- Châu Đại Dương và Na mÁ
2.3.4.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
Những tồn tại, hạn chế trên do những nguyên nhân khách quan và chủ quan sau:
* Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, có nhiều đối thủ cạnh tranh. Du lịch Lào nói chung, trong đó có du lịch Chăm Pa Sắc, mở ra vào thời điểm mà du lịch thế giới phát triển ở một trình độ
cao về nhiều mặt. Nhiều du khách đãquen đến những nước có ngành du lịch phát triển
cao. Vì vậy, hiện nay nhiều yêu cầu của khách du lịch quốc tế ngành du lịch Lào nói
chung và ở Chăm Pa Sắc nói riêng chưa đáp ứng được như: bể bơi đủ tiêu chuẩn, sân golf, nơi vui chơi giải trí, sản phẩm du lịch độc đáo, hàng lưu niệm đẹp, phương tiện đi
lại nhanh chóng… Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho ngành du lịch
Chăm Pa Sắc chưa hấp dẫn để thu hút được du khách quốc tế.
Thứ hai, vị trí tài nguyên không tập trung.Là tỉnh tương đối giàu tài nguyên du lịch, cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, đây là điều kiện thuận lợi cho Chăm Pa Sắc có thể phát triển ngành du lịch. Tuy nhiên, một khó khăn đối với sự phát triển ấy là tài nguyên du lịch không tập trung mà phân bố rải rác khắp nơi trong địa bàn tỉnh. Chẳng hạn, tài nguyên du lịch thác nước nằm rải rác ở các huyện, các vùng khác nhau như huyện Khổng có thác Khon (Khon Pha Phênh); huyện Ba Chiêng có thác Phá Suổm, huyện Pạk Song có thác 7 tầng, thác Phan và thác Nhường; còn thành phố Pak Sê, huyện Chăm Pa Sắc là nội tiếng tài nguyên du lịch
văn hóa - lịch sử,… điều này gây cảntrở lớn trong việc quy hoạch, đầu tư phát triển du lịch và đồng thời gây khó khăn trong việc đi lại của du khách.
Thứ ba, cơ sở vật chất - hạ tầng xã hội còn thấp kém.Cơ sở vật chất hạ tầng xã hội là những phương tiện vật chất không do các tổ chức du lịch xây dựng lên mà là của toàn xã hội. Đó là hệ thống đường xá, sân bay, hệ thống cấp thóat nước, hệ thống thông tin viễn thông, mạng lưới của thương nghiệp của khu dân cư, mạng lưới điện
nước v.v... Cơ sở vật chất - hạ tầng xã hội có vai trò đòn bẩy thức đẩy mọi hoạt động
kinh tế - xã hội của mọi quốc gia, dân tộc. Còn đối với ngành du lịch cơ sở vật chất -
hạ tầng xã hội là yếu tố cơ sở nhằm khai thác tiềm năng du lịch và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Ngược lại, phát triển du lịch lại là yếu tố tích cực thức đẩy, nâng
cao, mở rộng cơ sở vật chất - hạ tầng xã hội của địa phương hay quốc gia đó.
Cơ sở hạ tầng Chăm Pa Sắc hiện nay đó phát triển nhưng chưa đồng bộ giữa
các khu vựcthành thị và nông thôn, miền đồng bằng và trung du, miền núi. Do nguồn
vốn còn hạn hẹp nên việc đầu tư để xây dựng mới, duy tu, bảo dưỡng, tôn tạo một số tuyến đường, hệ thống xử lý chất thải sinh hoạt… còn manh mún nên chất lượng của
một số tuyến đường còn chắp vỏ, kém chất lượng. Chẳng hạn, một số tuyến đường:
thành phố Pak Sê - Vặt Phu, thành phố Pak Sê - vườn quốc gia Phu Xiêng Thong…
chất lượng đường còn thấp so với yêu cầu phát triển du lịch của tỉnh. Hệ thống xử lý rác thải ở một số khu du lịch vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Chính điều này ảnh hưởng đến chất lượng chuyến du lịch của du khách, du khách phải mất nhiều thời gian hơn cho việc đi lại, điều đó nghĩa là thời gian nghỉ ngơi và tham quan của du khách sẽ giảm theo. Vì thế, đây chính là một trong những trở lực đối với sự phát triển của ngành du lịch Chăm Pa Sắc.
Thứ tư, điều kiện vật chất - kỹ thuật dịch vụ du lịch còn kém phát triển.
