Nhân vật thờ tự

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số đền, chùa tiêu biểu trên địa bàn huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 59 - 63)

A. MỞ ĐẦU

2.3.3. Nhân vật thờ tự

Tư liệu liên quan đến Nội Đạo Tràng được biên soạn vào loại sớm nhất là cuốn: Đại Nam Lê triều Thanh Hóa Nội Đạo Tràng tam thánh bảo lục được soạn năm 1660, trung san năm 1807, không rõ tác giả (?). Hiện có hai bản chép tay mang ký hiệu A1316, dày 284 trang và A926, dày 404 trang lưu tại thư viện Viện Hán Nôm ở Hà Nội. Cũng ở thư viện này còn cuốn “Nội Đạo

Tràng liệt thánh bảo lục” do Nguyễn Tảo, tự Pháp Ngôn, hiệu Văn Trai biên

soạn, in năm Thành Thái Nhâm Dần (1902) mang ký hiệu A2975, dày 70 trang. Đây có lẽ là cuốn sách có nội dung gần với truyền thuyết dân gian hiện đang được lưu truyền ở 2 làng An Đông và Mậu Xương hơn cả. Theo các tài liệu này, Nội Đạo An Đông là nơi thờ Quỳnh Lâm Hầu Trần tướng công, Thái sư Hiển Quốc công Trần Ngọc Lành cùng ba người con của ông là Nhật Quang, Nguyệt Quang và Ngọc Quang.

Hiện tượng Phật giáng hạ An Đông, giáng sinh vào họ Trần mà văn bia dựng ở đền và “Liệt Thánh bảo lục” đã ghi bắt đầu từ sự tích Quỳnh Lâm Hầu Trần Tướng Công, quê ở xã An Đông, tổng Thủ Chính, huyện Quảng Xương từng giữ chức Điện tiền chỉ huy sứ trong triều đình. Năm Quang Hưng thứ 18 (tức năm 1595), ông xin lui về quê để tĩnh dưỡng. Đã ngoài 50 tuổi mà ông vẫn chưa có con kế nối, vì vậy ông thường lui tới chùa Tuyết Phong (nay là chùa Mậu Xương) để cầu tự. Vào một đêm, ông nằm mộng thấy có hai lực sĩ dẫn ông đến bảo điện Lưu Ly, một vị quan tu xuất hiện báo cho ông biết, nhờ có nhiều phúc của tổ tiên, bản thân ông lại làm nhiều việc thiện nên số cầu tự của ông đã được ưng chuẩn. Lệnh cho tôn thần chùa này là vua nước Tây vực là Na-La-Tri Phật giáng sinh, lại cho Nam Hải quan thế âm Bồ Tát giáng sinh làm lệnh phối. Sau đó vợ ông là Từ Ái có mang, sinh được một con trai đặt tên là Ngọc Lành, về sau đổi tên là Ngọc Trân.

Về lai lịch tiểu sử của ông từ khi sinh Ngọc Lành, văn bia và các sách vở không thấy nhắc đến, các sách vở chỉ ghi người con trai của ông vào học

Quốc Tử Giám, “gặp thời loạn lạc, chán làm quan về ở ẩn, phụng dưỡng cha mẹ” [42, 99]. Hiện nay trong đền thờ còn ba đạo sắc phong, phong cho xã An Đông, thôn Đại Lộc phụng thờ Tả Tướng Quốc, Thái úy, Thái sư, Hiền Quốc công Tôn thần. Sắc không ghi rõ họ tên, bởi thế rất khó xác định phong cho ai. Phải chăng sau khi Quỳnh Lâm Hầu Trần Tướng Công mất, được triều đình truy phong, hay phong cho người con của ông là Trần Ngọc Lành. Có thể phong cho Quỳnh Lâm Hầu Trần Tướng Công thì đúng hơn vì Trần Ngọc Lành làm quan không lâu, sau khi học ở Quốc Tử Giám ông về quê ở ẩn nên ông không có hàm tước phong cao đến như vậy.

