So sánh sản phẩm du lịch tỉnh ChămPaSắc với các sản phẩm cạnh tranh của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp chiến lược phát triển du lịch champasak, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 80 - 81)

- Châu Đại Dương và Na mÁ

2.3.3. So sánh sản phẩm du lịch tỉnh ChămPaSắc với các sản phẩm cạnh tranh của Việt Nam.

tranh của Việt Nam.

Để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm du lịch của Lào trong dài hạn thì điều cần quan tâm đó là phải xác định cho được vị trí và tầm quan trọng của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân. Xây dựng một chiến lược thực sự có tầm để phát triển du lịch trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn, điều này sẽ làm cho các hoạt động du lịch phát triển đúng hướng. Đầu tư vào du lịch có chọn lọc, trọng tâm và dựa vào lợi thế sẵn có về tài nguyên du lịch nổi trội để đem lại hiệu quả kinh tế cao tại các điểm đến, đồng thời nâng cao lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm du lịch của Lào trong dài hạn.

Việt Nam là một đất nước rộng lớn, với rất nhiều công trình văn hóa - lịch sử

nổi tiếng trên thế giới. Trong vài năm trở lại đây, Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và đang trở thành một trong những cường quốc về kinh tế trên thế giới. Là người bạn anh em của nhân dân Lào, có sự tương đồng về văn hóa nên nhiều sản phẩm du lịch

văn hóa có tính tương đồng, nằm ngay sát với Lào nên ít nhiều các sản phẩm du lịch

của Việt Nam có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới thị trường khách du lịch đến

Lào. Đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm du lịch Lào với sản phẩm du lịch của Việt Nam để ngành du lịch của chúng ta biết được cần phải làm những gì để có thể

nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm du lịch của mình và ngày càng thu hút được

nhiều khách du lịch quốc tế đến với Chăm Pa Sắc.

Lào là đất nước nhỏ bé so với Việt Nam, theo thống kê năm 2010 thì dân số của

Lào chỉ bằng 6,5% dân số của Việt Nam. Về diện tích thì Lào chỉ bằng khoảng 2/3

diện tích của Việt Nam. Điều đó cho thấy Việt Nam là một đất nước rộng lớn và đông dân hơn rất nhiều so với Lào.

Việt Nam thực sự có lợi thế hơn hẳn so với Lào nói chung, Chăm Pa Sắc nói

riêng về tài nguyên du lịch nhân vănvà du lịch sinh thái (Lào không có biển). Chính vì

thếđể nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm du lịch của Chăm Pa Sắcso với sản

phẩm du lịch của Việt Nam thì ngành du lịch Chăm Pa Sắc cần phải lựa chọn các sản phẩm du lịch dựa trên các nguồn tài nguyên tự nhiên độc đáo mà sản phẩm du lịch Việt Nam không có hoặc không có lợi thế như: sản phẩm du lịch rừng nguyên sinh,

sản phẩm du lịch dựa trên các nguồn tài nguyên thác nước, đền Vặt Phu, các lễ hội

quanh năm của Lào....

Chất lượng dịch vụ du lịch của Chăm Pa Sắc cần được nâng cao, cần đa dạng hóa các loại hình dịch vụ du lịch tại mỗi điểm đến, nâng cao tính chuyên nghiệp trong

quản lý du lịch. Chính vì yếu tố dịch vụ kém mà làm cho hình ảnh của du lịch Lào

ngày càng đi xuống. Cần quan tâm tới vấn đề đào tạo nghiệp vụ chuyên môn về du lịch cho lực lượng lao động trong ngành du lịch đây là yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng dịch vụ du lịch.

Nhà nước, chính phủ, chính quyền địa phương, các bộ ngành liên quan cần phải quan tâm, phối hợp với ngành du lịch để có tiếng nói chung, đồng tâm hiệp lực cùng

nhau nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm du lịch cho mỗi điểm đến, nâng cao

chất lượng sản phẩm du lịch và nâng cao vị thế cạnh tranh của du lịch Lào trên thị

trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp chiến lược phát triển du lịch champasak, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 80 - 81)