Đặc điểm tình hình kinh tế-xã hội tỉnh ChămPaSắc có ảnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp chiến lược phát triển du lịch champasak, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 43 - 44)

- Châu Đại Dương và Na mÁ

2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế-xã hội tỉnh ChămPaSắc có ảnh

hưởng đến phát triển du lịch

2.1.1. Những đặc điểm về tự nhiên của tỉnh Chăm Pa Sắc

Cái tên Chăm Pa Sắc xuất hiện cùng với sự xuất hiện của người Lào cổ và được ghi vào lịch sử cổ của Lào. Nó là một trong ba tiểu Vương quốc của Lào cho đến khi vua Phả Ngùm tiến hành thống nhất đất nước thành Vương quốc Triệu Voi vào năm 1353. Chăm Pa Sắc là một mảnh đất trù phú, là nôi lúa gạo và cá nước ngọt; là mảnh

đất giàu truyền thống văn hóavà di tích lịch sử (nổi tiếng nhất là ĐềnVặt Phu (Chùa

Núi) đó được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thế giới); là mảnh đất có nhiều

danh lam thắng cảnh (nổi tiếng là Khon Phạ Phênh (thác Khon), hiện nay đang được tổ chức UNESCO xem xét để đưa vào danh sách di sản thiên nhiên thế giới); với sự trù phú và điều kiện tự nhiên ưu đãi, từ xa xưa đến nay Chăm Pa Sắc trở thành trung tâm

kinh tế - văn hóa của vùng phía nam Lào. Do đặc điểm này, Chăm Pa Sắc luôn luôn bị

kẻ xâm lược dòm ngó nhảy vào chiếm lấy để khống chế toàn bộ miền nam Lào; nhưng người Chăm Pa Sắc có truyền thống cần cù lao động, tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau và giàu lòng yêu nước. Họ đã cùng với cả dân tộc Lào đó anh dũng đấu tranh bảo vệ mảnh đất này và toàn lãnh thổ Quốc gia Lào. Từ khi đất nước Lào giành được độc lập và thành lập Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (2.12.1975) đến nay, Đảng bộ

và nhân dân tỉnh Chăm Pa Sắc đã ra sức xây dựng quê hương phát triển kinh tế - xã

hội, đặc biệt sau khi có đường lối đổi mới của Đảng, mặc dự còn nhiều khó khăn do hậu quả của cơ chế hành chính quan liêu bao cấp và tác động của cuộc khủng hoảng

tài chính tiền tệ khu vực vào những năm 1999 - 2002, nhưng Đảng bộ và nhân dân

Chăm Pa Sắc tiếp tục phát huy truyền thống hăng hái thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và đã đạt được những kết quả rất quan trọng về các mặt kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh...

Chăm Pa Sắc nổi tiếng với nhiều cảnh quan thiên nhiên khá đẹp gắn với tài nguyên thiên nhiên rất phong phú như: đồi núi, rừng nguyên sinh (3 vườn quốc gia có

diện tích 309.000 ha và 7 rừng bảo tồn thuộc về tỉnh quản lý có diện tích 88.950 ha), có nhiều động vật quý hiếm, sông suối sử dụng được quanh năm, đất phụ sa... đây là

điểm thu hút khách trong nước và du khách quốc tế đến Chăm Pa Sắc. Sông MeKong

đó chảy dọc theo chiều tây bắc xuống đông nam hơn 200 km, chia tỉnh Chăm Pa Sắc thành 2 bên đông và tây. Đặc biệt tỉnh Chăm Pa Sắc có nhiều điểm du lịch về thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa rất nội tiếng; là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa và

di tích lịch sử (nổi tiếng nhất là Đền Vặt Phu (Chùa Núi) đã được tổ chức UNESCO

công nhận là di sản thế giới nơi thứ hai của Cộng hòa dân chả Nhân dân Lào); là mảnh đất có nhiều danh lam thắng cảnh (nổi tiếng là Khon Phạ Phênh (thác Khon) thác nước

lớn của châu Á và cá Heo41TIrrawaddy41T(Pa Kha) nước ngọt hiện nay đang được tổ chức

UNESCO xem xét để đưa vào danh sách di sản thiên nhiên thế giới); với sự trù phú và

điều kiện tự nhiên ưu đói, từ xa xưa đến nay Chăm Pa Sắc trở thành trung tâm kinh tế -

văn hóa của vùng phía nam Lào. Nhìn chung có thể chia ra các dạng địa hình sau:

vùng đồng bằng và vùng cao nguyên.

Vùng đồng bằng là nôi lúa gạo và cá nước ngọt, có diện tích 1.135.000 ha thuận lợi cho phát triển du lịch, diện tích nhìn chung tương đối bằng phẳng, có những dãy

núi đâm ra sông tạo nên các vũng và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển giao thông

đường thuỷ, nghề ngư nghiệp. Vùng ven sông MeKong là nơi có nhiều bãi sú vẹt, các

bãi bồi rộng lớn thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản, tạo nguồn thức ăn đặc sản cho dân cư và du khách.

Vùng cao nguyên có diện tích 406.500 ha, vùng này thuận lợi cho trồng trọt chăn nuôi như: rất hợp cho việc khai thác trồng ca phê, chè, hạt tiêu, cao su, rau quả vùng ôn đới và chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò,...)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp chiến lược phát triển du lịch champasak, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 43 - 44)