Một số giải pháp

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số đền, chùa tiêu biểu trên địa bàn huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 115 - 134)

A. MỞ ĐẦU

3.2.2. Một số giải pháp

Có thể thấy các di tích trên địa bàn huyện Quảng Xương tuy không nhiều nhưng nơi đây cũng đã hội tụ đầy đủ các giá trị di sản văn hóa. Đây là những di sản văn hoá độc đáo về loại hình, có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa và nghệ thuật. Trong tiến trình hội nhập, vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Quảng Xương nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung.

Ngày nay, trong thời kỳ hội nhập, vấn đề phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc càng trở nên cần thiết. Một trong những biểu hiện của việc phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là yêu cầu bảo vệ, giữ gìn, phát huy, tôn tạo các di tích lịch sử - danh lam thắng cảnh. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), “về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc

dân tộc”; Nghị quyết số 09/CP của Chính phủ về phương hướng và chủ

trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa; Nghị định số

73/1999/NĐ - CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối

với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao; các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội ở Quảng Xương đã xác định việc giữ gìn bảo tồn di sản văn hóa là một nội dung quan trọng.

Xuất phát từ những yêu cầu trên, cùng với việc đánh giá rõ hiện trạng các di tích đền, chùa trên địa bàn, huyện đã có một số hoạt động như tuyên truyền cho cán bộ và nhân dân hiểu rõ về vai trò của các di tích trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Từ đó giúp người dân nâng cao ý thức, tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ các công trình văn hóa đền chùa trong huyện. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chủ trương, bên cạnh kết quả đạt được, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích vẫn còn rất nhiều mặt hạn chế. Sở dĩ những mặt hạn chế này tồn tại là do nhiều nguyên

nhân chủ quan và khách quan, một phần do nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân về vai trò, ý nghĩa của di tích đã được nâng cao nhưng chưa sâu sắc, toàn diện và chưa được cụ thể hóa bằng các biện pháp, kế hoạch, chương trình. Đồng thời công tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy di tích còn thiếu định hướng, thiếu những chính sách chế tài cụ thể để có thể khuyến khích kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện. Hơn nữa, năng lực tham mưu công tác của đội ngũ làm công tác văn hóa cơ sở tuy đã có những chuyển biến rõ rệt, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa cao, khả năng vận động quần chúng tham gia vào các hoạt động bảo tồn di tích đền, chùa chưa thực sự hiệu quả...

Từ những thực trạng trên, để có thể bảo tồn và phát huy các giá trị của các di tích đền, chùa trên địa bàn huyện Quảng Xương, biến những yếu điểm thành lợi thế trong phát triển kinh tế- xã hội đòi hỏi phải có những giải pháp thiết thực và hiệu quả. Tôi xin đưa ra một số giải pháp như sau:

- Trước tiên các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Quảng Xương cần

thực hiện hiệu quả Luật Di sản văn hóa, vận dụng linh hoạt các Nghị định của Chính phủ, của tỉnh trong hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị các di tích trong huyện. Đồng thời phải có sự phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn huyện như: Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên... triển khai nhiệm vụ, gắn công tác thi đua với việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa tới từng các cán bộ đảng viên, thị trấn, xã, khu dân cư nơi có có di tích.

- Mở các lớp tuyên truyền, tập huấn cho nhân dân để người dân thấy được họ vừa là người bảo vệ vừa là người được hưởng lợi từ việc bảo vệ, phát huy các di tích đền, chùa. Từ đó, người dân có ý thức và những hành động thiết thực nhất trong việc giữ gìn các di tích.

- Việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích không chỉ nhằm phát huy những giá trị lịch sử mà còn đòi hỏi phải phát huy và bảo tồn được các giá trị văn hóa, bao gồm văn hóa vật thể và phi vật thể, gắn liền với việc duy trì, phát triển loại hình văn hóa lành mạnh ở địa phương như lễ hội, cưới hỏi, tang ma... Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng cần thiết phải đưa ra các quy ước thực hiện nếp sống văn hóa mới để giữ lại được những nét sinh hoạt văn hóa quý giá đồng thời loại bỏ những yếu tố lạc hậu, phiền nhiễu không đáng có.

- Trong thời buổi hội nhập, việc tuyên truyền các chính sách bảo tồn, phát huy giá trị các di tích trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo đài, internet... không còn là việc quá khó khăn. Chính vì vậy cần phát huy các thế mạnh của thời đại để đẩy mạnh hoạt động quảng bá, tuyên truyền giá trị lịch sử, văn hóa của các di tích để mọi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ có thể hiểu biết, từ đó có những hoạt động góp phần nâng cao giá trị di tích.

