Thân thế sự nghiệp Thái tể Bùi Sỹ Lâm

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số đền, chùa tiêu biểu trên địa bàn huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 87 - 96)

A. MỞ ĐẦU

2.6.1. Thân thế sự nghiệp Thái tể Bùi Sỹ Lâm

Thái tể Bùi Sỹ Lâm sinh năm Tân Tỵ (1551), mất năm Quý Thìn (1643) khi đang còn tại chức, hưởng thọ 92 tuổi. Ông sinh ra tại xã Lưu Vệ, huyện Quảng Xương, phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoa (Thanh Hóa ngày nay). Từ một người lính thời Nguyễn Kim trở thành một tướng lĩnh tài ba xuất sắc dưới 4 triều vua (Lê Trang Tôn, Lê Anh Tôn, Lê Thế Tôn, Lê Thần Tôn) và 3 đời chúa (Trịnh Kiểm, Trịnh Tùng, Trịnh Tráng).

Lúc còn nhỏ, ông được cha mẹ cho đi học văn, luyện võ, học binh pháp, vốn là người tinh thông từ văn chương chữ nghĩa đến cung kiếm, có tài thiên bẩm về quân sự, tính tình của ông quảng bá, độ lượng nên được bạn bè mến mộ. Sau khi thi đỗ tam trường, ông chuyển hẳn theo nghiệp binh. Trong công cuộc phục hồi nhà Lê, có sức đóng góp chung của các tầng lớp nhân dân, và cũng có công đóng góp của ngài Bùi Sỹ Lâm. Ông là một công thần có công với đất nước, văn võ song toàn, và là nhà chính trị quân sự vào thế kỷ XVII. Những hoạt động của ông đã để lại những dấu ấn trong lịch sử, có ý nghĩa quốc gia.

Để hiểu hơn về công lao, chiến tích của Thái tể, trước hết xin điểm qua vài nét chính về bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ:

Đầu thế kỷ XV, triều Lê đã suy dần, đến năm Đinh Tỵ (1527), Mạc Đăng Dung lợi dụng tình huống rối ren của đất nước, một số vị vua Lê và quần thần sa vào con đường ăn chơi lũng đoạn, không lo việc nước- đã tụ tập bè đảng cướp ngôi nhà Lê, lập nên nhà Mạc. Đồng thời lại rắp tâm làm tay sai cho ngoại bang, phản lại dân tộc. Cha con họ Mạc đã lên tận biên giới phía Bắc, trói tay phủ phục trước quan lại Trung Quốc. Tình thế chính trị mới xuất hiện.

Chống lại nhà Mạc, khôi phục nhà Lê không chỉ là lợi ích của triều Lê mà còn là lợi ích của đất nước. Nhiều trung thần của nhà Lê, trong đó có Nguyễn Kim, sau đó là các chúa Trịnh đã chống lại nhà Mạc, liên kết với các hào tộc xứ Thanh, tức là Lê Trang Tôn, xây dựng lại nhà Lê, còn gọi là Lê Trung Hưng.

Suốt cả buổi đầu dựng nghiệp nhà Lê, từ Lê Trang Tôn đến Lê Thần Tôn, ông tỏ ra một lòng trung thành tuyệt đối và là một tướng giỏi của triều đình. Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, tập IV có ghi công ông như sau:

“Mùa hạ tháng tư, Vương (Trịnh Tùng) cùng với nội giám là Nhạc Quận Công Bùi Sỹ Lâm vào nội điện tra hỏi biết hết tình trạng, ngày 12/5 bắt hiếp vua thắt cổ chết. Vua băng hà rồi truy tôn làm hiệu vương Hoàng Đế- miếu

hiệu Kính Tông”.[59, 243- 248]

Có thể tóm tắt công lao, sự nghiệp của Thái tể Bùi Sỹ Lâm qua các mốc thời gian sau:

Năm Quý Tỵ (1593), ngài đã dẹp và đánh tan bọn loạn thần là Phan Ngạn, Bùi Văn Khuê và Ngô Đình Nga. Do chiến công ấy, năm Kỷ Hợi (1594), ngài được phong tả Tư Mã.

