- Số lao động chưa có và thiếu VL còn tồn đọng Số lao động mất VL do tiếp tục thu hồi đất
3.2.1.2. Hoàn thiện chính sách về thị trường sức lao động
Đây là giải pháp nhằm tạo nhiều việc làm cho người lao động. Nội dung của giải pháp là:
- Mở rộng cầu sức lao động thông qua đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, phát triển kinh tế thị trường. Trong nông nghiệp, hỡnh thành cỏc vựng sản xuất tập trung chuyờn canh nhằm tạo ra khối lượng hàng hóa lớn đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính. Phát triển rừng.
Trong CN, mở rộng cầu lao động thông qua phát triển các ngành nghề và xây dựng kết cấu hạ tầng. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế và thị trường ổn định; phát triển các ngành công nghệ cao để tạo đột phá
cho tăng trưởng của tỉnh. Nghệ an có thế mạnh về một số ngành: CN sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất các sản phẩm mới, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại đáp ứng nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu. Cần tập trung phỏt triển ngành cụng nghiệp chế biến nụng - lõm - thuỷ sản, thực phẩm cú thế mạnh của tỉnh. Tập trung khai thác, tinh luyện thiếc; khai thác và chế biến đá trắng. Hướng tới phỏt triển CN cơ khí, hóa dầu, công nghiệp điện tử - tin học - viễn thông, CN cụng nghệ thụng tin và truyền thụng, CN sản xuất vật liệu mới, thiết bị tự động hóa, công nghệ sinh học v.v... Phát triển CN dệt may, da giày để trở thành điểm trung tâm dệt may của khu vực Bắc Trung Bộ. Phỏt triển khu kinh tế, cỏc KCN, cụm CN - tiểu thủ CN và làng nghề. Triển khai thực hiện Đề án Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An khụng chỉ nhằm tạo đột phá trong phát triển CN của tỉnh mà cũn tạo điều kiện tăng cầu việc làm trên thị trường. Tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng khu công nghiệp Nam Cấm, Hoàng Mai, Phủ Quỳ, nghiên cứu để có thể thành lập thêm các khu công nghiệp ở Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Đô Lương, Anh Sơn, Thanh Chương. Tập trung đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các cụm công nghiệp và các làng nghề tại địa bàn các huyện.
Trong dịch vụ, cần được phát triển với tốc độ nhanh, bền vững, với mức tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng sản lượng của toàn tỉnh. Nâng cao hơn nữa vai trũ của dịch vụ đối với nền kinh tế, hỗ trợ, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác phát triển. Chuyển dịch cơ cấu dịch vụ theo hướng tăng nhanh các dịch vụ chủ lực, hỡnh thành cỏc phõn ngành, cỏc sản phẩm dịch vụ mới cú giỏ trị gia tăng cao phù hợp với lợi thế của tỉnh; tăng dần các dịch vụ cao cấp, chất lượng cao; tăng tỷ trọng của khu vực tư nhân. Xây dựng thành phố Vinh thành trung tâm dịch vụ lớn.
Phát triển các phân ngành dịch vụ chủ yếu như: dịch vụ du lịch (xây
dựng hai đô thị du lịch: Vinh, Cửa Lũ và nõng cao chất lượng dịch vụ khu du lịch quốc gia Kim Liên - Nam Đàn. Phát triển đa dạng các loại hỡnh du lịch,
sản phẩm du lịch như: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, tắm biển, văn hóa - lịch sử, nghiên cứu tỡm hiểu thiờn nhiờn, giải trớ cao cấp, du lịch hỗn hợp với cỏc địa bàn trọng điểm như Nam Đàn và vựng phụ cận; thành phố Vinh, thị xó Cửa Lũ, Vườn quốc gia Pù Mát và vùng phụ cận; khu vực nước khoáng nóng Giang Sơn - Đô Lương, Quỳ Châu, Quế Phong, vùng du lịch biển Quỳnh Lưu - Diễn Châu - Nghi Lộc. Phát triển dịch vụ thương mại nội địa, thương mại cửa khẩu; hoàn thiện mạng lưới bán buôn và bán lẻ hàng hoá, dịch vụ theo hướng văn minh, hiện đại. Phát triển dịch vụ tài chớnh - ngõn hàng, phát triển thị trường chứng khoán, bảo hiểm. Có cơ chế ưu đói để
khuyến khích phát triển bảo hiểm phục vụ phát triển nông - lâm - ngư nghiệp. Phát triển đa dạng loại hỡnh dịch vụ vận tải, kho bói trên cơ sở có nhiều thành phần kinh tế tham gia. Phỏt triển bưu chính, viễn thông thành một trong những dịch vụ mũi nhọn. Phỏt triển nhanh cỏc ngành dịch vụ tư vấn, khoa
học công nghệ, kinh doanh tài sản, đầu tư, dịch vụ phục vụ cá nhân và cộng
đồng.
