CARCINÔM TẾ BÀO GAN

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG ATLAS THỰC TẬP GIẢI PHẪU BỆNH (Trang 79 - 82)

Carcinôm tế bào gan là loại ung thư gan nguyên phát thường gặp nhất, ở giới nam nhiều hơn giới nữ. Carcinôm tế bào gan có xuất độ khá cao ở các nước Đông Nam Á, có lẽ liên quan với tình trạng nhiễm HBV, HCV và xơ gan khá phổ biến tại đây.

Đại thể: Carcinôm có dạng một ổ, đa ổ hoặc thâm nhiễm lan toả, làm gan to ra. Ổ ung

thư có mầu lạt hơn nhu mô gan xung quanh, mật độ mềm bở, mặt cắt không đồng nhất do xuất huyết và hoại tử (hình 1).

Hình 1: 1- Ổ ung thư gan nguyên phát chiếm hết thùy phải gan; 2- Mặt cắt không đồng nhất, có chỗ nhuốm mầu sắc tố mật; 3- Nốt ung thư vệ tinh.

Vi thể:

Quan sát với VK4, trong mô gan có các đám tế bào gan ung thư xâm nhập bắt màu lợt hơn so với nhu gan bình thường. Vùng tế bào gan bình thường sát ngoài rìa các đám ung thư bị ép dẹt (hình 2).

Với VK10 và 40, đây là một trường hợp carcinôm tế bào gan biệt hóa tốt nên các tế bào ung thư tương đối ít dị dạng, còn giữ được nhiều đặc điểm của tế bào gan. Tế bào ung thư hình đa diện, bào tương nhiều màu hồng nhạt, nhân tròn nằm giữa tế bào. Các tế bào ung thư hợp thành cấu trúc bè gồm nhiều lớp tế bào có mao mạch cặp 2 bên ( bắt chước bè Remak bình thường trong tiểu thùy gan, chỉ gồm 1 lớp tế bào nằm giữa 2 mao mạch dạng xoang) hoặc túi tuyến (xếp vòng tròn có lòng ống ở giữa), lòng tuyến có thể chứa sắc tố mật màu nâu (hình 3 và 4).

Mục tiêu cần tìm:

1. Tế bào gan ung thư xếp thành bè hoặc cấu trúc tuyến 2. Mật

Hình 2: 1- Các ổ tế bào gan ung thư; 2- Nhu mô gan bình thường; 3- Vùng tế bào gan bị ép dẹt.

Hình 3: 1- Các tế bào gan ung thư sắp xếp thành cấu trúc dạng tuyến với sắc tố mật trong lòng tuyến; 2- Phân bào; 3- Vùng nhu mô gan bình thường; 4- Vùng tế

73

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG ATLAS THỰC TẬP GIẢI PHẪU BỆNH (Trang 79 - 82)