Vài nét khái quát về tướng quân Hoàng Bùi Hoàn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số đền, chùa tiêu biểu trên địa bàn huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 74 - 81)

A. MỞ ĐẦU

2.5.1. Vài nét khái quát về tướng quân Hoàng Bùi Hoàn

Hoàng Bùi Hoàn, sinh năm Giáp Thìn (1664) xuất thân là quan võ, ông là nhà tổ chức, lãnh đạo, có đức, có tài trong chính quyên Lê - Trịnh. Ông là nhân vật được thờ tự tại di tích đền thờ - mộ Hoàng Bùi Hoàn, ngoài ra di tích còn có cách gọi theo họ tên, theo chức tước của Ngài: Đền thờ Hoàng Tướng Công, đền thờ Quan Quân, đền thờ Vệ Quận Công, đền thờ Quan Phủ Nội Trấn.

Có hai nguồn tài liệu tin cậy ghi về công trạng của nhân vật lịch sử Hoàng Bùi Hoàn là: Sách Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1 và nguồn tài liệu thứ hai là văn bia được soạn khắc năm 1724 dựng tại di tích, ghi tương đối cụ thể về dòng họ Hoàng, thân thế sự nghiệp của Hoàng Bùi Hoàn, có giá trị nội dung như một cuốn gia phả.

Dòng họ Hoàng ở thôn Câu Đồng Nội, xã Quảng Trạch vốn gốc khởi thủy ở thôn Câu Đồng Cầu, tỉnh Hải Dương. Vào khoảng những năm 30 của thế kỷ XVI, nước ta xảy ra những biến cố chính trị lớn, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, cụ Hoàng Tính cùng con cháu từ Hải Dương chuyển vào lập nghiệp tại thôn Câu Đồng Nội, xã Lưu Vệ, đến cụ Hoàng Bùi Hoàn là hậu duệ đời thứ năm. Như vậy, cụ Hoàng Tính là khởi tổ của họ Hoàng ở thôn Câu Đồng Nội và trở thành dòng họ lớn dưới triều Lê - Trịnh “nổi tiếng giàu sang

phong lưu, để tiếng thơm cho đời ở khu vực Lưu Vệ” [3, 24]. Thân phụ ông là

Hoàng Nhữ - một bề tôi trung thành với chúa Trịnh, đã có công lao trong buổi khởi nghiệp của nhà Trịnh, được phong Tán trị thừa chính sứ, Tả tham nghị, Đô đốc phủ, tước hầu, khi mất được triều Lê - Trịnh truy phong là Đôn Mẫu phúc thần. Thân mẫu của ông là Hoàng Quý Thị, hiệu Trinh Thục. Bà sinh được 5 người con trai, 3 gái, trai trưởng chính là Hoàng Bùi Hoàn.

Thuở nhỏ ông được học kinh sử, lớn lên theo đường binh nghiệp qua 3 đời chúa: Trịnh Tạc (1657 - 1682), Trịnh Căn (1682 - 1709), Trịnh Cương (1709 - 1729) và hai triều vua: Lê Hy Tông (1676 - 1705), Lê Dụ Tông (1706 - 1729). Đây là thời kỳ nhà nước Đại Việt không phải đối phó với các cuộc xâm lược nào từ bên ngoài, mà chỉ tập trung vào công việc củng cố nội bộ. Chính quyền Lê - Trịnh tập trung vào công việc nội chính, tức là chăm lo củng cố chính quyền, chống bè phái trong nội bộ triều chính,chủ yếu là nội bộ nhà Chúa (phủ chúa Trịnh). Hoàng Bùi Hoàn là quan võ, ông luôn có cách ứng xử đúng mực, không bè phái tranh giành quyền lực. Trải bốn mươi năm

ngôi cao chốn triều trung”, Hoàng Bùi Hoàn “tỏ rõ là người có năng lực

sáng suốt, đức sáng như ngọc, không bè đảng, không thiên vị” [28, 3], nhiệm

vụ quan trọng của chính quyền Lê - Trịnh giao cho ông là chăm lo phát triển sản xuất, đảm bảo đời sống dân chúng.

Tướng công Hoàng Bùi Hoàn nhờ vào tư chất các nhân và tài năng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được triều đình giao phó. Thời kỳ đầu, Hoàng Bùi Hoàn được phân công cai quản phủ An Tường, nội trấn Thanh Hoa (tỉnh Thanh Hóa ngày nay). Sau ông được điều về triều giữ chức Tư lễ giám, Tổng thái giám, Hữu Đô hiệu điểm, tước Quận Công. Niên hiệu Bảo Thái (1720- 1729), dưới đời vua Lê Dụ Tông, chúa Trịnh Tạc, ông được thăng chức Tả Đô đốc, gia phong Thái Bảo, đạt tới đỉnh cao nhất của sự nghiệp sau mười năm theo nghiệp nhà binh.