Năm Ất Hợi (1605) ngài kiên cường vượt sông suối đuổi giặc Mạc nên được phong chức “Tư lễ giám, tổng thái giám kiêm chức tri giám sự”.

Năm Bính Thân có công diệt giặc nội phản, được phong Tư lễ giám, kiêm chức Trưởng giám sự.

Năm Tân Dậu (1621) do công quét sạch giặc Mạc ở Thượng Phấn, huyện Phủ Lộc, ông được thăng “Tổng thái giám kiêm các gián ty, trung quân đô đốc Phủ tả đô đốc”.

Ngày 16/6 năm Quý Hợi (1623), Vạn Quận công Trịnh Xuân đã huy động binh mã tiến công đột phá kinh kỳ, uy hiếp vương phủ, định chiếm đoạt ngôi của Bình An Vương. Bùi Sỹ Lâm đã mang hết sức mình ra dẹp loạn giúp Trịnh Tùng qua nguy hiểm, là người tin tưởng tận tụy phò chúa giúp nước và được phong chức Tả đô đốc.

Trong lúc nước sôi lửa bỏng, ngài đã tận tâm tận lực đưa Thành tổ Triết Vương đến quán bạc huyện Hoàng Mai, tìm kiếm thức ăn chăm lo sức khỏe cho Trịnh Tùng, khi sức khỏe của Vương Chủ tạm hồi phục, ngài đã đưa Vương Chủ trở lại nhà Trịnh Đỗ, vạch trần tội ác của Vạn Quận công và giết Vạn Quận công Trịnh Xuân bằng cách chặt đứt tay chân.

Lúc Thành tổ Nghị Vương lên kế vị mới 15 tuổi, cha con Trịnh Đỗ có âm mưu ám hại, ngài đã bàn cùng các đại thần giúp chúa và ngài đã trực tiếp làm việc này.

Do công lao đóng góp của ngài, tận tâm tận lực, kiên trinh bất khuất phò vua giúp nước nên thời gian từ năm Ất Sửu đến năm Nhâm Thân (1625- 1632) chiến công và tên tuổi của ngài được ghi vào sử sách của đất nước. Năm Kỷ Tỵ (1629),ngài được khen thưởng là người tin tưởng, mưu trí dũng cảm, có công lớn nên được phong Thái Bảo và cựu thần có công giúp nước và sau đó tiếp tục được thăng chức thiếu úy, tổng thái giám, trung quân đô đốc phủ, tả đô đốc và phong sai về xứ Thanh Hoa (1623) để khống chế bọn cướp

bản xứ, đến ngày 8/8 năm Quý Mùi (1643), ngài tạ thế trong lúc đang tại chức, thọ 92 tuổi.

Sau khi mất, ngài được nhà nước tổ chức lễ tang trọng thể. Đến năm Mậu Tý (1668) được phong tặng chức Thái Phó. Năm Nhâm Thìn (1676) phong tặng tiếp chức Thái Tể và chức khiêm cung thuy quản thành tướng công.

Sau khi phong chức Thái phó, chức Thái tể, ngài được nhà vua cấp ruộng đất, định mức thuế và phong tước cho con cháu. Sau đó tiếp tục được phong tặng đại vương, dùng những từ đẹp đẽ phong tặng như: “anh minh sáng suốt, uy nghi lẫm liệt, trung thành lương thiện, mưu trí dũng cảm, ngay thẳng thật thà, uyên bác sâu sắc, lấy cái đức đi vào cái trung, đức độ không ai sánh kịp, kiên định chắc chắn, hiền hậu nhân đức, rộng rãi phóng khoáng,

thanh thân, cẩn thận, trung thực khảng khái” [3, 39] và cho sửa sang lại nha

môn và tiên sự các.

Sau đó vua tiếp tục phong sắc công nhận những công trạng lời thề của ngài với quê hương bản quán Lưu Vệ, với non sông xã tắc và sự phồn vinh của đất nước.

