- Châu Đại Dương và Na mÁ
3.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch ChămPa sắc đến năm
Để tiển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng ủy lần thứ VI của tỉnh trở thành hiện thực; để đảm bảo du lịch Chăm Pa Sắc phát triển đúng hướng, đạt
hiệu quả kinh tế - xã hội cao, hòa nhập với du lịch cả nước và khu vực từ nay đến năm
2020 và mục tiêu đặt ra cho nganh du lịch Chăm Pa Sắc là:
Khai thác tối đanhững lợi thế và tiềm năng du lịch của địa phương. Tổ chức du
lịch trên địa bàn tỉnh, gắn liền với phát triển du lịch của các tỉnh như Louang Pra Bang, Xiêng Khoảng và các nước lãng giềng như Việt Nam, Thái Lan, Campuchia. Đâu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng, đồng thời chú trọng công tác bảo vệ, tôn tảo môi trường du lịch, nhằm đẩy nhanh tốc đọ phát triển, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng và tiến tới ngành kinh tế trọng điểm vào năm 2020.
Để đạt được trên từ nay đến năm 2020 cần tập trung thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản sau:
Trong chiến lược phát triển du lịch cả nước cũng như chiến lược phát triển du
lịch Chăm Pa Sắc được xác định là khu du lịch sinh thái - văn hóa - lịch sử quan trọng
của tỉnh miền Nam Lào nói riêng và cả nước nói chung. Phát triển và tăng nhanh tỷ
trọng GDP du lịch trong cơ cấu kinh tế của địa phương nhằm mục đích:
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế;
- Đảm bảo hiệu quả kinh tế;
- Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho cư dân địa phương;
- Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Căn cứ vào nhịp độ tăng trưởng GDP của tỉnh nói chung, của ngành du lịch và các ngành có liên quan đến du lịch nói riêng, ngành du lịch Chăm Pa Sắc phấn đấu tạo
nguồn thu cho GDP của tỉnh ở mức 5% (giai đoạn 2010) 6,461 triệu USD và ước tính
đến năm 2020 sẽ là 6,9138 triệu USD.
Chỉ tiêu khách du lịch
- Khách quốc tế: Khách quốc tế đến Chăm Pa Sắc từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có cả khách từ các tỉnh phía Tây đến Chăm Pa Sắc theo quốc lộ 16 qua cửa khẩu quốc tế Văng Tau, từ các tỉnh phía Bắc, phía Nam theo đường quốc lộ số 13 và
đường hàng không qua sân bay quốc tế Pakse. Khinh nghiệm nhiều năm qua cho thấy,
khách quốc tế đến Chăm Pa Sắc chủ yếu vẫn là nguồn khách từ tỉnh Louang Pra Bang, Xiêng khoảng, tỉnh Viêng Chăn, thủ đô Viêng Chăn qua cửa khẩu quốc tế sân bay
Pakse, nguồn khách từ Việt Nam và Campuchia qua cửa khẩu quốc tếVơn Kham và cửa
khẩu quốc tế Bơ Y. Nếu ngành du lịch Chăm Pa Sắc biết tổ chức khai thác tốt thị trường khách quốc tế đến từ các tỉnh nói trên, nhất là thị trường khách quốc tế đến từ Việt Nam,
qua Campuchia (cách xa Chăm Pa Sắc khoảng 600 km, gần hơn thủ đô Viêng Chăn đến
Pakse) và du khách quốc tế từ Thái Lan (cách xa Chăm Pa Sắc khoảng 30km) sẽ tạo ra
sự thành công đáng kể. Dự kiến chỉ cần khai thác, thu hút tối thiểu khoảng 45% lượng
khách đến Louang Pra bang, cộng với số khách quốc tế đến từ Việt Nam và Campuchia
thì ngành du lịch Chăm Pa Sắc đã có một lượng khách khá lớn, chưa kể đến số khách ở các nguồn khác. Trong những năm tiếp theo nếu được đầu tư nâng cấp tốt cơ sở hạ tầng và các dịch vụ vui chơi giải trí thì khả năng khai thác nguồn khách có thể còn lớn hơn.