Quê hương xã Lưu Vệ, nơi khởi sinh ra dòng họ Hoàng luôn được ông dành nhiều tình cảm ưu ái, khi mất mùa đói kém, ông xuất thóc gạo trợ cứu dân chúng và chỉ bảo cách sản xuất làm ăn. Ngoài ra, ông còn cho mở chợ Voi (nay thuộc xã Quảng Thịnh, thành phố Thanh Hóa), góp phần thúc đẩy trao đổi mua bán, lưu thông nông sản của cả một vùng đồng bằng liền kề trung tâm chính trị kinh tế là tỉnh lỵ Thanh Hóa. Nhiều ngôi đền, chùa thuộc các huyện Quảng Xương, Đông Sơn do ông khởi xướng xây dựng (gia phả họ Hoàng).

Đối với gia đình, dòng tộc: “Anh em, con cái về phong độ cũng như tài sản, đất đai thì ông cũng đã dựng được thần tượng cao đẹp như tinh anh của núi sông chung đúc lên. Có ảnh hưởng tốt đối với người thân, có hiếu với bố mẹ, được phong tặng chữ “Hiếu”. Con cháu được thừa hưởng phúc ấm” [3, 26]

Ông mất ngày 12 tháng 12 (không rõ năm), vua Lê Dụ Tông gia ân phong tặng “Thái phó, Vệ Quốc Công, ban tên húy là Mẫn Đạt” [43, 278].Các triều vua về sau đều ban sắc phong tặng ông làm Phúc Thần Thượng đẳng.

Để ghi nhớ công đức, ơn nghĩa của Vệ Quốc Công Hoàng Bùi Hoàn, ngay sau khi ông mất, nhân dân các làng xã ở hai huyện Quảng Xương và Đông Sơn gồm Câu Đồng Nội, Câu Đồng Ngoại, Hạ Văn Trường, Thọ Lộc,

Nhân Trạch, Đông Trung, Quảng Bọ, Quang Chiểu, Ngọc Am, Thọ Sơn... đều thờ phụng và hiến công sức, tiền của để xây dựng đền miếu, lăng mộ và hương khói phụng thờ theo “Điển phép nhà nước” vị Phúc Thần Thượng đẳng Hoàng Bùi Hoàn, đủ thấy ân huệ và ảnh hưởng của ông rất lớn trong dân chúng, đúng như câu đối được khắc ở đền thờ ông:

Miếu mạo nguy nga trường tồn tứ thời chi báo Uy danh hách dịch vĩnh thùy vạn thế chi linh.

Dịch nghĩa:

Đền miếu nguy nga trường tồn báo đáp cả bốn mùa hàng năm

Uy danh hiển hách lưu truyền mãi đấng linh thiêng muôn thuở.

[31, 188]

2.5.2. Phong cách kiến trúc

Để nhớ công đức, ơn nghĩa của Vệ Quốc Công Hoàng Bùi Hoàn, ngay sau khi ông mát, nhân dân 2 huyện Quảng Xương, Đông Sơn đã xây đền thờ và mộ tại làng Câu Đồng Nôi, xã Quảng Trạch, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Nội dung hai văn bia tại đền thờ cho biết ngôi đền được xây dựng vào những năm 1724 - 1726 triều vua Lê Dụ Tông. Đền bố cục hình chữ Đinh, gồm tiền đường 3 gian, chính tẩm 2 gian. Phía trước tiền đường có sân rộng (bái đường), tiếp đến ra phía ngoài có hai tấm bia đá dựng đối xứng hai bên lối vào ghi khắc chữ Hán về lịch sử dòng họ Hoàng và thân thế sự nghiệp của người được thờ tự, có nhà che bia làm theo kiểu chồng diêm hai tầng tám mái. Phía ngoài cùng là cổng đền. Hai bên trục “thần đạo” (đường vào đền) có nhóm tượng chầu bằng đá như: voi, ngựa, chó đá được bài trí đối xứng.

Hiện tại đền thờ Hoàng Bùi Hoàn nằm trong một không gian có mặt bằng tổng thể bao gồm các hạng mục: Cổng - sân - nhà tiền đường - nhà hậu cung.

