Đánh giá sản phẩm du lịch văn hoá tỉnh ChămPaSắc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp chiến lược phát triển du lịch champasak, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 75 - 78)

- Châu Đại Dương và Na mÁ

2.3.2.4. Đánh giá sản phẩm du lịch văn hoá tỉnh ChămPaSắc

Sản phẩm du lịch trước hết là một sản phẩm văn hóa, hai loại sản phẩm này có

mối quan hệ mật thiết với nhau thểhiện qua bảng so sánh dưới đây:

Sản phẩm văn hóa Sản phẩm du lịch

Bền vững, tính bất biến cao Thích ứng, tính khả biến cao

Mang nặng dấu ấn của cộng đồng cư dân bản địa

Mang nặng dấu ấn của các cá nhân, các nhà tổ chức, khai thác.

Dùng cho tất cả các đối tượng khác nhau, phục vụ mọi người.

Chỉ dùng cho khách du lịch, phục vụ

những đối tượng sử dụng dịch vụ du lịch

Sản xuất ra không phải để bán, chủ yếu phục vụ đời sống sinh hoạt văn hóa - tinh thần của cư dân bản địa

Hàng hóa sản xuất phải được bán ra thị trường, bán cho du khách, phục vụ nhu cầu của các đối tượng khách du lịch là cư dân của các vùng miền khác nhau

Chú trọng giá trị tinh thần, giá trị không đo được hết bằng giá cả.

Giá trị văn hóa đi kèm giá trị kinh tế - xã

hội. Giá trị dược đo bằng giá cả. Qui mô hạn chế, thời gian và không

gian xác định

Qui mô không hạnchế, thời gian và không

gian không xác định Sản phẩm mang nặng định tính, khó xác

định định lượng. Giá trị của sản phẩm mang tính vô hình thể hiện qua ấn tượng, cảm nhận...

Định tính, định lượng được thể hiện qua thời gian hoạt động. Giá trị của sản phẩm là hữu hình, biểu hiện thông qua những chỉ số kinh tế thu được.

Sản phẩm văn hóa chỉ biến thành sản phẩm du lịch khi nó tham gia vào các quá trình hoạt động kinh doanh du lịch, phục vụ các nhu cầu khác nhau của khách du lịch. Không tham gia vào quá trình hoạt động du lịch, không phục vụ các nhu cầu của khách

du lịch, không thể coi là sản phẩm du lịch.Thực tế của hoạt động kinh doanh du lịch

cho thấy, tất cả các sản phẩm du lịch đều là sản phẩm văn hóa nhưng không phải sản

phẩm văn hóa nào cũng trở thành sản phẩm du lịch. Luận điểm trên biểu hiện về mặt hình thức là du lịch văn hóa,0T0Tcòn biểu hiện về nội dung chính là0T0Tvăn hóa du lịch. Xét

về bản chất,0T0T“Văn hóa Du lịch là khoa học nghiên cứu, khai thác các giá trị văn hóa

để phát triển du lịch”. Trong kinh doanh du lịch, những người tổ chức, kinh doanh và

quản lý du lịch vừa trực tiếp sản xuất - kinh doanh, vừa đứng vai trò trung gian định

hướng, tổ chức cho du khách tiếp cận với các sản phẩm văn hóa. Sự phát triển của du lịch Lào trong những năm qua đã cho thấy: Mỗi địa phương cần căn cứ vào tiềm năng,

điều kiện cụ thể của mình để tạo ra những sản phẩm đặc trưng phục vụ du khách. Tính hấp dẫn của du lịch trên một địa bàn nào đó phụ thuộc vào các sản phẩm du lịch được xây dựng và đưa ra phục vụ du khách. Dưới đây, chúng tôi xin đưa ra ý tưởng xây dựng sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc điểm chói sáng của lịch sử dân

tộc ở vùng Nam Lào.

Chăm Pa Sắc là một tỉnh phát triển nền văn hóa và lịch sử ở miền Nam Lào.

Tỉnh này nằm trong vùng giao nhau giữa sông MeKong và sông Sê Đôn. Đi theo quốc

lộ về phía Tây là đến thủ đô Bangkok vương quốc Thái Lan, theo quốc lộ về phía Nam là đến thủ đô Phnôm Phênh vương quốc Cămpuchia và thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam.