- Gắn liền di tích với hoạt động du lịch, đẩy mạnh việc xây dựng hình ảnh của từng di tích, hướng tới mục tiêu phục vụ du lịch bền vững. Đặc biệt khi hiện nay mô hình du lịch tôn giáo là hình thức du lịch đang được cộng đồng quan tâm, đó chính là thế mạnh để các cơ quan lãnh đạo địa phương tận dụng và phát huy ưu điểm của các di tích đền, chùa trong địa bàn huyện.

- Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực địa phương cho việc bảo tồn di tích, bao gồm: đội ngũ quản lý, đội ngũ nghiên cứu di tích, các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, kỹ thuật viên, thợ nghề, nghệ nhân dân gian và chính những người làm công tác bảo vệ di tích.

Tiểu kết chương 3

Nghị quyết hội nghị V Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng định “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu

văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa

vật thể và phi vật thể”. [20, 55] Từ đó, tác động ngược trở lại di tích và góp

phần làm tăng thêm lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, phát huy truyền thống đạo lý tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người

KẾT LUẬN

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu một số đền,

chùa tiêu biểu trên địa bàn huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa” có thể

thấy rõ hệ thống đền, chùa nơi đây đã ghi dấu và chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, nghệ thuật gắn liền với bao thăng trầm của lịch sử quê hương, đất nước. Đi sâu vào nghiên cứu đề tài, trên cơ sở những kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học, cùng với các tài liệu thu thập được, chúng tôi mạn phép được đưa ra một số nhận xét tổng quan như sau:

1. Huyện Quảng Xương từ xa xưa, bên cạnh cư dân bản địa, vùng đất này đã hội tụ những người lao động từ mọi miền về đây tiến hành khai phá, cải tạo vùng đất đầy lau, lác, cỏ dại thành những xóm, làng và những cánh đồng màu mỡ. Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt, với giặc giã hoành hành, người dân Quảng Xương đã hun đúc nên truyền thống rất đáng tự hào. Đó là: Cần cù, dũng cảm, sáng tạo trong lao động sản xuất, chinh phục cải tạo thiên nhiên, giàu kinh nghiệm thâm canh; Có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc mà vẫn có những sắc thái riêng độc đáo; Có truyền thống những nghề thủ công nổi tiếng; Có truyền thống hiếu học, đặc biệt là truyền thống kiên cường, yêu nước chống giặc ngoại xâm và các thế lực cường quyền, phong kiến phản động.

2. Những phẩm chất và truyền thống tốt đẹp đó là điều kiện thuận lợi để lớp thanh niên tiên tiến trong huyện Quảng Xương sớm tiếp thu ánh sáng của Chủ nghĩa Mác-Lênin, kịp thời tuyên truyền vào các tầng lớp nhân dân, đưa phong trào cách mạng của huyện đi lên, hòa nhịp với phong trào chung của tỉnh, liên tiếp giành được những thắng lợi trong cách mạng Tháng Tám 1945 và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ trường kỳ của dân tộc. Chính những thắng lợi đó đã tạo thế mạnh và niềm tin cho Đảng bộ và

nhân dân trong huyện tiếp tục thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ mới với thế và lực mới, vững bước trên lộ trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

3. Văn hóa làng xã có một vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của lịch sử dân tộc. Ở huyện Quảng Xương cũng vậy, đền, chùa là nhân tố phổ biến góp phần tạo nên hệ thống cơ sở văn hóa làng xã của cộng đồng cư dân nơi đây. Hơn nữa, nó không chỉ có vị trí đặc biệt trong văn hóa làng mà còn tác động sâu sắc, toàn diện đến nhiều mặt của xã hội cổ truyền. Đền, chùa không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa, nơi thực hiện các nghi lễ thờ cúng, tâm linh mà còn là nơi sinh hoạt cộng đồng, nơi in dấu những thiết chế lâu đời của cộng đồng cư dân huyện Quảng Xương.