Hiện nay, cơ sở vật chất - kỹ thuật ngành du lịch phát triển cả về chiều rộng lẫn
chiều sâu, toàn tỉnh có cơ sở lưu trú 190 cơ sở lưu trú du lịch hoạt động kinh doanh.
Đến năm 2010 về xây dựng hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch để phục vụ du
khách ở Chăm Pa Sắc là: khách sạn 42 cơ sở, 1.543 phòng; nhà nghỉ 133 cơ sở 1.222
phòng và Reort 21 cơ sở, 420 phòng. Và có thể đón khách nghỉ được 5.798 người/đêm [52; tr 18].
Song, thực tế hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch ở Chăm Pa Sắc cho đến
nay vẫn còn những hạn chế nhất định: các cơ sở lưu trú quy mô nhỏ, bình quân chỉ 20
phòng/1 cơ sở, trang thiết bị chưa đồng bộ, các phương tiện vận chuyển vừa thiếu lại vừa kém về chất lượng, hệ thống các nhà hàng ăn uống chưa đạt theo quy chuẩn. Chất lượng khách sạn, nhà nghỉ thấp, đơn điệu. Đây là những con số còn khiêm tốn so với quy mô phát triển du lịch của tỉnh Chăm Pa Sắc. Thiếu các khu vui chơi giải trí tổng
hợp quy mô lớn, không có công viên, khu du lịch tầm cỡ gắn với danh lam thắng cảnh
như nhiều nước trên thế giới và khu vực… Đây là một nguyên nhân gây cản trở đối
với sự phát triển của ngành du lịch Chăm Pa Sắc. Trên thực tế cho thấy, cơ sở vật chất
- kỹ thuật của du lịch Chăm Pa Sắc đó được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, so với yêu
cầu phát triển hiện nay thì quy mô còn nhỏ bộ, chất lượng còn thấp, rất ít khách sạn đạt tiêu chuẩn xếp hạng sao, điều này sẽ là một trở ngại trên con đường hội nhập du lịch của tỉnh.
* Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, chất lượng công tác tuyên truyền quảng bá du lịch còn chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay của ngành. Xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch là một biện
pháp quan trọng để tạo lập và nâng cao hình ảnh du lịch Chăm Pa Sắc nhằm thu hút
khách du lịch, giáo dục du lịch toàn dân góp phần thực hiện tuyên truyền đối ngoại và đối nội.
Thực tiễn hiện nay du khách đến Lào nói chung và Chăm Pa Sắc nói riêng còn
thiếu thông tin về du lịch. Các nguồn thông tin chính thức phát hành ở Chăm Pa Sắc
chưa nhiều, chưa phong phú đa dạng về hình thức, còn nghèo nàn về nội dung. Các chương trình quảng cáo, giới thiệu các sản phẩm du lịch mới của tỉnh còn thiếu, các hội nghị, hội thảo về các chuyên đề du lịch còn mang nặng tính hình thức, chưa có nội dung hấp dẫn đối với du khách, chưa có một chương trình quảng cáo mang tính
chuyên ngành. Chính điều này, đã ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả hoạt động du lịch
Chăm Pa Sắc.
Thứ hai, nguồn nhân lực cho ngành du lịch Chăm Pa Sắc còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, bất cập trong cơ cấu đào tạo
- Số lượng nguồn nhân lực thiếu
Trong giai đoạn hiện nay nhất là trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, lao động ngành du lịch Chăm Pa Sắc chưa đáp ứng được phục vụ khách du
lịch. Theo dự kiến phát triển du lịch từ nay đến năm 2015, 2020 số lao động trực tiếp cần bổ sung hàng năm vào khoảng 30.000 - 50.000 người là một nhu cầu khá lớn,
trong khi các trường trung học và dạy nghề hiện chỉ đáp ứng khoảng 1.000 lao động,
chưa kể hàng vạn lao động hiện tại chưa chưa qua đào tạo, bổ túc, bồi dưỡng nâng cao tay nghề.
- Chất lượng nguồn nhân lực yếu :
ỞChăm Pa Sắc số lao động có chuyên môn nghiệp vụ về du lịch còn thấp, chỉ
chiếm 28,4% tổng số lao động toàn ngành, trong đó phần lớn là lao động có nghiệp vụ
du lịch ở trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật và bồi dưỡng ngắn hạn chiếm 23,3%;
còn lại là số lao động phổ thông chưa qua đào tạo ngành nghề chiếm tỷ lệ khá cao. Môi trường đào tạo và học tập kinh nghiệm cho lao động, đặc biệt là lao động trong các bộ phận nòng cốt còn hạn chế, thiếu các lao động giái, các chuyên gia đầu ngành. Đây là bước cản trở lớn đối với sự phát triển của ngành du lịch Chăm Pa Sắc. Mặt khác, trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu hội nhập nền kinh tế thế giới, trình độ
ngoại ngữ củađội ngũ lao động ngành du lịch Chăm Pa Sắc còn ở mức thấp.