Các đời vua sau của nhà Lê, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn tiếp tục phong sắc cho ngài, công nhận công trạng và phong thần cho ngài. Ông là vị thần được tôn thờ tại phủ Thái tể. Căn cứ vào bia ký, sắc phong và gia phả họ Bùi tại thôn Đắc Thọ, xã Quảng Tân. Thần có đặc hiệu: “Hiệp miêu tá lý, dực vận tán trị công thần, thuần tín, đặc tiến phụ quốc, kim tử vịnh, lộc đại phu”.

[29,9]

Bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” của Ủy ban khoa học xã hội nhà nước,

xuất bản năm 1973, tập IV cũng đã nói nhiều về thân thế, sự nghiệp của ông. Đặc biệt,tại cuộc hội thảo khoa học “Các chúa Trịnh- vị trí vai trò lịch sử”

Thái tể Bùi Sỹ Lâm. Công lao to lớn, tài thao lược và đức độ của tướng quân Bùi Sỹ Lâm được tập trung thể hiện ở những nhiệm vụ lớn: Trước hết là giúp chúa Trịnh, phò vua Lê đập tan âm mưu phản loạn, chống vua Lê và chúa Trịnh của một số loạn thần tặc tử từ trong cung và phủ chúa. Khi về làm quan Tổng trấn, đứng đầu tỉnh Thanh Hóa thì ông chăm lo giữ gìn sự bình yên, giữ gìn phép vua, luật nước, xây dựng vững vàng quê hương đất tổ triều Lê. Bùi Sỹ Lâm chính là một con người không ham bổng lôc, giữ vững chữ Liêm, đem bổng lộc vua ban chia cho cả vùng cùng hưởng, được nhân dân thờ phụng tôn kính.

Với công lao chiến đấu, tài ba và đức độ của mình, tướng công Bùi Sỹ Lâm được vua Lê và chúa Trịnh phong tặng những chức vị cao quý và bổng lộc lớn gồm 372 mẫu ruộng, 400 lạng bạc và nhiều của quý khác.

Ngay lúc sinh thời, khi đang làm Tổng trấn tỉnh Thanh Hoa, nhà vua đã cử quan Lễ bộ Thượng thư về viết văn bia và khắc bia, nói rõ thân thế sự nghiệp của Ngài.

Mang sẵn ý thức hệ về một nhà nước tập quyền manh, về chữ trung, chữ liêm trong Nho giáo, trong lòng lại luôn tưởng nhớ nhà Lê, hơn nữa hình thế chính trị lúc đó còn Nam Bắc phân tranh, một con người có trách nhiệm với dân tộc, có quan hệ tốt với nhân đân, ông đã đem toàn bộ ruộng đất, bổng lộc chia cho dân chúng trong vùng, cung tiến vào chùa chiền, khuyến khích dân làm điều thiện.

Sau khi ông mất, triều Lê rồi triều Nguyễn còn tiếp tục truy tặng nhiều chức vị cao quý, chức Thái phó năm 1668, rồi Thái tể và “Thành hoàng Đô

thống Đại vương”. Ở nhà thờ họ Bùi Sỹ, hiện nay vẫn còn tấm bia do quan

2.6.2. Nguồn gốc lịch sử

Nhân dân thôn Đắc Thọ xã Quảng Tân, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa thờ vị Thần Hoàng có mộ hiện Thái tể Đại Vương, dân làng không gọi là đền, nghè mà gọi là Phủ. Vì lúc sinh thời ngài làm tới chức Thái tể, được lập phủ riêng. Do vậy, khi ngài về cõi vĩnh hằng được nhà vua phong tặng thờ Ngài tại phủ.