Quay lại tiểu sử Trần Ngọc Lành, khi ông chán làm quan về phụng dưỡng cha mẹ, gặp lúc cha bị bệnh nặng, đi tìm thầy bắc thuốc, ông gặp vị Tôn sư rước về khấn cầu giải bệnh, trong Phật lục có câu:

Bỗng bởi đâu sự giời xui khiến Thấy một ông lão lượng lững lơ Mờ mờ bóng dáng còn xa

Tay nâng quyển ngọc ở ca non thàn Bèn khẽ thủ ân cần than thở

Phúc về đâu, gặp gỡ về đâu [31, 113]

Ngài trình bày bệnh của cha với Tôn sư và Tôn sư cùng Ngài vào chùa Tuyết sơn cầu nguyện. Tôn sư lấy 100 nén hương và 3 chén nước lạnh đăng đàn, cầu giải bệnh cho cha ngài. Tôn sư bảo Ngài, khi xong nhà ngươi mang nước lạnh và tàn nhang đem về cho cha uống, bệnh sẽ khỏi. Đến canh ba tỉnh dậy, Ngài không thấy Tôn sư đâu, nhìn lên đàn còn lại 7 nén nhang, ngài vội đem nước lạnh về cho cha uống. Quả nhiên bệnh khỏi hẳn. Trần Ngọc Lành vội đến chùa lấy 7 cây hương và lập 7 lô nhang, lập bàn thờ trong điện phụng thờ, tôn xưng là Thượng không Phật.

Phật lục có câu:

Lục thông thần trí trấn anh linh [31, 114]

Năm Đinh Mùi (1607), Trần Tướng Công Quỳnh Lâm Hầu đã quy tiên, bà Hiệu Từ Ái cũng quy tiên vào ngày 8/10 (không rõ năm). Trần Ngọc Lành quy táng ông bà và đưa linh vị vào chùa Tuyết Sơn Phong thờ tự (nay là chùa Mậu Xương).

Mùa thu năm Bính Dần (1626), Ngài bỗng thấy trời mây đen tối, Ngài nhìn lên điện thờ đã thấy Tôn sư ngồi uy nghiêm mà nói rằng: “Ta với con

vốn có tiền nhân, nay đến đây báo đạo vài lời tiễn biệt”. Ngài vội khấu đàu

nói: “Từ khi được 7 nén hương để lại phụng thờ, một lòng kính mộ, há dám hẹn lại, nay thấy Tôn sư xin xả thân đầu giáo, nhưng chưa cởi bỏ tấm thân

phàm tục, phỏng biết có được không?”[17, 11]

Tôn sư nói: “Người Nam châu tính hay dâm đãng, khiến cho minh tuy phải bày ra địa ngục, cầu phải cứu vớt lại, ta muốn giáo hóa con, không biết

có quả quyết hay thanh tịnh được không?” [17, 11]

Ngài lạy Tôn sư và nói: “Thiên đường địa ngục xin Tôn sư chỉ cho

tường tận”. Tôn sư giảng đạo và chỉ cho Ngài rằng: “Tiền thân con là Quốc

Vương Tây Vực, có lòng nhân ái, rất sùng đạo Phật, sau khi hóa thân đã được thụ sắc Na-La-Tri-Phật. Sau khi đó được bổ nhận về chùa quản trị sổ sách thiện ác, nhân dân các châu Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, nhân nhà Trần có âm đức và nơi đây Địa Linh vượng khí, Phong Thủy đại cát, nên có ngày nay sinh nhân quả, ta không tiếc gì mà không trở lại, giao cho bí pháp”.

[17, 12] Từ đó đêm đêm, Tôn sư giáng hạ về chùa truyền đạo pháp cho Trần Ngọc Lành.

