- Châu Đại Dương và Na mÁ
3.1.3.1. Sản phẩm du lịch sông MeKong
Khu vực sông MeKong có nhiều tiềm năng du lịch như: bản sắc văn hóa đa dạng, lịch sử lâu đời, nhiều thắng cảnh đẹp… Tuy vậy, lượng khách tới khu vực này còn khá khiêm tốn. Nguyên nhân, theo các chuyên gia, do sản phẩm du lịch có tính
cạnh tranh không cao, công tác xúc tiến, quảng bá còn yếu và đặc biệt là thiếu sự liên kết với các nước trong khu vực.
Tiềm năng vềgiá trịvăn hóa, lịch sử, thiên nhiên... ở lưu vực sông MeKong, đặc
biệt là của miền Nam Lào có nhiều nét tương đồng với Việt Nam và Campuchia. Nhưng cũng chính điều này tạo ra những sản phẩm du lịch na ná nhau, dễ gây nhàm chán cho du khách. Sản phẩm du lịch Lào có tính cạnh tranh không cao, chưa hấp dẫnvà lạichưa
giới thiệu nhiều hình ảnh về mình. Du lịch phát triển bền vững thì phải tập trung khai
thác những nét đặc trưng, riêng có của mình và liên kết các sản phẩm tương đồng.
Để thu hút du khách đến với các Tour cần đẩy mạnh các chương trình xúc tiến,
quảng bá du lịch.Về xúc tiến du lịch là vấn đề cốt lõi để phát triển du lịch
Để khắc phục những vấn đề còn tồn tại nói trên và tăng cường hơn nữa mối quan
hệ hợp tác du lịch sông MeKong, các đại biểu tại Diễn đàn du lịch sông MeKong 2013
(tổ chức tại TP.Pakse) đều cho rằng, những việc cần làm trước mắt là: nâng cấp và hoàn
thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, trong đó đặc biệt là hạ tầng giao thông các tuyến hành lang kinh tế kết nối các quốc gia trong khu vực. Xin đề xuất một số giải pháp sau:
- Cần kết hợp chặt chẽgiữa khai thác và bảo vệ các môi trường tự nhiên; khu vực
Tiểu vùng sông MeKong đều có truyền thống, bản sắc văn hóa riêng, do đó cần xây
dựng sản phẩm, dịch vụ du lịch độc đáo, truyền thống và tính đặc thù khác biệt của từng nước, từng vùng miền, tránh tình trạng bắt chước, làm theo hời hợt và hình thức, không gây ấn tượng sâu đậm trong lòng du khách. Phải bằng mọi cách cố gắng tạo ra được các
sản phẩm du lịch sông Mekong đủ sức cạnh tranh với các điểm du lịch khác.
- Nghiên cứu, lồng ghép các Tour du lịch sông MeKong hiện có của các vùng
miền trong khu vực tiểu vùng sông MeKong để trở thành những Tour du lịch chung của khu vực trên nguyên tắc tôn trọng định hướng du lịch của mỗi vùng, song có sự diều chỉnh nhằm hạn chế sự trùng lặp về sản phẩm du lịch; khai thác có hiệu quả nhất những đặc sắc của mỗi vùng.
- Kết hợp du lịch văn hóa với du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mua
sắm. Không ngừng sáng tạo đa dạng hóa sản phẩm du lịch nhằm tạo thêm nhiều sự lựa chọn cho du khách, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của các loại khách.
- Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiên nay, liên kết để phát triển là xu thế tất yếu. Vì vậy, cần tăng cường liên kết cơ quan quản lý du lịch quốc gia, các cơ quan xúc
tiến du lịch, các công ty lữ hành các nước Tiểu vùng sông MeKong trong hoạt động
khai thác du lich nói chung và du lich sông MeKong nói riêng nhằm xây dựng chiến lược phát triển du lịch, tạo sự ổn định của hệ thống dịch vụ sử dụng, mức giá cạnh tranh với các điểm đến khác; liên tục sự phối hợp trong vấn đề tạo ra sản phẩm chung cũng như việc nghiên cứu đổi mới sản phẩm du lịch.
- Đi đôi với quảng bá, tuyên truyền cần tăng cường nghiên cứu xây dựng chính
sách tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đi lại trong khu vực Tiểu vùng sông MeKong. Giảm thiểu tối đa các thủ tục hành chính rườm rà, lệ phí nhiêu khê, áp dụng công nghệ tiên tiến kiểm soát tại Cửa khẩu quốc tế đường bộ, sân bay, hải cảng…