Ngoài ra, số lao động theo mùa vụ chiếm tỷ lệ khá cao, hầu hết chưa được đào tạo về nghiệp vụ du lịch, thậm chí trình độ văn hóa còn thấp. Ở khu du lịch, một số
người còn kinh doanh theo kiểu “chộp giật”, giá mặt hàng, dịch vụ, phục vụ cao gấp
nhiều lần. Tình hình này nếu không được ngăn chặn sẽ làm “hoen ố” hình ảnh đẹp của du lịch.
Ởcác doanh nghiệp lưu trú du lịch, hiện nay trên toàn tỉnh Chăm Pa Sắc có 162
cơ sở lưu trú du lịch với 665 cán bộ trực tiếp quản lý, trong đó có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp 312 người, chiếm 46,9%. Tuy nhiên, số cán bộ quản lý doanh nghiệp được đào tạo chuyên ngành du lịch còn rất ít, chỉ có 25 người có trình độ đại
học, cao đẳng chiếm 3,7% và 128 cán bộ quản lý doanh nghiệp được bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch ngắn hạn chiếm 19,2%, số lao động còn lại chưa qua đào tạo nghiệp vụ du lịch, nhất là khu vực doanh nghiệp tư nhân. Đây là sự mất cân đối đáng báo động đối với ngành kinh tế có sức hấp dẫn này. Nhân viên bàn, bar, buồng, bếp là nguồn lao động có mặt bằng trình độ đáng báo động nhất. Nhân viên bàn, bar, buồng kỹ năng
phục vụ chuyên ngành chưa cao, thái độ phục vụ - giao tiếp ứng xử chưa tốt.Đội ngũ
chuyên gia, đầu bếp giỏi còn thiếu, trình độ kỹ thuật chưa cao, chưa có cả năng chế
biến những món ăn ngon, hình thức hấp dẫn và đặc trưng cho từng vùng. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra trong nghề du lịch Chăm Pa Sắc là hết sức nặng nề trong việc đào tạo
kỹ thuật bếp có tay nghề cao, đảm bảo phục vụ khách du lịch các món ăn Âu, Á và đặc
sản của từng vùng, miền.
Tổng số lao động trong các doanh nghiệp du lịch hiện nay (Chăm Pa Sắc có 34
doanh nghiệp) là 239 người, cán bộ quản lý 26 người với 183 hướng dẫn viên du lịch,
trong đó có trình độ đại học 57 người, trình độ caođẳng và trung cấp 67 ngươi, trình
độ sơ cấp 59 người [52; tr 30]. Tuy nhiên, lao động trong các doanh nghiệp du lịch
chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi khắt khe của công việc do thiếu kinh nghiệm thực tế. Hiện nay, chưa có một hướng dẫn viên nào có đủ các điều kiện. Đây là hạn chế lớn đối với ngành du lịch Chăm Pa Sắc, đồng thời càng đặt ra nhiệm vụ cấp bách trong công tác đào tạo hướng dẫn viên du lịch đối với ngành.
- Cơ cấu đào tạo chưa hợp lý
Hiện nay, toàn ngành chưa có kế hoạch có thể, chitiết trong việc đào tạo nguồn
nhân lực, hơn nữa sự nhìn nhận của xã hội về vai trò của ngành du lịch chưa đúng mức nên ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành nghề đào tạo. Trong cơ cấu đào tạo thì coi nhẹ việc đào tạo nhân viên kỹ thuật, nghiệp vụ mà nặng về đào tạo cử nhân, dẫn đến cơ cấu và quy mô đào tạo mất cân đối. Công tác đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của thời đại, nội dung chương trình đào tạo còn nặng về lý thuyết, điều kiện cơ sở vật chất
- kỹ thuật du lịch chưa được quan tâm đầu tư đúng mức để đảm bảo điều kiện phục vụ
đào tạo. Đội ngũ nhà giáo còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, nội dung đào tạo chưa thống nhất về quy chuẩn. Chất lượng đầu vào ở các cơ sở đào tạo còn thấp.
