Quan hệ giữa du lịch và môi trường là một mối quan hệ khăng khít mà ngày nay các quốc gia đều quan tâm giải quyết. Một mặt thông qua việc tiêu thụ các sản phẩm du lịch mà con người có điều kiện hiểu biết sâu sắc thêm về tự nhiên, thấy được giá trị thiên nhiên đối với đời sống con người. Điều này cũng có nghĩa là, bằng thực tiễn phong phú, du lịch góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục môi trường, một vấn đề toàn thế giới đang hết sức quan tâm.

Bên cạnh đó xuất phát từ nhu cầu của du khách tại những nơi có nhiều cảnh quan

thiên nhiên, đã kích thích các cơ sở du lịch và các quốc gia phải có chính sách tu bổ, tôn tạo, bảo vệ tự nhiên để tăng tính hấp dẫn của du khách. Mặt khác do hoạt động ồ ạt sẽ

tạo ra nguy cơ làm suy thoái tài nguyên du lịch tự nhiên. Sự tập trung quá nhiều người và thường xuyên tại các địa điểm du lịch, làm cho thiên nhiên không kịp phục hồi và đi đến chỗ bị huỷ hoại. Sự có mặt của những đoàn người đã uy hiếp đời sống một số loài

vật hoang dã. Ngày nay, khi đi thăm quan các điểm du lịch, nhất là các vườn quốc gia du

khách khó có thể nhìn thấy các loại thú đặc trưng như; vượn, khỉ. Nhũ đá trong các hang động như: Thẳm Chăng Văng Viêng (tỉnh Viêng Chăn), Thẳm Piu (tỉnh Xiêng Khoảng) đang bị mất dần vẻ tự nhiên hoang sơ. Chúng trở nên nhẵn nhụi do bị du khách va chạm nhiều lần hay bị phủ một lớp khói đen do đốt hương của du khách. Không ít người còn muốn để lại dấu ấn của mình tại các điểm du lịch. Tình trạng rác thải bừa bãi trong mùa du lịch tại các điểm du lịch đã lên mức báo động. Mặt khác sự gia tăng không có kế hoạch của các công trình phục vụ khách, quá với khả năng chịu tải của cơ sở hạ tầng, cũng góp phần làm cho mức độ ô nhiễm môi trường thêm trầm trọng. Trước tình hình này, nhiều quốc gia trong khu vực, trong đó có nước Lào rất quan tâm đến việc "du lịch xanh" - một quan điểm phát triển du lịch lâu bền. Trong một số tài liệu về du lịch xanh được giải thích là một loại hình du lịch để đưa du khách đến với thiên nhiên, đến với

màu xanh của tự nhiên. Tuy nhiên du lịch xanh không phải là một loại hình du lịch, mà

là một quan điểm phát triển du lịch, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. Chính vì vậy người ta còn gọi du lịch xanh là du lịch trách nhiệm,

du lịch cân nhắc, du lịch sinh thái. Như vậy theo quan điểm này trước khi đưa một sản

phẩm du lịch vào thị trường phải cân nhắc cả những mặt trái của nó để tránh hậu quả xấu cho môi trường. Vì vậy trong điều kiện của Lào nếu việc phát triển du lịch chỉ chú ý đến việc chạy theo số lượng khách mà không chú ý bảo tồn tài nguyên thì chính sự phát triển hôm nay lại phá hoại sự phát triển ngày mai của bản thân ngành du lịch, một ngành

kinh tế đầy tiềm năng của đất nước.

Sự phát triển của du lịch có những ảnh hưởng mang tính hai mặt: tích cực và tiêu cực tới con người, nền văn hóa và lối sống của các sắc tộc trên thế giới. Lợi ích của du lịch về các mặt kinh tế, giáo dục và văn hóa là vô cùng quan trọng, không thể

bỏ qua. Hôi đông lũ hành và du lịch thế giới (UN-WTO) tin tưởng rằng du lịch sẽ

đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết nhiều vấn đề kinh tế, xã hội hiện nay. Du lịch sẽ tạo công ăn việc làm mới, mở rộng giao lưu hàng hóa tiền tệ, giúp các nước

đang phát triển thúc đẩy nền kinh tế, tăng cường phát triển công nghệ, đào tạo và giao lưu văn hóa.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp chiến lược phát triển du lịch champasak, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 31 - 33)