Chăm Pa Sắc có nhiều di tích tôn giáo, nổi tiếng nhất là Đền Vặt Phu được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 2001, là di tích tôn giáo nổi tiếng của miền Nam Lào, được xây dựng theo lối kiến trúc Cao Miên. Đền Vặt Phu là di tích một

quần thể đền thờ Khơmer ở Nam Lào, quần thể này có một ngôi đền từ thế kỷ thứ 5

nhưng các cấu trúc còn sút lại thì có niên đại từ thế kỷ thứ 11 đến thế kỷ thứ 13. Các công trình kiến trúc ở đây đều bằng đá, những cột đá, tường đá, những dốc đứng có

bậc tam cấp lỏt đá nhẵn, chứng tích của biết bao nhiêu dấu chân người hơn ngàn năm

trở lại đây đó đến nơi này du ngoạn và chiêm bỏi. Khu đền nằm ở lưng chừng núi, ngôi đền là một khối kiến trúc được xếp từ những tảng đá lớn, chạm trổ hoa văn cầu kỳ, tinh xảo… Nhìn vào kiến trúc ngôi đền, hình dung công việc vận chuyển những khối đá lớn, gọt đẽo, thổi hồn vào đá bằng những hoa văn, tượng Phật, thần linh, rồi lắp ghộp lại để tạo thành một quần thể kiến trúc to lớn nhưng hài hoà, vững chói trên triền núi cao…mới thấy người xưa đó đổ biết bao nhiêu công sức, trí tuệ, của cải, tổ chức một đại công trường mới tạo dùng được một Vặt Phu kỳ vĩ như thế.

Đền Vặt Phu là ngôi đền Khơmer vĩ đại nhất hiện hữu nhất ở đất nước Lào, được xây dựng hoàn thiện vào thế kỷ thứ 10. Khi người Khơmer xây dựng Vặt Phu thì ở đây đó có một ngôi đền cũ thờ sơn thần và thuỷ thần, chứng tỏ vùng đất này đó có một nền văn minh trước Ăngkor. Truyền thuyết và lịch sử Lào xác định đó là đền thờ thần Badhecvara, được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 và thứ 7. Nơi này còn có thành Crethapura, kinh đồ đầu tiên của vương quốc Chân Lạp. Các nhà khảo cổ học luận giải

rằng, thời kỳ đó đó từng tồn tại một con đường nối Vặt Phu với kinh đô Ăngkor, cách đóhơn 100 km.

Hiện nay, Vặt Phu không chỉ là nơi thu hút khách du lịch trong nước đến tham

quan và tham gia lễ hội mà còn là điểm đếnhết hết sức hấp dẫn đối với du khách nước

ngoài. Về nền văn hóa, Phật giáo Tiểu thừa đó ảnh hưởng và uốn nắn tính cách người Lào một cách mạnh mẽ hơn bất cứ một thế lực nào khác. Tiểu thừa nghĩa là “giáo lý của các trưởng lão”. Hiện nay, ở tỉnh Chăm Pa Sắc Đạo hồi có rất ít chỉ có một số sắc dân vùng cao nguyên theo tín ngưỡng vật linh được cải tạo.

Chăm Pa Sắc có 17 dân tộc, mỗi dân tộc đều có những trang phục truyền thống khác nhau. Trang phục của người dân vùng miền núi, cao nguyên, nhất là phụ nữ giúp

ta dễ dàng phân biệt tộc người này với tộc người khác. Mặc dù có nguồn gốc và ảnh

hưởng từ nước láng giềng như Thái Lan, nhưng nền văn hóa của Lào nói chung và

Chăm Pa Sắc nói riêng được nhìn nhận là khác biệt so với nền văn hóa của các nước ở Đông Nam Á. Có nền nghệ thuật kiến trúc, âm nhạc, ngành thủ công (dệt vải truyền thống), y phục và phong tục tập quán riêng. Có hàng chục ngày lễ hội lớn, lưu truyền qua nhiều thế hệ và trở thành tục lệ gọi là “hịt xíp xóng” có nghĩa là tục tổ chức 12 lễ

hội trong mộtnăm.

Như vậy khi đến miền Nam Lào, du khách sẽ được tham quan Đền Vặt Phu, di sản văn hóa thế giới được xây dựng trước cả Ăngkor với bao điều kỳ và hớp dẫn. Ngoài ra, nơi đây còn có thác nước Khon Pha Phênh lớn nhất Đông Nam Á, du thuyền

ngắm cảnh 4.000 đảo sông MeKong, xem cá Heo 41TIrrawaddy41Tnước ngọt và du khách có

thể cưỡi voi đi tham quan rừng nguyên sinh hoang đại, hiện hoà, bẽn lẽn và quyến rũ

như những thiếu nữ miền sơn cước…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp chiến lược phát triển du lịch champasak, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)