Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp chiến lược phát triển du lịch champasak, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 81 - 83)

- Châu Đại Dương và Na mÁ

2.3.4.1. Những tồn tại, hạn chế

- Chất lượng sản phẩm du lịch còn thấp

Mặc dự trong những năm gần đây ngành du lịch Chăm Pa Sắc đã tạo ra được

những sản phẩm du lịch mới như Thác Khon, thác Pha suổm, thác Phan, Vặt Phu, Vặt

Uopmong, ... Song, cho đến nay, sản phẩm du lịch của ngành du lịch Chăm Pa Sắc còn đơn điệu, chất lượng sản phẩm du lịch còn thấp, chưa tạo ra được sản phẩm du lịch nổi trội, cảnh quan môi trường và các giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc vẫn còn lãng phí,

chưa có chiến lược đầu tư đồng bộ và hiệu quả. Thác Khon tuy đã thu hút được nhiều

du khách trong nước lẫn quốc tế, nhưng do chất lượng dịch vụ, thái độ giao tiếp chưa được văn minh, lịch sự của một số lao động mùa vụ nên hiện nay không có sức hấp dẫn. Vấn đề đặt ra hiện nay là ngành du lịch Chăm Pa Sắc chưa tìm được hình ảnh đặc trưng cho sản phẩm du lịch để khai thác và phát huy tiềm năng vốn có của tỉnh, bỏ lỡ nhiều cơ hội thuận lợi thu hút nguồn khách trong nước và đặc biệt là khách quốc tế.

- Tốc độ phát triển của ngành còn chậm

Chăm Pa Sắc là tỉnh có lợi thế về tiềm năng cho phát triển du lịch, với điều kiện giao thông tương đối thuận lợi, cảnh quan thiên nhiên đa dạng, độc đáo, lại có bề dày về truyền thống văn hóa, lịch sử... Tuy nhiên, hiện nay tốc độ phát triển của ngành du lịch trên địa bàn tỉnh còn chậm: chưa thu hút được nhiều du khách quốc tế, doanh thu

hàng năm đã tăng lên nhưng chưa tạo ra được bước đột phá, chưa phát huy được hết

vai trò của các thành phần kinh tế trong hoạt động kinh doanh du lịch, mức đóng góp ngân sách tỉnh hàng năm có tăng nhưng so với một số ngành khác thì chưa cao, mức thu nhập của người lao động của ngành còn khiêm tốn...

Nhìn chung, quy mô phát triển du lịch Chăm Pa Sắc vẫn còn nhỏ hẹp, sự phát triển của ngành còn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của địa phương.

- Khả năng hội nhập kém

Trong thời đại ngày nay khi nền kinh tế đó mang tính chất quốc tế hóa cao độ, hội nhập cùng phát triển là xu thế có tính tất yếu mà bất cứ một quốc gia nào càng phải quan tâm trong quá trình phát triển của mình. Quá trình đó đem lại cho các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển như Lào nhiều cơ hội mới, song càng đồng thời đặt ra nhiều thách thức mới như nguy cơ tôt hậu nền kinh tế, giải quyết các vấn đề về chính

trị, xã hội... buộc các nước phải tìm ra phương cách để tạo ra ưu thế cạnh tranh nhằm hội nhập được với nền kinh tế thế giới, từ đó sẽ có điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh chính trị... Trong quỹ đạo chung ấy, ngành du lịch Lào nói chung và Chăm Pa Sắc nói riêng càng cần phải tìm cho mình một hướng đi mới để phát triển. Tuy nhiên, thực tế hiện nay ngành du lịch Chăm Pa Sắc khả năng hội nhập còn kém, chưa tạo được sản phẩm du lịch độc đáo nhằm thu hút khách du lịch trên thế giới, du khách đến Chăm Pa Sắc hiện nay phần lớn khách nội địa, du khách quốc tế đến Chăm Pa Sắc hầu như còn rất ít, trong đó phần nhiều là du khách đến từ các nước Đông Nam Á, thị trường khách châu Mỹ, châu Phi… dường như còn bỏ ngỏ. Điều này lý giải cho câu hỏi vì sao sự phát triển của du lịch Lào nói chung và du lịch Chăm Pa Sắc nói riêng còn chưa tương xứng với nhiều tiềm năng vốn có.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp chiến lược phát triển du lịch champasak, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)