4. Tìm hiểu hệ thống đền, chùa trên địa bàn huyện Quảng Xương, chúng ta thấy bản thân các ngôi đền, chùa là cơ sở thờ tự Thần, Phật, nhưng ở góc độ khác thì đền, chùa còn là cơ sở văn hóa trên nhiều phương diện, ẩn chứa trong đó rất nhiều giá trị lịch sử - văn hóa, giá trị kiến trúc, nghệ thuật... thể hiện rõ sự kết hợp giữa nền văn hóa nông nghiệp của cư dân bản địa và sự hài hòa dân tộc. Đồng thời, sự hiện hữu của các di tích đền, chùa trên địa bàn huyện còn là minh chứng hùng hồn cho tinh thần nhân văn hướng thiện và truyền thống đấu tranh của cư dân bản địa, là bài học lịch sử sáng chói về truyền thống dựng nước, giữ nước cho muôn đời sau.

5. Qua nghiên cứu, tìm hiểu những nét đặc trưng về đền, chùa huyện Quảng Xương, ta thấy được trên một vùng đất đồng bằng ven biển nghèo khó, những ngôi đền, chùa đã tạo nên sự phong phú, đa dạng về tín ngưỡng văn hóa truyền thống của dân tộc, nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa xã hội, tinh thần của cộng đồng cư dân nơi đây.

6. Theo dòng chảy của thời gian, nhiều di tích đã trải qua sự biến đổi thăng trầm của lịch sử, đến nay một số di tích đền, chùa trên địa bàn huyện

Quảng Xương chỉ còn lại phế tích. Tuy nhiên, về cơ bản hệ thống đền, chùa nơi đây vẫn được lưu giữ trong dân gian, nhiều di tích đã được cơ quan các cấp tiến hành trùng tu, tôn tạo. Chính vì vậy, song song với quá trình phát huy giá trị lịch sử - văn hóa của các di tích cũng cần phải đề ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao dân trí, ý thức tự giác trong việc bảo vệ, giữ gìn các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên quê hương giàu truyền thống cách mạng này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Đào Duy Anh (1995), Lịch sử Việt Nam (tập 1), NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp

[2]. Đào Duy Anh (1996), Đất nước Việt Nam qua các đời, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội

[3]. Trần Thị Kim Anh, Hoàng Tuấn Công dịch (chưa xuất bản), Một số văn

bia Quảng Xương, Lưu trữ tại Phòng văn hóa thông tin huyện Quảng

Xương

[4]. Nguyễn Quang Ân (2003), Việt Nam những thay đổi địa danh và địa giới

các đơn vị hành chính 1945- 2002, NXB thông tấn, Hà Nội

[5]. Ban chấp hành Đảng bộ Huyện Quảng Xương (2006), Lịch sử Đảng bộ

Huyện Quảng Xương, NXB Thanh Hóa

[6]. Ban chấp hành Đảng bộ Huyện Quảng Xương (2004), Lịch sử Đảng bộ và phong trào cách mạng của nhân dân Quảng Xương (tập 1: 1954-

1975), NXB Thanh Hóa

[7]. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (1996), Lịch sử Đảng bộ Thanh

Hóa (tập 2: 1954-1975), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

[8]. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Quảng Xương (1992), Quảng Xương- lịch

sử đấu tranh cách mạng 1930-1954, NXB Thanh Hóa

[9]. Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa (2001), Danh nhân

Thanh Hóa, NXB Thanh Hóa

[10]. Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hóa (2001), Tên làng xã

Thanh Hóa, NXB Thanh Hóa

[11]. Ban quản lý di tích và danh thắng Thanh Hóa (2001), Lễ hội xứ

[12]. Ban quản lý di tích và danh thắng Thanh Hóa (2004), Thanh Hóa di tích

danh thắng, NXB Thanh Hóa

[13]. Bảo tàng tổng hợp tỉnh Thanh Hóa (2000), Thanh Hóa di tích và bảo tàng, NXB Thanh Hóa

[14]. Bảo tàng tổng hợp tỉnh Thanh Hóa (2000), Thanh Hóa di tích và thắng cảnh, NXB Thanh Hóa

[15]. Trần Lâm Biên (1996), Chùa Việt, NXB Tôn giáo

[16]. Phan Kế Bính (1995), Việt Nam phong tục tập quán, NXB Văn học

[17]. Huyền Cư Tô Ngọc Cừ (1994), Nội Đạo Tràng liệt thánh bảo lục (bản dịch), NXB Tôn giáo

[18]. Cục thống kê Thanh Hóa (2014), Niên giám thống kê năm 2013, NXB Thống kê

[19]. Đài khí tượng thủy văn Thanh Hóa (1998), Khí hậu Thanh Hóa, NXB Thanh Hóa

[20]. Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban

Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

[21]. Lê Quang Định (1976), Hoàng Việt nhất thống dư địa chí, NXB Thuận Hóa

[22]. Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Tỉnh hội Phật giáo Thanh Hóa (2009),