Cổng nghinh môn: Cổng đền đặt theo hướng Nam, hai bên đặt 2 chó đá và được trùng tu lại năm 1960, tiếp giáp với đường làng. Hai bên trụ cổng gắn liền bức tường rào cao 1,8m, cổng có chiều rộng 2,53m, hai trụ cổng có chiều cao 3,38m, rộng 2m, xây bằng gạch,trát vữa xi măng cát. Trụ cổng chia làm 3 phần: Đế - thân - đầu trụ. Đế trụ cao 0,4m, thân trụ cao 2,48m, đấu trụ cao 0,5m. Hai trụ cổng được nối bởi thanh ngang, đúc bằng vữa cát, xi măng, có chiều cao 0,3m, chiều dài chạy hết chiều rộng của cổng.

Từ cổng vào sân qua đường thần đạo. Đường thần đạo được lát đá xanh 0,15 x 0,15m, hai bên thần đạo đặt hai tấm bia, hai con voi đá đối xứng với nhau. Sân có chiều dài 13m, chiều rộng 10m. Nền lát đá xanh, kích thước 0,15m x 0,15m. Phía trong sát với nhà tiền đường đặt 2 ngựa chầu 2 bên, mỗi con cách nhau 8m.

Qua sân đền là bước vào nhà tiền đường. Nhà tiền đường có chiều dài: 8,6m, chiều rộng 6,9m (hiên rộng 2,4m, lòng nhà rộng 4,05m). Về kết cấu kiến trúc: Nhà tiền đường được cấu trúc gồm 3 gian, 4 vì kèo. Gian thứ nhất rộng 2,9m, gian thứ hai rộng 2,8m, gian thứ ba rộng 2,9m, riêng 2 vì hồi được dựng cách mặt tường để chống hư hại các đầu hoành tải. Mỗi vì có 6 cột đá (toàn bộ có 24 cột, hiện còn 22 cột, gồm có 8 cột cái trước, 8 cột quân sau, 4 cột hiên trước và 2 cột hiên sau). Trên cột đá có 22 vế câu đối (hiện còn 20 vế câu đối, 2 cột đá bị gẫy chuyển ra ngoài, địa phương đã thay thế bằng hai cột đá mới không có câu đối ghi trên cột). Vì vậy chỉ còn 10 đôi trong 20 cột, các cột này có kích thước mỗi cạnh rộng 0,23m, chiều cao của cột 1,97m. Chân tảng và cột là một khối đá liền được tạo tác rất công phu. Chân tảng đá dật 2 cấp hình vuông 0,37m x 0,37m và 0,39m x 0,39m. Mỗi cột đá được đứng vững một cách độc lập. Trên mỗi cột đều khắc một vế đối trong khuôn ô định sẵn, toàn bộ câu đối đều không có lạc khoản. Tất cả hợp thành “một rừng trụ đá” [26; 7] vững chắc để đỡ toàn bộ kết cấu phần trên của các vì kèo và mái

nhà. Phần kèo (từ quá giang trở lên) làm bằng gỗ theo kiểu chồng rường, kẻ suốt. Các vì kèo liên kết với nhau thành hai đường xà. Toàn bộ kết cấu phần vì kèo được đặt trên hệ thống cột đá. Đầu cột đá có đấu kê bằng gỗ hình vuông 0,35m x 0,35m, dày 0,1m, soi gờ chỉ chờm ra 4 cạnh để đỡ quá giang. Mặt trên cảu đấu cột cắt rãnh sâu bằng 1/3 chiều dài của đấu, ôm cố định lấy quá giang. Quá giang có chiều dài 4,05m, phần bụng soi gờ, tạo dáng bề mặt có đường cong. Bốn trụ của 4 vì kèo liên kết với quá giang bởi hệ thống chốt, các trụ cái, trụ quân được soi gờ chỉ bốn mặt. Hệ thống câu đầu cấu tạo kép goomd câu đầu trên, câu đầu dưới được soi nhiều lớp gờ chỉ, tạo dáng chắc khỏe cho bộ vì.

Thượng lương là phần nối tiếp mái trước, mái sau, là đỉnh mái nhà, kết nối vào câu đầu qua đấu kê (còn gọi là guốc hoành). Đấu kê ở đền thờ Tướng công Hoàng Bùi Hoàn có cùng kiến trúc với đấu kê ở Thái miếu Bố Vệ (thành phố Thanh Hóa), có niên đại vào khoảng thế kỷ XVIII. Hai mặt của đấu kê thượng lương được soi gờ chỉ.