Ghi chép về sự kiện này, Phật lục có câu:

Tan canh ba tay trao miệng rỉ Dẫn đạo mầu quyết bí lục thông Truyền phép giá vũ phi phong

Phi thân biến tướng dáng long hiện hình Truyền phép tróc quỷ, trừ tinh

Siêu phàm nhập thánh, anh linh vô cùng Quản trị tam giới thập phương

Trừ tà trị bệnh uy càng nghiêm trang. [31, 115]

Năm Mậu Thìn (1628), Ngài tham gia đào đắp đường huyện, bắt gặp một bản đồng, trong có 40 ấn đồng, Ngài mang về Chùa, hương đăng cầu nguyện. “Hai tay vỗ vào nhau thành ấn, mở tay ra thành quyết, dậm chân luyện pháp cả vùng phong vũ âm vang. Từ đó Ngài đắc đạo “Lục tri thần thông” có tài “hô phong hoán vũ”, Ngài là Đức Phật Tổ- Thượng Sư Phật

Bảo- Tự Pháp Lượng”. [17, 18] Sau khi đắc đạo, Ngài ra tay cứu nhân, giúp

đời, dẹp yêu trừ quái. Sách Phật lục có câu:

Nam Quốc phương danh Tam Bảo địa Trần môn xuất thế lực thông thần Yên Đông thắng cảnh địa ma xương

Trần gia phát tích thiên Thanh Hóa.[31, 115]

Về sau Ngài có lập một tĩnh đường ở xã Từ Minh (nay là Từ Quang, xã Hoàng Long) làm nơi truyền thụ đạo pháp cho môn đồ, các môn đồ theo học có đến hàng nghìn người. Ngài thường chữa bệnh cho vua Lê Thái Tông và chữa bệnh cho con của chúa Trịnh, nhờ vậy nhà vua mới cấp tiền cho ông lập trường học và ban cho ba chữ “Nội Đạo Tràng”.

Ngài giáng hạ giúp đời vào giờ Dần ngày 11 tháng 06 năm 1583 (năm Quý Mùi), quy niên giờ Dậu ngày 28 tháng 01 năm 1643 (năm Quý Mùi), thọ 60 tuổi. Từ đó nhân dân trong vùng hàng năm làm cỗ đến Chùa để làm lễ kỷ niệm ngày mất của Phật Tổ là ngày 28/01 hàng năm.

Theo “Trần tộc phát tích bi”, hậu duệ của Phật Tổ đó là: Ông Trần Nhật Tích là Tả Nhật Quang Tôn Thánh. Ông Trần Ngọc Khang là Hữu Nguyệt Quang Tôn Thánh và ông Trần Ngọc Vinh là Ngọc Quang Tôn

Thánh. Cả ba ông đều có học, nhưng không ra làm quan mà ở nơi hương ấp, nối trí cha tu tâm luyện tính, cứu giúp mọi người. Ba người con đều được

“Giáo chủ Thế Tông quản chi tam giới, thống suốt vạn linh truyền cho thần

chú, thần kinh, trao linh ấn, linh quyết và đều được tặng phong là Bồ Tát”.

[26, 9] Sau đó còn tham gia tiểu trừ “Độc nan sơn thần”, “Long vương yêu

quái”, giệt kẻ ác nghịch, cụ thể là trận chiến đánh nhau với chúa Liễu Hạnh ở

Sòng Sơn (nay là Đền Sòng, thị xã Bỉm Sơn). Theo truyền thuyết, chúa Liễu vốn là con gái Ngọc Hoàng thượng đé, vì lỡ tay đánh rơi chén ngọc nên bị đày xuống trần gian. Khi mất, bà trở thành yêu quái quấy nhiễu vùng Sơn Nam (Ninh Bình ngày nay), gây tai họa cho khách qua đường. Vua Lê và chúa Trịnh từ kinh đô về Thanh Hoa qua núi Tam Điệp cũng bị bà Chúa hóa phép quấy phá, nhà vua phải nhờ Tam Thánh của Đạo Nội cầm quân đi dẹp, sau 3 ngày đánh nhau, chúa Liễu bị Tiền quan dùng khăn hồng thu hết phép, bắt giải về phủ Chúa. Liễu Hạnh được Thế Tôn giải cứu, xin tha tội và đến cửa Tiền “Nghe kinh lắng pháp”, đổi ác làm lành. Bà được tha tội, còn được Tiền quan ban cho áo cà sa và cũng trở thành đệ tử của Đạo Nội. Về sau được thờ ở điện của Đạo Nội.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số đền, chùa tiêu biểu trên địa bàn huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w