Phủ Thái tể do dân làng Đắc Thọ chăm sóc, tế lễ, đèn hương. Nhưng hiện nay lại nằm trên địa phận làng Câu Đồng, thuộc xã Quảng Trạch. Làng Đắc Thọ còn có tên làng là làng Thượng Thọ. Trước cách mạng tháng 8 thuộc xã Lưu Vệ, huyện Quảng Xương. Từ năm 1945 đến năm 1953, các làng trên thuộc xã Quảng Tân vẫn hương khói phụng thờ ngài. Sau cải cách ruộng đất năm 1954, xã Quảng Tân chia làm 2 xã, làng Câu Đồng thuộc xã Quảng Trạch, còn Đắc Thọ thuộc xã Quảng Tân. Ngôi phủ tuy nằm về đất làng Câu Đồng thuộc xã Quảng Trạch, nhưng chỉ cách địa phận Đắc Thọ một mặt đường ngắn.

Căn cứ vào văn bia, phủ thờ Thái tể Bùi Sỹ Lâm được vua Lê - chúa Trịnh ban cấp cho tiến hành xây dựng vào năm Vĩnh Tộ thứ 10, tức năm Quý Mùi (1643) trước khi ông mất 15 năm. Ngày 8/3 năm Mậu Thìn (1628), sau khi ông mất nhà vua cho tổ chức tang lễ theo nghi thức quốc gia. Phần mộ ngài được bố trí ở phía sau nhà thờ gần hậu cung, phủ thờ tọa lạc trên một vùng đất cao, tọa Bắc nhìn về hướng Nam, nơi có con đường Tân Trạch chạy qua, xung quanh là đồng lúa xanh rờn, cây cối quanh năm tươi tốt. Phía đông của phủ thờ là con sông nhỏ chảy từ đập Bái Thượng chảy về. Xung quanh là hàng rào có sân rộng lát gạch đỏ, có nghi môn gồm cổng chính và hai cổng phụ.

2.6.3. Đặc điểm kiến trúc

Khi bắt tay vào xây dựng, phủ thờ được làm bằng gỗ lim, nhà ngói 5 gian, hậu cung bài trí rất đẹp, có các linh vật thờ cúng theo nghi lễ thời Lê Trung Hưng. Do thiên tai tàn phá và do biến động thời gian đến năm 1961 chỉ còn lại một khoảng đất trống, còn lại ngôi mộ, tấm bia đá bị nằm nghiêng và một số linh kỷ vật khác.

Hiện nay các tài liệu còn lại liên quan tới phủ thờ Thái tể Bùi Sỹ Lâm là không nhiều, chúng ta chỉ có thể biết được một số ít qua văn bia trong phủ thờ và qua cuốn gia phả dòng họ Bùi Sỹ. Năm 1994, những người trong dòng họ đã cùng nhau tạo dựng lại nhà bia. Bia được chế tác từ loại đá quý thành một phiến đá nguyên, có kích thước cao 1,85m, rộng 1,2m, dày 0,5m. Chạy suốt ba cạnh bia là đường diềm hoa cúc dây chóp, bia được chạm trổ hình 2 con rồng chầu nguyệt, cả 2 mặt bia đều khắc chữ Hán.

Tiền đường gồm có 1 nhà gỗ lim 5 gian, 4 vì kèo, còn lại tất cả các vì kèo kiến trúc theo kiểu chồng rường bẩy kẻ, chạm trổ hoa lá, rồng phượng... Tiền đường và hậu cung được lợp mái ngói mũi, cánh cửa theo kiểu nhà thờ thời Lê Trung Hưng:

Hệ thống vì: Cả 4 vì kèo đều hệ thống theo kiểu chồng rường bẩy kẻ, kẻ truyền trước và sau, ở móc 4 vì đề là chồng rường giá chảy. Kiến trúc Đền thời mang đậm nét kiến trúc truyền thống thế kỷ XVIII, toàn bộ kẻ bảy được soi chỉ cầu kỳ, kẻ chạm tứ quý và các lá, hoa, vân, mây. Các điểm tiếp giáp cấu kiện như kẻ thượng, kẻ giữa, xà, đầu cột có chạm khắc tinh xảo, tự nhiên, chau chuốt.

