Thực trạng bảo tồn di tích

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số đền, chùa tiêu biểu trên địa bàn huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 112 - 115)

A. MỞ ĐẦU

3.2.1. Thực trạng bảo tồn di tích

Các di tích lịch sử - văn hóa vốn rất mong manh và nhạy cảm trước những tác động của các yếu tố tự nhiên và xã hội. Những cuộc xung đột vũ trang dù kéo dài hay chớp nhoáng, thiên tai, động đất, núi lửa, lũ lụt, bệnh tật, đói nghèo... đều tác động tiêu cực đến sự tồn tại di tích. Các di tích đền, chùa trên địa bàn huyện Quảng Xương cũng nằm trong thực trạng đó. Trải qua lịch sử hàng trăm năm tồn tại, dưới tác động của các yếu tố thiên nhiên, sự “thay

vua, đổi chúa” của các triều đại phong kiến thông qua các cuộc chiến tranh

triền miên... Đặc biệt, thế kỷ XX, với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, rất nhiều di tích ở địa phương bị phá hoại nghiêm trọng, nếu tồn tại thì chỉ còn một phần, đó là một mất mát rất lớn đối với lịch sử nước nhà nói chung và lịch sử huyện Quảng Xương nói riêng.

Di tích chùa Hưng Phúc được dựng từ thời nhà Trần, đến đầu thế kỷ XV thì bị “Ngô thì phá tán”, tức là khi giặc Minh xâm lược nước ta, bao nhiêu sách vở chúng thu đốt hết, hàng loạt đền, chùa bị chúng phá sạch:

“Tiếc chùa xưa đã nát

Chùa mất dựng nên chùa mới, bia mờ khắc lại thành bia tỏ. Tuy nhiên, trong kháng chiến chống Pháp, dân quân địa phương tập bắn đã làm vỡ một mảnh phía cạnh và góc bia gốc, khiến cho một số chữ bị mất. Mãi đến năm 1995, được Sở Văn hóa Thông tin Thanh Hóa giúp đỡ, nhà bia mới được dựng lên để bảo tồn tấm bia quý, tấm bia chứa đựng cả một thời kỳ lịch sử vẻ vang của dân tộc.

Chùa Yên Đông trải qua bao thăng trầm của lịch sử, sau mấy trăm năm

tồn tại nơi đầu sóng ngọn gió, trải qua những thử thách của thiên nhiên và nhiều biến cố lịch sử, sự bào mòn của nắng mưa, ngày nay chùa chỉ còn lại hai dãy nhà vừa và nhỏ. Chùa đã bị mất đi nhiều di vật cổ, quy mô kiến trúc của chùa cũng không được bề thế như xưa. Tuy nhiên các hiện vật bình phong, gác chuông và một số hiện vật cổ có giá trị như các bát hương đá, sứ, voi đá, sắc phong... vẫn còn được lưu giữ.

Di tích chùa Nổ cũng chịu sự tác động của thời gian và những biến cố của lịch sử: năm 1964 thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, máy bay Mỹ ném bom núi Văn Trinh, phần nào chùa bị sụp đổ, địa phương lại lấy nguyên vật liệu để làm trạm xá ngay tại nền móng chùa. Mặc dù chùa cổ chỉ còn lại phế tích nhưng địa phương cũng đã bảo tồn được một số di vật như đá chân tảng, bát hương đá, khánh đá... Mãi đến năm 2008, trước những mong muốn của phật tử và nhân dân địa phương, cũng như để lưu giữ những nét đẹp của ngôi chùa cổ, chính quyền xã Quảng Ngọc mới phục dựng lại ngôi chùa trên nền móng cũ. Hình hài một ngôi chùa Nổ mới được dựng nên với những nét nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc đương đại.

Đền thờ An Dương Vương cũng nằm trong tình trạng bị phá như các địa

phương trong huyện, nhiều công trình bị hủy hoại hoàn toàn. Điều may mắn đối với đền thờ là còn một số hiện vật. Các công trình như nhà chính tẩm, hậu cung chỉ còn lại nền móng cũ. Mặt khác, nhiều đồ thờ cúng như bát hương, bộ

bát biểu, voi đá, ngựa đá đã được nhân dân sưu tầm thu thập, tập hợp lại. Vài năm trở lại đây, nhận thức rõ giá trị kiến trúc nghệ thuật và truyền thống của đền thờ, nhân dân địa phương bằng sự quyên góp tự nguyện đã và đang có hướng tu sửa, tôn tạo lại những công trình hiện còn để phát huy hết những giá trị lịch sử của ngôi đền thiêng này. Từ khi được xếp hạng, đền thờ cũng đã được chính quyền địa phương quản lý một cách hệ thống hơn.

Đền thờ tướng công Hoàng Bùi Hoàn có lịch sử hơn 300 năm tồn tại,

cũng như bao di tích khác, qua biến cố lịch sử và thời gian, bởi sự tàn phá của chiến tranh, khí hậu khắc nghiệt và nhất là sự xâm hại của con người đã làm cho ngôi đền bị hư hỏng nghiêm trọng và trở nên hoang tàn. May mắn những di vật quan trọng trong kiến trúc đều bằng chất liệu đá nên còn bảo tồn rất tốt. Những năm gần đây, di tích đã được dòng họ và chính quyền địa phương các cấp sửa sang, trùng tu, tôn tạo. Hy vọng trong thời gian không xa, ngôi đền sẽ được trùng tu tôn tạo khang trang, bề thế theo quy mô, diện mạo xưa, cũng là để:

“Thiên cổ ngưỡng soi tâm đức sáng

Nghìn đời truyền mãi tiếng danh thơm.”[28, 17]

Di tích đền thờ Bùi Sỹ Lâm trải qua những thăng trầm của lịch sử, hiện

đền còn bia- mộ, chữ trên bia còn đọc được, các hiện vật văn tự khác như gia phả, sắc phong còn giữ được tốt. Đền hiện còn hai gian dọc hậu cung, 5 gian tiền đường, một nhà bia, tường rào bao bọc nghi môn và di tích do dòng họ Bùi Sỹ và chính quyền quản lý. Tuy đền thờ không còn nguyên vẹn như xưa mà đã có sự trùng tu, can thiệp của con người, nhưng những gì còn lại là bằng cứ lịch sử hùng hồn, chứng minh truyền thống lịch sử, văn hóa, trí thông minh và tài sáng tạo của con người Lưu Vệ trong quá trình dựng nước và giữ nước. Đó là những di sản văn hóa rất đáng được bảo tồn để phát huy tác dụng như Luật Di sản văn hóa đã ban hành.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số đền, chùa tiêu biểu trên địa bàn huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 112 - 115)