Văn bia chùa Kênh

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số đền, chùa tiêu biểu trên địa bàn huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 41 - 45)

A. MỞ ĐẦU

2.1.3. Văn bia chùa Kênh

“Bia đá chùa Kênh” là tên gọi thông tục một tấm bia đá lớn thời Trần,

hiện còn thấy đứng trên lưng rùa trong nhà bia được xây dựng vào năm 1995, chung quanh bao bọc đất ruộng trồng rau màu của nông dân thôn Trường Tân, xã Quảng Hùng. Bia cao 150cm, rộng 60cm, dày 25cm. Trên trán bia khắc đôi rồng trơn, giản dị, khỏe mạnh, uốn khúc cuồn cuộn, trong tư thế sẵn sáng lao lên phía trước. Bốn chữ “Hưng Phúc tự bi” vuông vức, nổi bật, khắc lối triện mộc mạc mà thanh thoát. Đóng khung lòng bia, hai cạnh là hai dải viền hoa cúc dây,đường nét mềm mại, phía trên một hàng cánh hoa xếp được cách điệu cao bằng những hình móc câu, đơn giản, bên dưới lớp hoa văn sóng nước đơn sơ mà gợi tả.

Văn bia soạn khắc năm “Khai Thái tam niên” (1326) nhưng lâu đời mưa nắng bào mòn đến năm “Tự Đức thập tam niên” (1859) hội vũ thôn Trường Tân khắc lại, nhầm ra “Khai Thái tam thập niên” (1353) .Đến thời kháng chiến chống Pháp, dân quân tập bắn làm vỡ một mảng phía cạnh và góc bia, khiến một số chữ bị mất.

Toàn bộ văn bia mặt trước, kể cả 24 câu, 96 chữ của bài thơ tên

“Minh” gồm khoảng 770 chữ. Trong đó đã bị mất và bị mở hoàn toàn là 20

chữ. Điều đáng tiếc là tên tuổi, chức tước danh hiệu người soạn văn bia lại nằm trong số 20 chữ đấy. Vì thế chúng ta cũng không còn tư liệu nào khác để

biết thêm thông tin về người đã kể lại những dòng văn, vần thơ bất hủ này. Chỉ biết qua văn phong, bút pháp hẳn tác giả phải là người học rộng, tài cao, uyên thâm Nho giáo, am tường Phật học. Từng chữ, từng lời đều ẩn tàng điền tích hoặc của Phật, hoặc của Nho. Vào thời nhà Trần, Khổng giáo đã phát triển nhưng Phật giáo thì lại rất hưng thịnh. Không phải ai khác mà chính ông vua đầu tiên của triều Trần - Trần Thái Tông - đã có lúc toan định rời bỏ ngai vàng, vào núi đi tu để “mong làm Phật không cầu gì khác”. Kế đến, vua Trần Thánh Tông thì “về già kê cứu lẽ huyền bí của đạo Phật, noi theo phép nhà”. Tiếp theo, vua Trần Nhân Tông mới 38 tuổi đời đã nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông để mặc áo nâu sòng, vào núi Yên Tử (tỉnh Quảng Ninh) đi tu, lập ra Thiền phái Trúc Lâm - một dòng phái Phật giáo mang màu sắc riêng của nước Đại Việt.

Về nội dung văn bia, lẽ ra trong bối cảnh Phật giáo đã trở thành quốc giáo thì việc dựng chùa, tô tượng đúc chuông, khắc bia và ghi lại công tích là chuyện thường tình. Song riêng ở ngôi chùa Hưng Phúc, văn bia lại có vấn đề về lịch sử mà chúng ta không thể không bàn tới đó là hương Yên Duyên- nơi dựng chùa Hưng Phúc - chủ nhân của nó và cuộc chiến đấu của nhân dân nơi đây chống giặc Nguyên Mông vào thời nhà Trần.

Trở về với lịch sử, ta thấy vào cuối thời Lý, đầu thời Trần, nền kinh tế bị đình đốn, chế độ chính trị bị khủng hoảng. Để nhanh chóng khắc phục tình trạng ấy, nhà Trần đã áp dụng nhiều biện pháp tích cực. Công cuộc khẩn hoang mở rộng diện tích phát triển sản xuất rất được coi trọng. Năm 1266, Nhà nước cho phép các vương hầu, công chúa, phò mã, phi tần, chiêu mộ dân nghèo xiêu tán, khai khẩn đất hoang lập thành các điền trang. Quý tộc, quan

lại sai nô tì đắp đê lấn chiếm bãi bồi, mở rộng làng xã thiết lập tư trang. Nô tì được phép lấy vợ, lấy chồng và trở thành cư dân ở đấy.

