Quy mô cấu trúc

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số đền, chùa tiêu biểu trên địa bàn huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 69 - 71)

A. MỞ ĐẦU

2.4.3. Quy mô cấu trúc

Đền Nam Hải đại vương được dựng trên một khu đất cao ráo, có hình chữ Vương, theo hướng Nam, chếch về phía Tây. Sau đền khoảng 2km là cửa sông Lạch Trào (nhánh chính của sông Mã) đổ ra biển. Phía trước đền, dòng sông Đơ uốn lượn như dải lụa bắt nguồn từ cửa sông Lạch Trào vòng qua phía Đông Quảng Châu rồi lượn về trước đền. Xa hơn nữa, khoảng gần 1km theo đường chim bay, là núi Trường Lệ thơ mộng như bức tường thành chắn che sóng biển. Ở một vị trí thuận tiện về giao thông, đền Nam Hải Đại vương còn là nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp đẽ đầy sức sống quyến rũ lòng người, đặc biệt lại có quy mô cấu trúc khá lớn, bao gồm:

Cửa nghinh môn cấu trúc theo kiểu chồng diêm, ba tầng, soi mình xuống dòng sông Đơ đầy vơi theo thủy triều lên xuống. Bước qua nghinh môn vào Bái đường (Sân) với hai hàng voi, ngựa bằng đá đứng chầu. Qua bái đường đến nhà tiền đường 5 gian với những chạm khắc Long, Ly, Quy, Phượng lộng lẫy, tinh xảo. Đi qua tiền đường là nhà Chính tẩm 3 gian, song song với tiền đường theo hình chữ nhị . Khoảng giữa tiền đường và chính tẩm

là sân hậu. Nối liền với chính tẩm theo kiểu chữ Đinh là 3 gian nhà hậu cung- nơi đặt Long ngai- bài bị của thần Nam Hải. Phía bên phải của nhà chữ Đinh (tính từ ngoài đi vào) cách khoảng 10m là đền thờ của Công chúa Mỵ Châu với truyền thuyết về câu chuyện tình “Mỵ Châu- Trọng Thủy”. Phía bên trái đền Nam Hải (tính theo phía đi vào đền) còn có một dãy vũ 5 gian của các ban văn võ.

Bao quanh khu đền là tường rào 4 phía. Mỗi phía đều mở một cửa, gọi là cửa Đông, cửa Tây, cửa Bắc và cửa Nam là nghinh môn. Sau đền thờ là vườn cây um tùm, với địa thế tự nhiên như đã nêu ở trên, cùng quy mô cấu trúc của khu đền, có lẽ người đời xưa đã có dụng ý mô phỏng theo cách bố cục của thành Cổ Loa mà khi xưa vua An Dương Vương đã cho xây dựng ở kinh đô Phong Khê. Đó cũng là một nét độc đáo về bố cục, quy mô cấu trúc của đền thờ An Dương Vương ở thôn Bình Hòa,xã Quảng Châu.

Đền thờ An Dương Vương không chỉ là nơi thờ An Dương Vương và Mỵ Châu Công chúa mà còn là địa điểm trú ẩn, hội họp, tập kết của nhiều nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng và các đơn vị quân đội. Trải qua các thời kỳ, quy mô cấu trúc của đền thờ được các cụ ngày xưa ca ngợi:

Đà có đặng vui phen thái hội Lại thêm tươi sắc vẻ tài hoa

Nga nguy miếu Phật trong vùng nhất

Thấm cho dân phúc Tĩnh Gia. [27, 3]

Sau này, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, ngôi đền đó không còn nữa. Năm 1993, cấp ủy, chính quyền cùng nhân dân địa phương đã thống nhất việc xây dựng lại đền thờ.

Tháng 5 năm 1993, bắt đầu khởi công xây dựng một chính tẩm và hoàn thành vào tháng 7 cùng năm. Cũng năm này, Sở văn hóa- Thông tin tỉnh Thanh Hóa ra Quyết định số 129, ngày 20 tháng 6 năm 1993 công nhận đền

thờ An Dương Vương và công chúa Mỵ Châu là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Từ năm 1994 - 1996, tiếp tục xây dựng trung điện tiền đường, cửa nghinh môn, đền Mỵ Châu, nhà thánh mẫu, đắp một con đường từ Quốc lộ 47 vào đền thờ. Bộ Văn hóa- Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) đã ký Quyết định số 1460, ngày 26 tháng 9 năm 1997, công nhận đền thờ An Dương Vương và công chúa Mỵ Châu là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số đền, chùa tiêu biểu trên địa bàn huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 69 - 71)