Một số giải pháp cho các đối tượng cụ thể

Một phần của tài liệu Việc làm của người có đất bị thu hồi để phát triển công nghiệp ở tỉnh Nghệ An (Trang 113 - 116)

- Số lao động chưa có và thiếu VL còn tồn đọng Số lao động mất VL do tiếp tục thu hồi đất

3.2.2.3. Một số giải pháp cho các đối tượng cụ thể

- Đối với người lao động đã lớn tuổi, khó có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp khi bị thu hồi đất, Nhà nước có chế độ ưu tiên cho họ làm các công việc dịch vụ đơn giản trong hoặc gần các KCN, KĐT mới, nếu được thì ngay ở khu đất mà họ đã bị thu hồi, như bán hàng tạp hoá, quán ăn, trông coi hoặc sửa chữa xe máy,... phục vụ sinh hoạt, dịch vụ nhà trọ choợngì lao động ở các cơ sở CN, các khu và cụm CN, các khu đô thị... Còn đối với những lao động trẻ, cần có cơ chế buộc họ phải học nghề nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật để tham gia tích cực và có hiệu quả vào thị trường sức lao động.

Để làm được những việc này, trước khi thực hiện di dân tái định cư hoặc thu hồi đất, Nhà nước và các cơ sở dạy nghề, tuyển dụng lao động cần có những đánh giá đúng thực trạng lao động, khả năng tạo việc làm của những hộ sau khi bị thu hồi đất. Trên cơ sở đó, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động sát với khả năng của người lao động và yêu cầu của các doanh nghiệp. Điều này tránh cho người lao động không đủ năng lực nhưng vẫn theo học để rồi lại bỏ nghề hoặc bị doanh nghiệp sa thải.

Nghiên cứu, tổng kết, nhân rộng các mô hình hiệu quả tạo việc làm cho người lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp như lập quỹ hỗ trợ dạy nghề từ tiền thu của địa phương cho thuê đất và từ nguồn kinh phí giải phóng mặt bằng, sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước và của doanh nghiệp; dành tỷ lệ nhất định đất cho các hộ gia đình trong vùng chuyển đổi đất để làm kinh tế gia đình (dịch vụ), giải quyết việc làm cho số lao động lớn tuổi; tổ chức khu tái định cư theo nghề nghiệp để gắn tái định cư với tái tạo việc làm; phát triển dịch vụ ngoài khu công nghiệp…Đối với lao động trẻ nên dùng một phần tiền đền bù để đào tạo nghề bắt buộc cho họ, đồng thời có cơ chế buộc các doanh nghiệp được sử dụng đất thu hồi phải có trách nhiệm tuyển dụng số thanh niên được đào tạo này vào làm việc.

- Chính quyền nhà nước các cấp, nhất là cấp xã, phường cần có kế hoạch chủ động hướng dẫn người dân sử dụng tiền đền bù một cách có hiệu quả. Từ kinh nghiệm của một số nước và địa phương khác, Nghệ An nên có những hướng dẫn tiêu dùng cho người có đất bị thu hồi. Giao cho họ một số tiền đền bù nhất định để duy trì cuộc sống cần thiết hàng tháng, phần còn lại có thể dùng vào việc góp vốn với doanh nghiệp dưới hình thức mua cổ phần, gửi ngân hàng, mua bảo hiểm, đào tạo nghề hoặc tìm kiếm công việc. Với cách làm này, người dân sau khi bị thu hồi đất, vẫn được chia lợi nhuận từ kết quả sản xuất CN, kể cả có việc làm ngay trên mảnh đất của mình hoặc nhận được tiền lãi để có thu nhập và tạo việc làm.

- Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống dịch vụ việc làm và

thông tin về thị trường sức lao động.

+ Nội dung nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống dịch vụ việc

làm là: Quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới trung tâm dịch vụ việc làm để tránh

sự cạnh tranh không cần thiết và lóng phớ. Hiện trong tỉnh đó cú cỏc trung tõm dịch vụ việc làm, nhưng để hoạt động có hiệu quả, thỡ mỗi trung tõm này cần cú hệ thống chõn rết ở cỏc cụm xó, cỏc xó, cỏc khu và cụm CN để nắm được thông tin đầy đủ, nhanh nhạy, đáng tin cậy về cả hai bên cung và cầu lao động, kịp thời đáp ứng nhu cầu của cỏc bờn.