Chùa Xứ Thanh (tập 1), NXB Thanh Hóa

[23]. Mai Thanh Hải (2004), Địa chí tôn giáo- lễ hội Việt Nam, NXB Thế giới

[24]. Hồ sơ di tích Chùa Hưng Phúc- Lưu trữ tại Ban quản lý di tích và danh

thắng Thanh Hóa

[25]. Hồ sơ di tích Chùa Nổ- Lưu trữ tại Ban quản lý di tích và danh thắng Thanh Hóa

[26]. Hồ sơ di tích Chùa Yên Đông- Lưu trữ tại Ban quản lý di tích và danh thắng Thanh Hóa

[27]. Hồ sơ di tích Đền thờ An Dương Vương- Lưu trữ tại Ban quản lý di tích và danh thắng Thanh Hóa

[28]. Hồ sơ di tích Đền và lăng mộ Hoàng Bùi Hoàn- Lưu trữ tại Ban quản lý di tích và danh thắng Thanh Hóa

[29]. Hồ sơ di tích Đền thờ Bùi Sỹ Lâm- Lưu trữ tại Ban quản lý di tích và

danh thắng Thanh Hóa

[30]. Nguyễn Văn Hảo, Lê Thị Vinh (2003), Di sản văn hóa xứ Thanh, NXB Thanh Hóa

[31]. Huyện ủy huyện Quảng Xương (2011), Di tích và danh thắng huyện

Quảng Xương, NXB Thanh Hóa

[32]. Huyện ủy huyện Quảng Xương (2010), Địa chí huyện Quảng Xương, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội

[33]. Huyện ủy huyện Quảng Xương (2011), Địa chí văn hóa huyện Quảng

Xương, NXB Lao động

[34]. Đinh Gia Khánh (1993), Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh

Đông Nam Á, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội

[35]. Nguyễn Trọng Lân, Trịnh Sanh (2007), Núi non nước ta, NXB Khoa học và kỹ thuật

[36]. Hưng Nao (1997), Những thắng tích của xứ Thanh, NXB Giáo dục

[37]. Nguyễn Thị Nam (2010), Sử dụng di tích lịch sử- văn hóa ở Quảng Xương trong dạy học khóa trình lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến

giữa thế kỷ XIX, Thư viện Nguyễn Thúc Hào, Đại học Vinh

[38]. Hoàng Anh Nhậm (2006), Lễ tục lễ hội truyền thống xứ Thanh, NXB Văn hóa dân tộc

[39]. Nguyễn Quang Ngọc (2009), Một số vấn đề làng xã Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội

[40]. Vũ Quốc Oai (2010), Đền thờ Chiêu văn vương Trần Nhật Duật và lễ hội Văn Trinh, xã Quảng Hòa, Quảng Hợp, huyện Quảng Xương tỉnh

Thanh Hóa, Thư viện Nguyễn Thúc Hào, Đại học Vinh

[41]. Nguyễn Viết Phổ (1983), Sông ngòi Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật

[42]. Nguyễn Danh Phiệt (1998), Thanh Hóa thời Lê, NXB Thanh Hóa

[43]. Quốc sử quán triều Nguyễn (1970), Đại Nam nhất thống chí, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội

[44]. Hà Văn Tấn (1990), Lịch sử Thanh Hóa (tập 1), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội

[45]. Nguyễn Xuân Trà (2010), Tín ngưỡng cư dân ven biển huyện Quảng

Xương, Thư viện Nguyễn Thúc Hào, Đại học Vinh

[46]. Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn Bá Thế (1991), Từ điển nhân vật lịch sử

Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội

[47]. Trần Ngọc Thêm (1998), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB TP HCM [48]. Lê Đức Tiết (1998), Hương ước lệ làng, NXB chính trị quốc gia

[49]. Ty văn hóa Thanh Hóa (1976), Di tích thắng cảnh Thanh Hóa, NXB Thanh Hóa

[50]. Tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa (2010), Địa chí Thanh Hóa tập 1- Địa lý và lịch sử, NXB Văn hóa thông tin

[51]. Trần Văn Thịnh (1997), Võ tướng Thanh Hóa trong lịch sử dân tộc,

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số đền, chùa tiêu biểu trên địa bàn huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 115 - 134)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w