Dự kiến năm 2011-2020 khách quố tế đến Chăm Pa Sắc là 7.004.783 người, bình quân
hàng năm tăng khoảng 15%. Năm 2015 là 1.213.667 người.
- Khách nôi địa: Du khách đến Chăm Pa Sắc mấy năm trước đây chủ yếu là
khách đến thăm thác Khon (Khon pha pheng), đến xem cá Heo 41TIrrawaddy41Tnước ngọt,
khách đến thăm Vặt Phu (di sản văn hóa thế giới) và khách đến trong mùa lễ hội. Gần đây các hình thức du lịch sinh thái, nghỉ ngơi cuối tuần với các dịch vụ khá hấp dẫn đã thu hút không ít khách về với Chăm Pa Sắc. Dòng khách nội địa đến đây du lịch từ rất
nhiều nguồn, đặc biệt Chăm Pa Sắc là điểm dừng chân của khách đến công tác ở các tỉnh miền Nam Lào và trong đó có cả khách đến công tác trong tỉnh. Theo tính toán dự
kiến năm 2015 sẽ đón dược 329.337 lượt khách nội địa và năm 2020 sẽ là 414.306
lượt khách.
Chỉ tiêu doanh thu từ du lịch
Thu nhập từ du lịch bao gồm các khoản thu mà khách du lịch phải chi trả cho các cơ sở kinh doanh như: doanh thu từ lưu trú, ăn uống, vận chuyển du lịch, từ bán
hàng hóa lưu niệm vàtừ các dịch vụ khác (Y tế, bảo hiểm, bưu diện, dịch vụ vui chơi
giải trí,…)
Về cơ cấu chỉ tiêu của khách. Mấy năm gần đây khách đến Chăm Pa Sắc
thường dành phần lớn lượng chi tiêu cho các dịch vụ lưu trú và ăn uống (trên 60%) còn lại là chi tiêu cho các dịch vụ vận chuyển, mua hàng lưu niệm và các dịch vụ khác. Phương hướng trong giai đoạn tới cần đầu tư thêm vào các dịch vụ vui chơi giải trí, các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ có chất lượng để khách mua làm quà kỷ niệm và các dịch vụ cần thiết khác. Đây là vấn đề đang đạt ra cho các nhà kinh doanh du lịch Chăm Pa Sắc nhằm cải thiện chuyển dịch cơ cấu chi tiêu của khách theo hướng có lợi cho việc kinh doanh. Dự kiến mức thu nhập từ du lịch quốc té theo cơ cấu chi tiêu của
khách giai đoạn 2010-2020 như sau:
Bảng 3.1: Dự báo cơ cấu thu nhập từ du lịch quốc tế của Chăm Pa Sắc giai đoạn 2010 - 2020
Loại dịch vụ Tỷ lệ Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020
% Giái trị (triệu USD) Tỷ lệ % Giái trị (triệu USD) Tỷ lệ % Giái trị (triệu USD) Lưu trú, ăn uống 50 64,614 42 56,990 35 48,397 Vận chuyển du lịch 14 18,092 13 17,640 14 19,358 Hàng lưu niệm 17 21,969 19 25,781 21 29,038 Dịch vụ khác 19 24,554 26 35,280 30 41,483 Tổng 100 129,229 100 135,691 100 138,276 Nguồn: Sở du lịch Chăm Pa Sắc (2010) 93
Theo ước tính mức độ chi tiêu của khách trung bình trong một ngày ở các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 2006 - 2010: quốc tế 60 USD Nội địa 12 USD.
- Giai đoạn 2011 - 2015: quốc tế 100 USD Nội địa 18 USD.
- Giai đoạn 2016 - 2020: quốc tế 140 USD Nội địa 24 USD.