Cựng với việc hỡnh thành hệ thống chõn rết núi trờn, tỉnh cần nõng cấp trung tõm dịch vụ việc làm tỉnh Nghệ An thành trung tõm dịch vụ việc làm của vựng kinh tế khu vực Bắc Trung Bộ. Trung tâm này ngoài chức năng giới thiệu việc làm, cung cấp thông tin học nghề - người tỡm việc - việc tỡm người cho các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp, hàng năm nâng quy mô dạy nghề lên từ 3.000 - 5.000 học sinh học trỡnh độ sơ cấp nghề.

Đầu tư, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc cho các Trung tâm dịch vụ việc làm và cỏc vệ tinh (chõn rết) ở tuyến huyện, xó, KCN, cụm CN để các trung tâm này làm tốt nhiệm vụ điều tra, khảo sát, thu thập, xử lý thụng tin về thị trường lao động.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm việc ở các trung tâm dịch vụ việc làm. Đối với các cán bộ làm nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu việc làm phải được đào tạo am hiểu chuyên sâu về lĩnh vực pháp luật lao động, cũn đối với đội ngũ giáo viên dạy nghề phải được đào tạo chuẩn là giáo viên dạy nghề, họ không chỉ có tay nghề thực hành cao mà cũn phải cú năng lực sư phạm, họ phải tiếp cận được với những công nghệ mới, đáp ứng nhu cầu của xó hội, của người học. Để có được đội ngũ cán bộ như vậy, các trung tâm dịch vụ việc làm cần chủ động tuyển dụng và cử người đi đào tạo.

+ Xõy dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao

động của tỉnh. Việc xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống thông tin thị

trường lao động không chỉ phục vụ cho các công tác quản lý thị trường lao động của tỉnh mà quan trọng hơn nó cũn cung cấp thụng tin phục vụ cho các cơ sở dạy nghề, cho người sử dụng lao động và người lao động, để các bên đưa ra quyết định phù hợp với lợi ích của mỡnh. Muốn vậy, cần phải:

Đa dạng hóa các thông tin thị trường lao động nhằm đáp ứng yêu cầu của các bên tham gia thị trường lao động.

Hàng năm, tỉnh không chỉ thực hiện nghiêm túc Quyết định số 385/TTg ngày 6/6/1997 của Thủ tướng Chính phủ về điều tra Lao động - Việc làm, mà cũn cần tiến hành thờm cỏc cuộc điều tra về việc làm và thời gian làm việc của lao động nông thôn, điều tra tỡnh hỡnh sử dụng lao động và nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, điều tra tỡnh hỡnh dạy nghề của cỏc cơ sở dạy nghề, điều tra tỡnh hỡnh hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm, điều tra tỡnh hỡnh lao động ở các địa phương. Trên cơ sở các số liệu điều tra, tỉnh sẽ xây dựng trang website về thông tin thị trường lao động của tỉnh.

Yêu cầu các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh phải thực hiện nghiêm túc việc báo cáo thống kê tỡnh hỡnh sử dụng lao động, nhu cầu tuyển dụng lao động, tỡnh hỡnh thực hiện cỏc chớnh sỏch đối với người lao động.

Yờu cầu ban quản lý cỏc KCN, cụm CN, ủy ban nhõn dõn cỏc huyện, thành phố phối hợp chặt chẽ với cỏc doanh nghiệp cú dự ỏn đầu tư để nắm

được kế hoạch sử dụng lao động, thông báo công khai về số lượng lao động cần tuyển, ngành nghề cần tuyển, thời gian tuyển để người lao động được rừ, ngăn chặn kịp thời nạn cũ mồi, lừa đảo người lao động.

Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo giải quyết việc làm của tỉnh hàng quý và 6 thỏng phải thu thập thụng tin về thị trường lao động, báo cáo về thường trực ủy ban nhõn dõn tỉnh cho hướng giải quyết. Việc thu thập thông tin sẽ thông qua hệ thống Ban chỉ đạo giải quyết việc làm của cỏc huyện, thành phố và cỏc trung tõm dịch vụ việc làm, cũng như kết quả của các cuộc điều tra, khảo sát. Cỏc thụng tin về thị trường lao động phải được công bố công khai, rừ ràng, thường xuyên để mọi người lao động, mọi cơ sở sử dụng lao động được biết. Xử lý kịp thời cỏc trường hợp bưng bít thông tin để cũ mồi, lừa đảo người lao động.

Một phần của tài liệu Việc làm của người có đất bị thu hồi để phát triển công nghiệp ở tỉnh Nghệ An (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w