Hệ thống vì nóc có kết cấu kiểu giá chiêng, chồng rường, nét chạm khắc mềm mại, uyển chuyển. Từ câu đầu lên nóc, nét chạm uốn lượn như cánh chim đang bay. Các đấu kê trên lưng giá chiêng chạm hình cánh sen, tiếp đến gối đỡ thượng lương hình mỏ vẹt chạm. Các vì liên kết với nhau bởi hệ thống xà đại, xà thượng và xà con. Các xà dọc ngang soi chỉ hai mặt, đầu

quá giang chạm lá vân mây uốn lượn vắt xuống đầu nghê, tạo nét uyển chuyển, gắn kết với nhau.

Từ Hậu cung ra ngoài tiền đường có Ngai thờ, tượng thờ Thái tế ở tư thế ngồi, được đặt trên một bệ lớn. Giưa hậu cung và tiền đường là 2 ông phỗng đá. Bên trong điện thờ, phía dưới bên trái đặt hòm sắc phong gồm 8 sắc phong. Trên giá lớn bên phải đặt 1 bộ chấp kính gồm 8 loại binh khí bằng gỗ giống như thật.

Phía ngoài tiền đường có đại tự “Bảo Quốc hộ dân” ở chính giữa. Hai con hạc gỗ cao hơn đầu người, đôi ngựa gỗ cao to bằng ngựa thật. Hương án, bàn thờ lớn, bàn thờ nhỏ, câu đối, bộ tranh tứ quý, trống cái, trống nhơ, kiệu lớn, đôi độc bình gốm sứ Bát Tràng giả cổ “Tùng Chùa” cao 2,1m, rộng 0,65m và chum sứ Bát Tràng giả cổ.

Sau khi được khôi phục, Đền thờ Thái tể được nhân dân mua bổ sung thêm các trang thiết bị nội thất tương đối phong phú: ngai thờ thánh, hương án, bàn thờ bộ hạ, kiệu bát cống, hoành phi câu đối có niên đại từ thời Lê Trung Hưng còn lưu giữ được. Đồng thời được bổ sung quân cờ, chấp kính, rìu đồng phủ việt, cờ, lọng, trướng, cây đăng, hạc đồng, lư hương bằng đồng và gỗ được sơn son thếp vàng lung linh lộng lẫy, đảm bảo đầy đủ phục vụ nhạc lễ và các ngày tế đại lễ của làng.

2.6.4. Các hiện vật trong di tích

Số thứ tự Tên hiện vật Số lượng

1 Ngai thờ 01 cái

2 Lư hương đồng 01 cái

3 Hòm sắc phong 01 cái 4 Ông phổng đá 01 đôi 5 Bộ chấp kích gỗ 01 bộ 6 Đại tự 01 bộ 7 Ngựa gỗ 01 đôi Độc bình gốm 01 đôi 8 Chum sứ Bát Tràng 01 cái

[29, 10]

Tiểu kết chương 2

Trong suốt quá trình lịch sử lâu đời, con người Thanh Hóa nói chung và con người Quảng Xương nói riêng đã thể hiện những nỗ lực mạnh mẽ trong việc không ngừng khám phá những bí ẩn của thiên nhiên và của chính bản thân mình. Những khám phá của họ trong một mức độ nào đó được chưng cất và đúc kết lại trong các di tích. Các di tích đền, chùa của Quảng Xương là bằng chứng sinh động, nơi lưu giữ những sự kiện lịch sử tiêu biểu và hội tụ tinh hoa giá trị kiến trúc mỹ thuật của nhiều thời đại. Tất cả những di tích đền chùa trên địa bàn huyện đều mang trong mình những thông điệp từ quá khứ, tìm hiểu và khai thác những giá trị của các di tích chính là một việc làm thiết thực nhất để “biết mình, biết ta”. Hơn thế nữa, việc tìm hiểu và phát huy tối đa các giá trị lịch sử- văn hóa của di tích cũng chính là một việc làm góp phần giáo dục và bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc đối với thế hệ trẻ của quê hương, là động lực để xây dựng quê hương giàu đẹp và văn minh.

CHƯƠNG 3

GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, VĂN HÓA VÀ CÔNG TÁC BẢO TỒN PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC DI TÍCH ĐỀN CHÙA

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số đền, chùa tiêu biểu trên địa bàn huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 87 - 96)