Về mặt chính trị, tất cả những chức vụ quan trọng trong bộ máy Nhà nước đều do tôn thất họ Trần nắm giữ, các vương hầu được phân phong đi chấn trị các nơi có quyền lợi và nghĩa vụ lập quân đội riêng (gia binh) để dùng khi quốc gia có biến. Sách Đại Việt sử kí toàn thư chép: “Chế độ nhà Trần, vương hầu đến phủ đề riêng ở hương của mình, khi chầu hầu mới đến

kinh sư xong việc lại quay về”[60, 246]. Trên đất Quảng Xương hồi bấy giờ

có phủ đệ của Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật ở vùng núi Văn Trinh, phủ đệ của Thượng tướng minh tự Lê An ở hương Yên Duyên.

Hương Yên Duyên thời Trần bao gồm dải đất ven biển phía Đông tỉnh lộ 4 kéo dài từ Nho Quan xuống đến Đồn Điền. Thuở ấy dải đát này hãy còn hoang vắng, đa phần còn cồn cát đầm lầy rừng cây sông ngòi khe rạch. Có lẽ vị tướng họ Lê được phép triều đình đến đây khai phá, xây dựng dinh thự, phủ đệ trên đất Trường Tân bây giờ. Năm tháng trôi qua, đất lở cát bồi, con người khai phá diện mạo của vườn đất cũ không còn, làng ấp mới mọc lên nhưng những địa danh cả chữ Hán lẫn chữ Nôm quanh vùng đều là dư ảnh của một vùng sông nước khe lạch, bến bãi. Làng Bến, làng Kênh được thay thế bằng Trường Tân thôn thời Nguyễn. Còn những tên khác như xóm Bến, cầu Bến, bến Kênh, cánh đồng Kênh vẫn còn được lưu giữ. Và nếu như phủ đệ của Trần Nhật Duật ở vùng núi Văn Trinh khai khẩn cả vùng đất sát Tây huyện và đặc biệt là khống chế, kiểm soát đoạn đường thiên lý từ Bắc vào Nam, thì phủ đệ của Lê An ở hương Yên Duyên ngoài nhiệm vụ khai khẩn đất hoang, xây dựng trang ấp, còn phải cai quản bảo vệ cả một đoạn bờ biển dài hơn 20km từ cửa Lạch Trào (cửa Hới) cho tới cửa Hàn (cửa Ghép).

Quay lại với văn bia, bài văn bia gồm hai phần: phần trên khá dài, kể việc dựng chùa và thuật lại công tích của Lê Mạnh; phần dưới là bài “Minh”

24 câu, 96 chữ, ca ngợi công đức họ Lê. Sau đây là nguyên văn bài “Minh”

có nhiều giá trị về lịch sử và văn hóa, miêu tả lại công đức và quá trình dựng chùa Hưng Phúc:

Nam quốc chi sơn Khái niệm tiên quân

Đông hải chi thủy Tu sùng tích thị

Tả bàng, hữu nỗ Lưu mục di cấu

Đỉnh bình, tượng mỹ Khắc kế tiên quỹ.

Thanh thục, uyên đình Khai Thái, Thiệu Long

Hữu nguyên, hữu ủy Giáp Tý xuân thủ

Xà diện, ủy đế Phụ cơ tử đường

Vi long, vi hủy Hiếu vô chung thủy

Duy bỉ Lê công Vi thiện chi bào

Chung thử khôi vĩ Tích loại chỉ chỉ

Vi quốc: trung thần Ô hô! Hưu tai

Vị gia: lệnh tử Tòng tư thủy hỷ.

Dịch:

Nam quốc là non Kính nhớ tổ tiên

Đông hải là biển Tôn sùng đạo Phật

Hữu bọc, tả chầu Mở nền chùa cũ

Hình châu, dáng ngọc Nối chí người xưa

Trong vắt, thẳm sâu Năm Tý, Thiệu long

Có sau, có trước Tiết Xuân, Khai Thái

Như rắn như rồng Hiếu nghĩa vẹn toàn

Họ Lê có ông Làm thiện để báo

Khôi ngô tuấn tú Chứa phúc để vui

Với nước: tôi trung Ôi! Tốt đẹp thay

Với nhà: con hiếu Biết theo trước vậy.

[ 29, 491, 492] Có thể nói cho đến nay, tấm bia này là tài liệu gốc duy nhất ghi chép về một Hương chiến đấu của thời Trần, có sự lãnh đạo chặt chẽ và đoàn kết tốt.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số đền, chùa tiêu biểu trên địa bàn huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w