Hệ thống dọc của nhà tiền đường được bố trí gồm các xà dọc kéo dài hết 3 gian xuyên qua trụ chạm vào tường hai đầu đốc. Xà có tiết diện 0,22m x 0,10m, xà trụ cái gồm 3 lớp xà trên, giữa, dưới. Xà trụ quân gồm 2 lớp trên và lớp dưới. Xà hiên trước, hiên sau gắn trực tiếp vào đấu quá giang, liên kết với các cột thành khối vững chắc. Hệ thống xà dọc đều chạm soi gờ chỉ. Xà, trụ có tiết diện khá lớn 0,22m x 0,1m, xà hiên do không có chức năng chịu lực nên nhỏ hơn.

Hệ thống hoành tải bằng gỗ lim, mái trước, mái sau mỗi mái có 10 hàng, tổng cộng có 20 hàng. Tại điểm tiếp xúc hoành tải với các cột, xà và đấu kê (guốc hoành) có tác dụng cố định vị trí từng hoành tải và tạo độ phẳng nghiêng để đặt rui, mè. Mái đền lợp ngói mũi, nền lát gạch bát màu đỏ. Mặt trước của 2 gian nhà được mở 3 chuồng cửa bức bàn ngăn cách hiên với lòng

nhà tiền đường. Mỗi chuồng gồm 4 cánh bằng gỗ lim, kỹ thuật đục mộng, các đố, soi gờ chỉ chính xác. Cửa cao 1,95m, mỗi cánh có kích thước 0,45m, đứng trên hệ thống ngạch, ngưỡng, đóng mở bởi khung ngạch gỗ, có then chốt đóng mở dễ dàng.

Nhìn chung, ba gian tiền đường tuy không chạm trổ hoa văn và các đề tài thường gặp ở các công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng khác, nhưng đây là sự kết hợp thành công giữa hai loại vật kiệu gỗ và đá có sức bền vững cao, chịu sự thử thách của thời gian hơn 300 năm.

Toàn bộ phần kiến trúc gỗ gồm hoành tải, các bộ vì, quá giang được đặt trên đầu của 24 cột đá chống đỡ của công trình, không dùng đến chốt mộng, là sự độc đáo trong kỹ thuật xây dựng. Thể hiện ở kỹ thuật lắp dựng giữa kiến trúc đá và gỗ ở từng vì kèo, là nét độc đáo về nghệ thuật kiến trúc ở Thanh Hóa đầu thế kỷ XVIII.

Hậu cung đền thờ Hoàng Bùi Hoàn có chiều dài 4,7m x 3,8m (18m2) gồm 2 gian nối với nhà tiền đường theo chiều dọc. Kết cấu hậu cung không có cột, gồm 3 gian với vì kèo đơn giản gồm quá giang, câu đầu và có hai trụ bằng vật liệu gỗ được soi gờ chỉ cẩn thận, có guốc hoành gắn kết hoành tải với vì. Toàn bộ công trình được xây tường bao 3 mặt, dày 0,33m bằng gạch thời Lê, mỗi viên có kích thước 0,03m x 0,15m x 0,1m. Ngoài ra trong hậu cung còn bài trí các đồ tế khí như bộ bát bửu, bức thủy môn, là những đồ thờ đặc biệt có giá trị.

Ngoài việc xây dựng ngôi đền, nhân dân địa phương hai huyện Đông Sơn, Quảng Xương còn xây cất phần lăng mộ của Hoàng Bùi Hoàn bằng những phiến đá được gọt đẽo hết sức công phu. Lăng mộ có kích thước dài 8,75m, rộng 8,75m, cao 1,35m. Khu lăng mộ nằm trên cánh đồng Lăng, cách đền thờ 1km về phía Đông Nam. Vật liệu bao phong bằng các phiến đá hình chữ nhật có kích thước trung bình dài 60cm, rộng 30cm, dày 17cm, chất đá

màu xanh đen, thành lăng xếp các lớp đá phiến dày 0,75m, không có vữa kết dính. Mặt thành đặt một lớp đá phiến hình chóp nón có chiều dài trung bình từ 60cm đến 70cm, trong thành đá là phần mộ được đắp đất cao gần bằng thành. Vào thế kỷ XVII, XVIII, ở Thanh Hóa đã phát hiện được nhiều lăng tẩm của các bậc văn thần võ tướng. Nhưng tất cả các lăng tẩm đó được dấu kín dưới lòng đất hoặc chỉ là gò đất nổi. Song, đối với lăng mộ Tướng công Hoàng Bùi Hoàn là một trường hợp đặc biệt, ở đây, phần mộ được bao phong bởi 7 lớp đá nổi hẳn lên trên mặt đất.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số đền, chùa tiêu biểu trên địa bàn huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 74 - 81)