Tài nguyên du lịch tự nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp chiến lược phát triển du lịch champasak, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 50 - 52)

- Châu Đại Dương và Na mÁ

2.2.2.1.Tài nguyên du lịch tự nhiên

Chăm Pa Sắc là vùng đồng bằng song MeKong, nên địa hình bằng phẳng có

cảnh quan sinh đẹp và nhiều con song lớn nhỏ khác nhau, các con song đó đã tạo thành

nhiều thác nước cao và đẹp (Bảng 2.2)

Bảng 2.2: Danh sách thác nước tự nhiên trong tỉnh

STT Tên thác nước Địa điểm Cách xa

TP.PakSe (km)

1. Thác Khon pha pheng Huyện Khổng 180 2 Thác Sôm Pha Mit Huyện Khổng 180 3 Thác Coi Huyện Pha Thum Phon 37 4 Thác Se (Lak 8) Huyện Ba Chiêng 8

5 Thác Si Đa Huyện Ba Chiêng 12

6 Thác Pha Suổm Huyện Ba Chiêng 34

7 Thác Nhương Huyện Pak Song 40

8 Thác Phan Huyện Pak Song 38 9 Thác Y Tou Huyện Pak Song 35

10 Thác Chăm Pi 1 Huyện Pak Song 37

11 Thác Chăm Pi 2 Huyện Ba Chiêng 40

12 Thác Bảy Tầng Huyện Pak Song 65

13 Thác Se La Băm Huyện Xa Na Sôm Bun 40

Nguồn: Sở du lịch Chăm Pa Sắc

Còn có nhiều thác lớn, nhỏ sở du lịch Chăm Pa Sắc khảo sát và đang xem xét

khai thác khu du lịch sinh thái. Ngoài thác nước còn có những cảnh quan thiên nhiên

xanh sạch đẹp, hấp dẫn, các khu vực này rất phù hợp với phát triển du lịch, nhất là mùa hè sẽ thu hút được du khách trong nước và quốc tế đến nghỉ ngơi.

Về khí hậu: Khí hậu Chăm Pa Sắc rất đa dạng và được chia thành hai vùng.

Vùng đồng bằng có độ cao từ 75 - 120m so với mặt biển, có khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ

bình quân 27P 0

P

C, lượng mưa bình quân 2.279 mm/năm; vùng đồng bằng này rất hợp cho việc khai thác trồng lúa gạo, rau quả vùng nhiệt đới. Vùng cao nguyên có độ cao

từ 400-1.284m so với mặt biển, độ ẩm 80%, nhiệt độ bình quân 20-21P

0 P

C, lượng mưa 3.500 mm/năm; vùng cao nguyên rất hợp cho việc khai thác trồng cây công nghiệp như: ca phê, cao su, rau quả vùng ôn đới và chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò...)

Về tài nguyên sinh vật: Rừng ở ChămPa Sắc là rừng nhiệt đới. Ở trong rừng có rất nhiều động thực vật quý hiếm. Chăm Pa Sắc nổi tiếng với nhiều cảnh quan thiên nhiên khá đẹp gắn với tài nguyên thiên nhiên rất phong phú như: đồi núi, rừng nguyên sinh (3 vườn quốc gia có diện tích 309.000 ha và 7 rừng bảo tồn thuộc về tỉnh quản lý có diện tích 88.950 ha), có nhiều động vật quý hiếm, sông suối sử dụng được quanh năm, đất phụ sa... đây là điểm thu hút khách trong nước và du khách quốc tế đến Chăm

Pa Sắc. Sông MeKong đó chảy dọc theo chiều tây bắc xuống đông nam hơn 200 km,

chia tỉnh Chăm Pa Sắc thành 2 bên đông và tây. Đặc biệt tỉnh Chăm Pa Sắc là nơi tập trung cá nước ngọt, đặc biệt có cá Heo 41TIrrawaddy41Tnước ngọt (Pa Kha) ở sông MeKong hiện nay đang được tổ chức UNESCO xem xét để đưa vào danh sách di sản thiên nhiên thế giới).

Rừng ở đây phong phú, đa dạng về động thực vật và nhiều loại gỗ quý hiếm như: lim, trầm hương,… Cũng có nhiều loại cây dùng để làm thuốc chữa bệnh. Ngoài ra còn có nhiều loại động vật như: hồ, lợn lòi, nai, vượn, khỉ,…và các loại chim rất đa dạng, phù hợp với du lịch trong rừng và du khách có thể nghỉ, ngủ qua đêm với các dân tộc trong bản làng vốn có bản sắc văn hóa khác nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khu bảo tồn động thực vật quốc gia Đông Hóa Sáo, Phu Xiêng Thong là vườn quốc gia nguyên sinh lớn của Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào. Trong tương lai không

xa vườn quốc gia này sẽ là điểm du lịch sinh thái nổi tiếng nhất, gồm cả bảo tồn rừng và động vật quý hiếm.

Tóm lại,các điều kiện tự nhiên môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh Chăm Pa Sắc khá thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái, nghỉ ngơi, chữa bệnh với hình thức là trở về với cội nguồn tự nhiên. Đây cũng là một loại hình du lịch rất phổ biến và cũng là một xu thế trong thời đại công nghiệp hóa như hiệ nay. Tuy nhiên, để phát huy được thế mạnh này cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp các ngành và một quy hoạch du lịch tổng thể hợp lý nhằm đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp chiến lược phát triển du lịch champasak, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 50 - 52)