Đôi nét sơ lược về dòng đạo Nội

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số đền, chùa tiêu biểu trên địa bàn huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 56 - 59)

A. MỞ ĐẦU

2.3.2. Đôi nét sơ lược về dòng đạo Nội

Trước khi đi vào nội dung nhân vật lịch sử, xin lý giải sơ lược về hoàn cảnh ra đời của Đạo Nội: Vào đầu thế kỷ XV, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, lập nên một triều đại mới - triều Hồ, tồn tại 6 năm trong lịch sử. Vào cuối năm 1406, nhà Hồ để đất nước rơi vào tay giặc Minh. Với những chính sách hà khắc của giặc Minh đã làm đời sống nhân dân trở nên điêu đứng. Năm 1418, Bình Định Vương Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa ở núi rừng Lam Sơn. Cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi lãnh đạo được nhân dân đồng tình ủng hộ. Chỉ trong vòng 10 năm, cuộc khởi nghĩa đã giành được thắng lợi, lập nên triều đại Lê sơ- một triều đại được các nhà nghiên cứu đánh giá là cực thịnh nhất. Thế nhưng sự hưng thịnh đó cũng chỉ kéo dài 99 năm, năm 1527, Mạc Đăng Dung

cướp ngôi nhà Lê. Đất nước càng trở nên loạn lạc ssau những cuộc hiếu loạn của các tập đoàn phong kiến như Lê - Mạc, Trịnh - Nguyễn và dẫn đến sự chia cắt đất nước từ năm 1672.

Với tình hình rối ren như vậy, riêng đất Thanh Hóa không chỉ là căn cứ của vua Lê chúa Trịnh, với trung tâm Yên Trường (nay thuộc huyện Yên Định), là nơi xảy ra binh đao lửa đạn mà còn là nơi cung cấp nhân tài vật lực cho chúa Trịnh. Chính điều này làm nhân dân sao nhãng các công việc canh nông, nạn thiên tai, mất mùa đói kém xảy ra liên miên, nhân dân phiêu tán... Ở địa bàn huyện Quảng Xương, đặc biệt là vùng ven biển cũng không tránh khỏi những tàn khốc đó. Sử cũ còn chép “Vào năm 1581, chiến trận lớn ở nơi Đường Nang giữa hai tập đoàn: nhà Mạc do Mạc Đôn Nhượng chỉ huy, nhà Trịnh do Hoàng Đình Ái chống cự, hai bên đánh nhau quyết liệt, nhà Mạc

thua”. [59, 171]

Sau chiến tranh Trịnh - Mạc, đến chiến tranh Trịnh - Nguyễn. Cả hai thế lực đều lấy chiêu bài “Phò Lê” để chống nhau, thời gian này đất Thanh không phải là nơi chiến trường thảm khốc, nhưng lại rơi vào tình trạng bị phân thân vì ba thế lực Lê - Trịnh - Nguyễn đều là thế lực mạnh của Thanh Hóa, do vậy nhân dân xứ Thanh nói chung, nhân dân ven biển Quảng Xương nói riêng không thể tránh khỏi những hoang mang lo sợ và mất mát.

Bối cảnh lịch sử đó là nguyên nhân cho sự phát sinh, phát triển của tôn giáo tín ngưỡng. Từ nhân dân đến quan lại đều đau khổ, mất niềm tin vào cuộc sống thực tại, do vậy người ta tìm về với thần linh và rồi thể hiện nguyện vọng mong muốn cuộc sống thanh bình. Do vậy, sự xuất hiện của Đạo Nội trong giai đoạn này là một hiện tượng văn hóa đặc biệt, phản ánh tâm tư nguyện vọng của nhân dân cả nước nói chung và nhân dân vùng duyên hải nói riêng.

Về tên gọi của Đạo Nội, phải chăng ngay chính tên gọi cũng phản ánh nội dung và ý muốn cụ thể của người sáng lập ra dòng đạo này, họ muốn tôn xưng sự xuất hiện của một thứ tôn giáo của mình, khác hẳn với các tôn giáo có nguồn gốc lai căng. Nhưng nếu xét kỹ, chúng ta dễ thấy Đạo Nội có sự hỗn tạp, pha trộn của nhiều thứ tôn giáo lớn: Đạo giáo, Phật giáo và Nho giáo.

Đạo Nội ra đời với truyền thuyết Phật giáng hạ An Đông, tiếp theo là Thượng Không Phật thường xuất hiện, luôn có mặt trong nghiệp tu luyện, truyền giáo, hành đạo của Liệt Thánh đạo Nội, điều đó nói lên sự pha trộn với Phật giáo của đạo Nội, vì vậy mà tên gọi của đền đôi khi dùng gọi như chùa. Nhưng mặt khác, Liệt thánh của đạo Nội lại tỏ ra không phải là đệ tử của Phật, các vị với những phép màu thần thông biến hóa, hô gió làm mưa, làm phép bùa chú, mặt này lại chứng tỏ đạo Nội mang hơi hướng của Đạo giáo. Các Liệt thánh của đạo Nội không thực thi những nghi thức của đạo Phật như ngồi thiền, ăn chay, niệm Phật dù đạo Nội vẫn có kinh riêng. Theo sách “Nội

Đạo Tràng Liệt thánh bảo lục” do pháp ngôn Văn Trai Nguyễn Thao soạn

khắc in năm Thành Thái thứ 14 (bản dịch của Huyền Cư Tô Ngọc Cừ- HN 1994) thì Nội đạo chỉ kiêng ăn thịt chó và canh rau mồng tơi. Bên cạnh Phật và Đạo giáo thì ta còn thấy sự có mặt của Nho giáo rất rõ. Đó là những mối quan hệ “Tam cương, ngũ thường” mà vị Tôn sư Thượng không Phật đã dạy Trần Ngọc Lành ngay từ buổi đầu gặp gỡ.

Có thể thấy rõ tôn chỉ mục đích của đạo Nội là hướng cho các đệ tử của mình vào thẳng mục tiêu cuộc sống như: tiểu trừ những điều gian trá, không chính đáng, chữa bệnh giúp nước, che chở cho dân. Chính điều đó khiến cho sự ra đời của đạo Nội trước những diễn biến của thời loạn lạc là hoàn toàn phù hợp, phản ánh tâm tư, tình cảm của quảng đại quần chúng, nó giải tỏa những tâm lý bế tắc, mất niềm tin ở thực tại bằng cách hướng con người vào những suy nghĩ, hành động của cái thiện, vào việc cứu nước cứu dân.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số đền, chùa tiêu biểu trên địa bàn huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w