Vài nét về nhân vật lịch sử An Dương Vương

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số đền, chùa tiêu biểu trên địa bàn huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 65 - 69)

A. MỞ ĐẦU

2.4.1. Vài nét về nhân vật lịch sử An Dương Vương

Vào nửa sau thế kỷ III trước Công nguyên, với sự suy yếu của triều đại Hùng Vương, cuối cùng Thục phán - một thủ lĩnh người Âu Việt ở miền núi đã thay thế triều đại Hùng Vương, lập nên nước Âu Lạc. Ông tự xưng là An Dương Vương và dời kinh đô Văn Lang từ miền Lâm Thao - Bạch Hạc (tỉnh Vĩnh Phúc) xuống miền Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), gọi là kinh đô Phong Khê, lấy quốc hiệu Âu Lạc. An Dương Vương ở ngôi 50 năm (từ 257 - 208 trước Công Nguyên), thọ 72 tuổi. Thục phán lên ngôi năm 22 tuổi. Việc An Dương Vương dời kinh đô từ vùng trung du xuống miền đồng bằng là một biểu hiện có sự phát triển lớn mạnh của dân tộc ta. Hai thành phần dân tộc Lạc Việt và Âu Việt được hợp nhất. Hai lãnh thổ miền xuôi và miền núi được thống nhất thành lãnh thổ Âu Lạc. Sự thống nhất đó làm cho nước Âu Lạc mạnh lên. Nước Âu Lạc ra đời chính là sự kế tục và phát triển một bước cao hơn quốc gia Văn Lang. Trên cơ sở ý thức dân tộc đã được nâng cao lên một mức.

Dưới triều An Dương Vương, sử sách đã ghi chép đầy đủ về việc xây dựng thành Cổ Loa. Với kết quả nghiên cứu khảo cổ đã tìm ra diện mạo thật

của nó. Thành Cổ Loa được xây dựng ở vị trí trung tâm của đất nước lúc đó., là một công trình lao động quy mô lớn của nhân dân, thể hiện tài năng sáng tạo của người dân lúc bấy giờ. Thành Cổ Loa còn thể hiện nghệ thuật quân sự tài giỏi của dân Âu Lạc. Đay là một công trình phòng ngự kiên cố và lợi hại, một căn cứ bộ binh gồm nhiều công trình phòng thủ liên tiếp nhau. Tính sáng tạo và độc đáo của thành Cổ Loa còn thể hiện ở chỗ nó vừa là một căn cứ bộ binh và vừa là một căn cứ thủy quân quan trọng. Thành Cổ Loa còn chung đúc hai truyền thống về tài năng quân sự của người Âu Lạc, đó là truyền thống thạo cung nỏ và truyền thống thủy chiến, giỏi dùng thuyền.

Vào năm 207 trước Công nguyên, xuất hiện một nhân vật tên Triệu Đà, vốn là một viên quan lại của nhà Tần (Trung Quốc). Triệu Đà đã nhiều lần phát quân xâm lược hòng thôn tính nước Âu Lạc nhưng toàn bộ những mũi tiến quân của Triệu Đà đến núi Tiên Du (Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc) và đến Vũ Ninh (Quế Võ, tỉnh Hà Bắc) đều bị bẻ gãy. Triệu Đà biết rằng không thể thắng được Âu Lạc về quân sự nên rút về núi Vũ Ninh xin hòa với An Dương Vương. Nó sai con trai là Trọng Thủy sang hàng phục An Dương Vương xưng thần mà thờ. An Dương Vương gả con gái là Mỵ Châu cho Trọng Thủy. Trọng Thủy ở rể bên nước Âu Lạc, nhưng đây chính là mưu đồ của Triệu Đà dùng để chiếm nước Âu Lạc. Trong những năm ở rể, Trọng Thủy đã dò xét tình hình Âu Lạc, học cách chế nổ và phá nỏ của người Âu Lạc rồi về báo cho Triệu Đà. Kết hợp lực lượng quân sự và mưu mẹo gián điệp, lần này Triệu Đà thôn tính được nước Âu Lạc. Vua An Dương Vương thua trận phải nhảy xuống biển tự trận tại bờ biển phía Nam tỉnh Thanh Hóa- Nghệ An.

Sự kiện này xảy ra vào khoảng năm 179 trước Công nguyên. Sau khi chiếm được Âu Lạc, Triệu đã sát nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt. Trước đó Triệu Đà đã chiếm cả 3 quận Nam Hải, Quế Lâm, Vạn Tượng lập nước Nam Việt bên Trung Quốc. Sau khi sáp nhập, Triệu Đà chia Âu Lạc làm 2

quận Giao Chỉ ở Bắc Bộ và Cửu Chân ở Bắc Trung Bộ. Đồng thời cử quan lại, quân lính sang cai trị, từ đó ta thuộc nhà Triệu từ năm 207 trước Công nguyên đến năm 111 trước Công nguyên, cai trị trong vòng 97 năm.

2.4.2. Nguồn gốc lịch sử

Để tưởng nhớ đến công lao dựng nước của An Dương Vương, nhân dân làng Bình Hòa (xã Quảng Châu) đã lập đền thờ vua An Dương Vương và công chúa Mỵ Châu để tưởng nhớ về cội nguồn dân tộc, tôn thờ người có công đối với đất nước.

