Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhân viên làm công tác du lịch

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp chiến lược phát triển du lịch champasak, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 108 - 110)

- Châu Đại Dương và Na mÁ

3.2.2.Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhân viên làm công tác du lịch

Cũng như các ngành kinh tế khác, vấn đề con người là vấn đề hết sức quan trọng và có tính chất quyết định đối với sự phát triển của ngành du lịch. Là một ngành kinh tế đòi hỏi người phải có sự giao tiếp rộng và trực tiếp với khách hàng đa dạng, điều đó đòi hỏi phải nâng cao trình độ nghiệp vụ, phong cách và thái độ giao tiếp của cán bộ, nhân viên trong ngành, đặc biệt là các hướng dẫn viên, nhân viên. Mặt khác mọi người đều biết sản phẩm du lịch là sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm tài nguyên du lịch và các dịch vụ du lịch. Các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật dần dần sẽ trở nên không khác biệt nhiều so với các nước khác. Điều làm cho các sản phẩm du

lịch trở nên khác biệt và hấp dẫn hơn là cách thức làm cho du khách cảm thấy sựthoải

mái và có ấn tưởng sâu sắc trong suốt quá trình hưởng thụ các sản phẩm du lịch tại nơi mình đến. Điều đó chứng tỏ nhân tố con người với phong cách phục vụ và trình độ

chuyên môn cao sẽ góp phần tạo ra sự khác biệt của sản phẩm du lịch. Từ đã tạo ra lợi

thế trong cạnh tranh. Với tầm quan trọng của nhân tố con người như vậy nên nhiều

nước phát triển du lịch đều rất chú trọng đến ván đề đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho du lịch.

Ở nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào nói chung và tỉnh Chăm Pa Sắc nói riêng trong thời gian qua do sự bức xúc trong việc đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch, chúng ta phải tạm thời chấp nhận một đội ngũ cán bộ, nhân viên với trình độ nghiệp vụ chuyên môn chưa tương xứng với yêu câu phát triển. Hiên nay do yêu cầu phát triển

của ngành, du lịch Lào đang từng bước vươn lên hào nhập với du lịch của các nước

trong khu vực và thế giới. Trình độ của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngành phải được nâng lên để đạt được những chuẩn mực quy định của quốc gia và quốc tế.

Để đáp ứng được yêu cầu bức xúc trên, đã đến lúc cần phải có một chương trình đào tạo toàn diện, với những kế hoạch cụ thể đào tạo mới, đào tạo lại, nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên hiện nay đang công tác trong

ngành thuộc các khu vực: Nhà nước, liên doanh, tư nhân. Những giải pháp chính của

chương trình này bao gồm:

- Tiến hành điều tra, phân loại trình độ, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, nhân

viên và lao động hiện nay đang công tác và tham gia hoạt đông kinh doanh du lịch trên địa bàn của tỉnh. Kết quả điều tra sẽ cho phép vạch ra một kế hoạch đào tạo cụ thể các cấp, trình độ chuyên ngành bao gồm đào tạo mới, đào tạo lại đáp ứng yêu cầu phát triển của du lịch Chăm Pa Sắc trong thời gian tới.

- Áp dụng mô hình đào tạo "Trường - Khách sạn" để đáp ứng nhu cầu đào tạo

về nghiệp vụ du lịch cho các địa phương trong vùng. Đây là mô hình đào tạo tương đối hiệu quả ở trình độ này vì có nhiều điều kiện và thời gian thực hành nghiệp vụ.

- Tiến hành thực hiện chương trình đào tạo lại (đào tạo bộ túc, tại chức) lao

động trong ngành du lịch ở các trình độ khác nhau, chuyên ngành khác nhau. Các lớp đào tạo ngắn hạn sẽ được tổ chức định kỳ phục vụ mọi đối tượng doanh nghiệp du lịch ở các địa phương trong toàn tỉnh. Các giáo viên se là giảng viên có kinh nghiệm trong ngành và các chuyên gia chuyên ngành du lịch từ các trường đại học trong và ngoài nước được mời về trực tiếp giảng dạy.

- Khiến nghị với Bộ giáo dục và đào tạo mở rộng các hệ đào tạo chính quy về du lịch ở các trung tâm đào tạo lớn để đào tạo một đội ngũ lao động có trình độ đại học về du lịch. Đây sẽ là lực lượng cán bộ quản lý nòng cốt, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới ngành du lịch theo hướng hiện đại. Có kế hoạch cử cán bộ có trình độ

và các sinh viên có năng lực sang các nước phát triển để đào tạo trình độ đại học và

sau đại học, cũng như để thực tập nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên ngành du lịch.

- Tăng cường phối hợp, liên hệ chặt chẽ với các cơ sở đào tạo để góp phần bộ

xung, hoàn thiện giáo trình đào tạo sát với thực tế của các doanh nghiệp. Tăng cường mối quan hệ với các cơ sở đào tạo đại học du lịch là quyền lợi, trách nhiệm đồng thời cũng là nhu cầu cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng đầu vào cho chính các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Trước mắt nên đề nghị với các trường đào tạo du lịch giành thời gian thỏa đáng cho học viên học ngoại ngữ và thực tập tại cơ sở, đảm bảo cho sinh viên khi ra trường không xa lạ với môi trương du lịch hiện tại.

- Các doanh nghiệp cần tạo điều kiện tốt nhất cho các sinh viên đến thực tập ở

cơ sở, mạnh dạn giao cho họ một số nội dung công việc theo chuyên ngành đào tạo. - Tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ thông qua các chuyến

công tác, khảo sát, tham quan hội thảo khoa học ở các nước có ngành du lịch phát triển.

- Tổng cục du lịch định kỳ mở các cuộc thi về nghiệp vụ du lịch, để twang cường sự liên hệ, học hỏi kinh nghiệm giữa các cơ sở du lịch trong nước.

- Xây dựng và xúc tiến một chương trình đặc biệt nhằm nâng cao hiểu biết về

du lịch, cách ứng xử đối với khách du lịch, ý thứcbảo vệ môi trường cho mọi tầng lớp

nhân dân trong tỉnh, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống giáo dục ở các trường phổ thông… Đây là một chương trình cần thiết để nâng cao dân trí về du

lịch. Việc thực hiện chương trình này, cần được sựchỉ đạo trực tiếp của Ủy Ban nhân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dân các cấp và sự ủng hộ hợp tác của các ban ngành trong toàn tỉnh.

3.2.3. Đẩy mạnh công tác tiếp thị, tuyên truyền quảng bá về du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp chiến lược phát triển du lịch champasak, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 108 - 110)