Nhìn chung, lao động trong ngành du lịch Chăm Pa Sắc còn thiếu vềsố lượng, yếu về chất lượng, bất cập trong quy mô và cơ cấu đào tạo... Đây là bước cản trở lớn trong sự phát triển mà ngành du lịch Chăm Pa Sắc cần sớm tìm biện pháp khắc phục.
Thứ ba, công tác quản lý du lịch còn chưa đáp ứng được yêu cầu của thời đại
Hiện nay, ở Chăm Pa Sắc công tác quản lý Nhà nước về du lịch còn nhiều hạn chế, bất cập.
- Sắp xếp bộ máy từ Sở đến cơ sở còn chậm so với yêu cầu nhiệm vụ phát triển
của ngành. Hệ thống quản lý nhà nước về du lịch ở các địa phương chưa hình thành.
Hệ thốngquản lý Nhà nước về du lịch ở các địa phương chưa được hình thành. Một số
huyện, thành phố có các khu, điểm du lịch có bố trí một cán bộ theo dõi nhưng không
chuyên trách, hầu hết là ghép nhiệm vụ cho một số phòng ban như phòng văn hóa
thông tin… phần lớncán bộ được bố trí chưa qua đào tạo nghiệp vụ du lịch.
- Chưa có chính sách cũng như cơ chế thích hợp nhằm thu hút nguồn nhân lực,
nhất là chất xám, nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch ở Chăm Pa Sắc.
- Chính sách đối với cán bộ trong ngành nhiều loại chưa phù hợp, nhất là đối
với lao động và cán bộ quản lý giỏi.
- Tiêu chuẩn hóa công việc và tiêu chuẩn hóa chức danh cho từng loại cán bộ
trong ngành chưa đầy đủ, khó khăn cho việc quản lý.
Thứ tư, công tác đầu tư vẫn còn bất cập
Ngoài những yếu tố như tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất - kỹ thuật du
lịch, nguồn nhân lực thì yếu tố đầu tư đóng vai trò không kém phần quan trọng đối với sự phát triển du lịch. Song, thực tế ở Chăm Pa Sắc hiện nay công tác này vẫn còn là bài toán nan giải. Có thể là:
- Tiến độ đầu tư chậm, đồng thời với việc xây dựng các khách sạn, đầu tư nâng
cấp các cơ sở hiện có, ngành du lịch Chăm Pa Sắc đang chú ý đầu tư, tôn tạo các danh
lam thắng cảnh, di tích văn hóa, lịch sử… Năm 2006 - 2010 tổng số vốn đầu tư từ
ngân sách Nhà nước là 1.460 triệu kíp và vốn viện trợ tôn tạo Vặt Phu của UNESCO
là 25.614 triệu kíp (3 triệu USD; 1 USD = 8.538 kíp). Năm 2006 - 2010 tổng số vốn
đầu tư từ Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) là 3.073,68 triệu kíp (360.000 USD) và
từ ngân sách của tỉnh 341,52 triệu kíp (40.000 USD). Con số này là thành tựu rất đáng ghi nhận, song so với yêu cầu thực tế du lịch Chăm Pa Sắc hiện nay thì tiến độ đầu tư vẫn còn chậm, số vốn đầu tư còn hạn hẹp gây ảnh hưởng lớn đến công tác quy hoạch tổng thể phát triển du lịch [56; tr 35].
- Công tác đầu tư còn dàn trải, chưa đúng hướng gây lãng phí nguồn vốn đầu tư
cũng là một trong những nguyên nhân làm chậm qua trình phát triển của ngành du lịch Chăm Pa Sắc.
- Cơ chế chính sách ưu tiên đầu tư trong khu vực du lịch chưa được thoả đáng,
mặt khác, một số cơ sở chính sách còn tồn tại bất hợp lý như chính sách về thuế, vốn và môi trường kinh doanh… Tình hình triển khai các dự án đầu tư còn chậm do nhiều
nguyên nhân: thủ tục hành chính phiền hà, nguồn vốn hạn hẹp, chính sách đền bù giải
toả cho dân còn chưa đúng mức…
Tất cả những khó khăn trên đã, đang và sẽ là thách thức đối với ngành du lịch Chăm Pa Sắc. Vì lẽ đó Chăm Pa Sắc cần có chủ trương, chính sách đúng đắn và sự
quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương để tạo điều
kiện tập trung khai thác có hiệu quả các tài nguyên du lịch nhằm phát triển Chăm Pa Sắc trở thành một trong những điểm du lịch quốc gia.