Làng Bình Hòa xã Quảng Châu ngày nay thuộc vùng đồng bằng ven biển, kề sát với thị xã Sầm Sơn về phía Đông và phía Nam, phía Tây giáp với xã Quảng Thọ, phía Bắc giáp xã Quảng Tiến.

Bình Hòa nằm ở vị trí địa lý thuận lợi về giao thông thủy bộ. Có đường quốc lộ 47 chạy qua nối giữa thành phố Thanh Hóa với thị xã du lịch Sầm Sơn. Cùng với con sông Đơ, một nhánh sông bắt nguồn từ sông Lạch Trào chạy qua trước làng về phía Nam, dãy núi Trường Lệ nên thơ án ngữ mặt tiền như bức bình phong hữu tình, thơ mộng.

Theo sử sách xưa, thôn Bình Hòa thuộc xã Bình An, tổng Cung Thượng, huyện Quảng Xương, phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.

Làng Bình Hòa ngày xưa mới thành lập làng gọi là làng Trạp, sau đổi tên là làng Điều Hòa. Các cụ trong làng tham gia đội nghĩa quân đánh trận Ba Đình ở huyện Nga Sơn, sợ giặc Pháp trả thù nên đổi tên làng Điều Hòa sang làng Bình Hòa.

Ngày nay Bình Hòa chia làm 4 làng: Châu Bình, Châu An, Châu Thành, Châu Chính. Vì cả 4 làng có chung một ngôi đền thờ đó là đền thờ vị vua và công chúa của đất nước Âu Lạc trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam (từ năm 257 - 208 trước Công nguyên) - Vua An Dương Vương.

Theo lời các cụ cao niên trong làng kể lại rằng: Khi vua An Dương Vương chém Mỵ Châu rồi nhảy xuống biển tự trận có đánh rơi một chiếc đai vàng vào cánh đồng trước Đền thờ bây giờ. Dân làng đặt tên cho cánh đồng đó là Đài Vường, láy lại là Đai Vàng, rồi dan làng lập đền thờ lừ lúc đó, đã lâu lắm rồi, không rõ năm nào. Đến nay, các sách chính sử cũng không nhắc đến sự kiện này. Nếu lấy từ đời Lê Chân Tông đến nay cũng đã hơn 360 năm. Các triều đại phong kiến sau này đã phong và ban tên thụy của An Dương Vương là Nam hải Đại vương Thượng đẳng thần (Tái gia phong thượng thượng đẳng tôn thần).

Trong các sắc phong thời Lê và thời Nguyễn ở đền An Dương Vương thôn Bình Hòa đều ca ngợi là “Huyền thông, tinh anh, quảng lợi, quang ý, hồng cáp dực bảo trung hưng nam hải thượng đẳng thần bộ quốc tỷ di

ân...” [27, 4]

Đền thờ An Dương Vương có tên chữ là “Nam Hải Đại vương Linh từ”, nhân dân thường gọi tắt là Đền thờ Nam Hải Đại vương.

Về thời gian dựng đền: cho đến nay các cụ già làng đều thống nhất nói rằng từ thời ông bà, bố mẹ của các cụ đã có rồi. Đến đời của các cụ đã từng được tham dự các kỳ hội, tế lễ lớn của Làng hàng năm, có cụ đã từng là Thủ từ, khiêng rước kiệu, hoặc làm bồi tế... Như vậy, ngôi đền thờ này đã được xây dựng từ lâu lắm rồi.

Căn cứ vào các đạo sắc phong của Triều Lê và Nguyễn còn giữ được đến nay, có thể khẳng định rằng: đền thờ Nam Hải Đại vương vào niên hiệu Phúc thái thứ 5 (1647), thời vua Lê Chân Tông đã được coi là “Đền quốc tế” [31, 17] nên mọi nghi lễ ở đây được tiến hành theo “Điển phép nhà nước” và được dùng kinh phí công để sử dụng vào các lệ tế thần. Như vậy, có nghĩa là đền Nam hải Đại vương phải được xây dựng trước thời vua Lê Chân Tông, để đến đời của ông mới được sầm uất và được công nhận là “Đền quốc tế”.

Hoặc ít ra, vua Lê Chân Tông cũng ban sắc phong với thần hiệu, chức tước và các mỹ tự cho thần Nam Hải như các đời vua trước đã phong tặng. Chỉ tính sợ bộ từ thời vua Lê Chân Tông đến nay thì ngôi đền cũng đã trải qua 360 năm với biết bao biến cố lịch sử và sự tàn phá của nắng, mưa, gió bão ở nơi đầu ngọn gió. Vào thời vua Khải Định năm thứ 9 (1924) còn ban sắc phong cho

Thanh Hoa tỉnh, Quảng Xương huyện, cung Thượng tổng, Bình An xã, Bình

Hòa thôn tòng tiên phụng sự thần Nam Hải thượng đẳng”[31, 17] theo điều lệ

của Nhà nước. Chỉ tiếc rằng những tư liệu về việc xây dựng đền đã bị thất lạc quá nhiều, các đạo sắc phong của thời Lê và thời Nguyễn còn giữ được đến nay (16 đạo sắc) cũng chỉ tính sơ bộ niên đại như vậy, chưa phải là cứ liệu chắc chắn để khẳng định tuổi của đền thờ Nam Hải đại vương.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số đền, chùa tiêu biểu trên địa bàn huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w