Đặc điểm kiến trúc

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số đền, chùa tiêu biểu trên địa bàn huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 63 - 65)

A. MỞ ĐẦU

2.3.4. Đặc điểm kiến trúc

Hiện nay các nguồn tài liệu mô tả về kiến trúc của chùa Yên Đông hầu như không còn, có chăng cũng chỉ có thể tìm hiểu qua văn bia, gia phả họ Trần và cuốn sách quý “Đạo Nội Liệt thánh bảo lục”. Chùa Yên Đông thuở xưa, khi khởi thủy tổ chỉ đơn sơ “Hòa mao nhất tòa - Lô nhang nhất vị” [26, 6] có nghĩa là: Nhà tranh một cái, lô nhang chỉ có một bát. Khi mới xây dựng, chùa được xây trên một khuôn viên vừa và nhỏ trên đất Yên Đông. Về sau, vào triều vua Bảo Đại, con cháu họ Trần cùng các đệ tử môn đồ tu sửa lại tổ đường. Trải qua gần 100 năm, qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, kiến trúc cũ của ngôi chùa bị biến dạng và chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu tôn tạo. Năm 1995, ông Trần Ngọc Toàn cùng anh em trong dòng

tộc trùng tu tôn tạo mới toàn bộ chính tẩm. Năm 2005, xây dựng Từ đường và giải tỏa đường vào chùa, xây tường dắc, sắm thêm nội thất gồm 3 tượng Tam Bảo Phật, 1 tượng Thượng sư, 1 tượng Đức Ông... Chùa Yên Đông đang dần trở lại được như xưa, và đây cũng là địa chỉ quen thuộc hấp dẫn nhiều phật tử và du khách xa gần.

Kiến trúc của chùa gồm 2 dãy nhà và một hậu cung trên một khuôn viên nhỏ. Cổng tam quan chùa được xây bằng gạch khá thô sơ, phủ lớp sơn màu vàng và đã phủ đầy rong rêu. Chính giữa cổng tam quan có khắc ba chữ

Hán “Yên Đông tự”, hai bên là câu đối cũng bằng chữ Hán được tạc khắc lại,

nét chữ còn khá mới. Bước qua cổng tam quan là sân chùa, chính giữa đặt một Lư hương khá lớn bằng đá, hai bên còn sót lại một số hiện vật bằng đá cổ:voi đá cổ, nghê cổ, Kỳ Lân bằng đá cổ. Đi sâu vào là các gian thờ chính của Chùa:

Tiền đường là nơi bài trí ngai thờ chúa Mẫu Liễu Hạnh và chư vị Phật Mẫu, Nhị vị Tiên cô.

Trung đường thờ Bát Bộ Kim Cương, Bạch Xà thần tướng, Ngũ Hổ thần tướng, Bạch Tượng cửu nha cùng thần binh 18 nước

Hậu cung là nơi thờ các Liệt thánh của đạo Nội.

Ngoài ra phía ngoài còn có nhà cho khách có nhu cầu gửi lô nhang gia tiên, hay lô nhang thất tự, chính diện có tháp chuông...

Các dãy nhà mới xây được xây dựng kiến trúc theo kiểu bít đốc liên kết với nhau. Trước tiền điện là bình phong và bia đá, sau bình phong là gác chuông.

2.3.5. Các hiện vật trong di tích

Số thứ tự Tên hiện vật Số lượng

1 Bài vị 02 cái

2 Mâm đồng cổ 03 cái

3 Chân nến cổ 02 cái

5 Bình rượu cổ 02 cái 6 Voi đá cổ 01 con 7 Kỳ Lân đá cổ 01 con 8 Đèn nến cổ 01 cái 9 Bát hương đá to 01 cái 10 Nghê đá 02 con 11 Khánh đá 01 cái 12 Bia đá 02 cái 13 Sắc phong 03 bản 14 Chuông đồng 01 cái 15 Gia phả họ Trần 01 bản

16 Ấn tín của Nội Đạo 04 ấn

[26, 12]

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số đền, chùa tiêu biểu trên địa bàn huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w