Lịch sử hình thành

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số đền, chùa tiêu biểu trên địa bàn huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 37 - 39)

A. MỞ ĐẦU

2.1.1.Lịch sử hình thành

Chùa Hưng Phúc còn gọi là chùa Kênh, được xây dựng vào cuối mùa đông năm Giáp Tý. Niên hiệu Khai Thái Nguyên niên (Phật lịch 1868- dương lịch 1325) đời vua Trần Minh Tông (1314- 1329).

Chùa được xây dựng ở Hương Yên Duyên để phụng thờ đức Phật và thờ Thượng tướng Minh tự Lê An, người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất (1258). Ông Lê An được vua Trần Thái Tông phong tướng và gả công chúa làm vợ. Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn là tổng chỉ huy cuộc kháng chiến, Thượng tướng Lê An là vị tướng kề cận Hưng đạo Đại vương. Do có công lớn nên khi qua đời, thượng tướng Lê An được triều đình gia phong “Đô Nguyên Súy Vĩ Thống Quản Đại

thần Trụ quốc Đại Tướng Quân”. Đây là một tước hiệu rất lớn dưới thời nhà

Trần.

Thượng tướng Lê An được triều đình cho xây dựng Phủ đệ tại Hương Yên Duyên, phủ Thanh Hoa. Ông sinh được hai người con trai đều là tướng lĩnh tài ba thời Trần là Đại toát Lê Bằng và đại toát Lê Bào. Ba người cháu nội của ông cũng đều là tướng lĩnh thời Trần: Đại toát Đại liêu ban Lê Mạnh, Đại toát Ký ban Lê Nam, Đại toát Ký ban Lê Quảng.

Nội dung văn bia về tướng công họ Lê do hội vũ làng Trường Tân soạn có đoạn: “Nhớ lại tướng công họ Lê được nước non chung đúc thành phong cách khôi vĩ, cơ cầu nối được nghiệp cha, can thành giữ được đất nước, cha

con, anh em một nhà nối nhau làm tướng, thật là đấng anh kiệt đi trước mở đường cho làng ấp ta. Người con tốt, kẻ tôi trung, công tích rực rỡ nghìn năm

sau, trong tấm bia chùa Kênh có thể nhớ mãi”[3, 34]. Điều đó chứng tỏ công

lao và lòng hiếu trung của nhân vật được thờ tự trong chùa - Thượng tướng Minh tự Lê An - là rất to lớn và đáng để cho muôn đời sau lưu truyền thiên hạ, lưu danh sử sách.

Chùa Hưng Phúc do ông Lê Bằng xuất phát bởi tấm lòng “từ bi”,

“hiếu thuận”, dựng lên để cầu phúc. Lê Bằng là con thứ của Thượng tướng

Minh tự Lê An, do bà vợ họ Quách sinh ra. Chùa khởi công năm Giáp Tý (1264), công việc chưa hoàn mỹ như ý muốn thì Lê Bằng mất. Người con thứ của ông là Lê Mạnh, đầu xuân Giáp Tý (1324), xét thấy quy mô chùa cũ nhỏ hẹp, tượng Phật, phòng tăng đều chưa hoàn bị, bèn quyết tâm dựng lại chùa mới rộng lớn, đẹp đẽ bội phần. Cuối mùa đông năm Bính Dần (1326), chùa hoàn thành, bia đá cũng đã tạc xong.

Từ giữa thế kỷ XIV, chùa Kênh là nơi thờ phụng đức Phật và lục vị tướng công họ Lê. Sau hơn 500 năm, vào mùa xuân năm Canh Thân, niên hiệu Tự Đức thứ 13 (1859), thực hiện chiếu chỉ của triều Nguyễn: “Phàm những chùa cổ, bia cổ có ghi công tích của các võ tướng, văn thần ở các nơi

đều phải sao lục đầy đủ để tâu lên trên” [24, 9], hội vũ làng Trường Tân đã

nhất trí tôn tạo ngôi chùa thêm khang trang, đẹp đẽ, khắc lại tấm bia cho sắc nét hơn.

Đến những năm 50 của thế kỷ XX, một lần nữa chùa lại bị phá hại. Chùa cũ không còn, chỉ còn lại tấm bia không được nguyên vẹn. Tuy vậy, nhờ nội dung của nó mà chúng ta vẫn nắm được nhiều điều lý thú về lịch sử cũng như kiến trúc ngôi chùa, đồng thời cũng có thể dựng lại cả một thời kỳ chống

giặc ngoại xâm rất hào hùng, oanh liệt của dân tộc, trong đó có sự đóng góp một phần rất quan trọng của nhân dân Yên Duyên. Công lao này xin được tiếp tục bàn luận tại chương sau.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số đền, chùa tiêu biểu trên địa bàn huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 37 - 39)