Nguồn gốc lịch sử

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số đền, chùa tiêu biểu trên địa bàn huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 55 - 56)

A. MỞ ĐẦU

2.3.1. Nguồn gốc lịch sử

Chùa Yên Đông ngoài tên gọi chính ra còn nhiều tên gọi khác nữa như: Đền thờ Quỳnh Lâm Hầu Trần Tướng công, đền thờ Tả Tướng Quốc Thái Úy Thái sư Hiền Quốc Công, đền thờ Phục vương Thượng đẳng phúc Trần, đền Yên Đông.

Sở dĩ di tích mang hai tên gọi “đền và chùa” với hai dòng tín ngưỡng tôn giáo khác nhau là do trước đây Trần Tướng Công được đức Phật tổ giáng sinh trên đất Yên Đông. Bản thân ông cùng con cháu đã làm nhiều việc thiện, cầu tư tích đức ở chùa Tuyết Phong (nay là chùa Mậu Xương), nên sớ cầu tự của ông được ưng thuận, được một vị quan to ở chùa báo cho các tôn thần chùa này, tiền thân là vua nược Tây Vực tên là Na-la-tri Phật giáng sinh, và cho Quan thế âm Bồ Tát giáng sinh. Do vậy đền mang hai tên đặc trưng cho

hai tín ngưỡng tôn giáo. Hơn nữa, đền Yên Đông lại là nơi phát tích của Nội đạo tràng Yên Đông, một dòng đạo pha trộn với đạo Phật, đạo Nho và ảnh hưởng sâu sắc đối với quần chúng nhân dân, đặc biệt là cư dân ven biển giai đoạn thế kỷ XVII, XVIII, XIX.

Chùa Yên Đông nằm trên địa bàn thôn 6 xã Quảng Hải (huyện Quảng Xương). Đất này vốn xưa còn có tên gọi là thôn Đại Lộc, sau đổi thành thôn Văn Chỉ, rồi lại đổi thành thôn Bồi Nguyên, thuộc xã An Đông, tổng Thủ Chính, huyện Quảng Xương. Đây là một vùng đất cổ có cư dân tụ cư lâu đời, gắn liền với nhiều huyền tích lịch sử như sự xuất hiện của Nội Đạo An Đông- một thứ tôn giáo tông phái của chính người bản địa. Nơi đây vốn là một vùng đất đồng bằng ven biển, đường đất giao thông thuận lợi, bởi thế rất thuận tiện cho việc phát triển kinh tế nông- ngư nghiệp. Cùng tồn tại và phát triển trong tiến trình lịch sử, người dân nơi đây đã tạo ra nhiều nét đẹp văn hóa và vật chất như đền, chùa, miếu, phủ... Tổ tiên, cha ông, con cháu các dòng họ đều chung sức đồng lòng, khai phá, xây dựng, bảo vệ xóm làng, sinh cơ lập nghiệp ngày càng đông vui và yên ấm.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số đền, chùa tiêu biểu trên địa bàn huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w