- Mở rộng cầu lao động thông qua đẩy mạnh việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài và cho vay vốn quốc gia giải quyết việc làm
+ Đẩy mạnh việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Hoàn thiện cơ
chế, chính sách nhằm mở rộng quy mô và đa phương hóa việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Hiện nay, do xu thế hội nhập kinh tế thế giới, nên việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài đang trở thành một nhu cầu bức xúc không chỉ đối với nước có lao động mà còn cả với nước cần lao động. Đõy là một giải pháp rất quan trọng mà Nghệ An đó thực hiện trong những năm qua. Ủy ban nhân dân tỉnh đó ban hành Quyết định số 39/2003/QĐ-UBND ngày 14/4/2003 về một số chính sách khuyến khích về xuất khẩu lao động nhằm đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động thực hiện mục tiêu chương trỡnh giải quyết việc làm - xóa đói giảm nghèo thời kỳ 2003 - 2005 của tỉnh Nghệ An.
Tuy nhiên, hiện nay nước ta đó hội nhập sõu hơn vào thị trường thế giới, đó gia nhập WTO, nờn tỉnh cần chỳ trọng một số cụng việc như làm tốt cụng tỏc chuẩn bị nguồn nhõn lực cho xuất khẩu lao động; thông báo công khai về thị trường sức lao động, số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn, điều kiện làm việc và sinh hoạt, các khoản phí phải nộp, quyền lợi và trách nhiệm của người lao động khi tham gia xuất khẩu lao động, các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, trỡnh tự thủ tục hồ sơ, ngăn chặn kịp thời các hành vi lừa đảo người lao động. Đưa công tác đào tạo lao động để xuất khẩu vào kế hoạch hàng năm của các trường, các trung tâm dạy nghề.
Tổ chức đào tạo lao động kỹ thuật như: công nghệ thông tin, thợ hàn, thợ điện, thợ xây dựng, thợ điều khiển tự động, ngoại ngữ theo yêu cầu của nước tiếp nhận lao động. Đầu tư thỏa đáng vào các cơ sở dạy nghề có đủ điều kiện cơ sở vật chất đào tạo đội ngũ lao động có trỡnh độ tay nghề đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Tăng cường liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động để giáo dục định hướng ngoại ngữ, pháp luật, phong tục tập quán cho người lao động tham gia xuất khẩu lao động.
Do chất lượng lực lượng lao động của phần đông số người có đất bị thu hồi hiện nay còn rất thấp, nên Nhà nước cần có những khảo sát nắm nhu cầu nguồn lao động của các thị trường, trên cơ sở đó, cần nâng cao chất lượng hệ thống đào tạo nghề, thực hiện đổi mới nội dung, chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và nhu cầu xuất khẩu lao động và phải hỗ trợ đào tạo cho người lao động. Cỏc xó, phường chủ động chuẩn bị nguồn nhân lực, đồng thời báo cáo kịp thời các vướng mắc về ban chỉ đạo các huyện, thành phố, Ban chỉ đạo tỉnh để giải quyết kịp thời.
Đồng thời, đẩy mạnh khai thác thị trường xuất khẩu lao động. Trong những năm tới, tiếp tục thực hiện mô hỡnh liờn thụng giữa doanh nghiệp xuất khẩu lao động với địa phương để ổn định, mở rộng các thị trường trọng điểm như Malayxia, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Lào, Lybia, Trung Đông…
Mở thêm thị trường mới, từng bước tiếp cận thị trường khác trong khu vực, cũng như tại các nước thuộc châu Phi, Trung Đông, Liên Bang Nga, Đông Âu, Bắc Mỹ. Theo dự báo của Cục Quản lý lao động ngoài nước trong 5 năm tới, số lượng, cơ cấu, thị trường xuất khẩu lao động mà Việt Nam có thể xuất khẩu lao động sang thị trường các nước từ 420 đến 440 nghỡn lao động. Đây là một thuận lợi mà Nghệ An cần khai thỏc.
+ Thực hiện tốt chớnh sỏch cho vay vốn quốc gia giải quyết việc làm. Chương trỡnh cho vay vốn giải quyết việc làm những năm qua ở Nghệ An đó phỏt huy được tác dụng tích cực trong việc tạo mở thêm việc làm và cải thiện điều kiện việc làm cho người lao động. Để tiếp tục thực hiện tốt chương trỡnh này trong thời gian tới, tỉnh cần phõn bổ nguồn vốn cho vay đối với từng huyện, thành phố theo từng quý, kịp thời điều chuyển vốn sang cho đơn vị khác nếu có ứ đọng. Ban chỉ đạo giải quyết việc làm các huyện thường xuyên kiểm tra, đôn đốc để các chủ dự án sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, hoàn trả vốn đúng thời hạn, nhất là đối với các dự án lớn, dự án vay lại để kịp thời phát hiện những sai phạm. Kiên quyết xử lý cỏc chủ dự ỏn sử dụng vốn sai mục đích, nợ đọng dây dưa. Xử lý kịp thời cỏc dự ỏn bị thua lỗ do rủi ro thiờn tai, hỏa hoạn, giảm tỷ lệ nợ đọng. Phải gắn việc cho vay vốn với chuyển giao công nghệ, hướng dẫn cách làm ăn cho nông dân để việc sử dụng vốn vay đạt hiệu quả. Đồng thời, cú các chính sách khuyến khích các hội đoàn thể, các tổ chức quần chúng khai thác nguồn vốn cho vay hỗ trợ giải quyết việc làm từ trung ương hội đoàn thể.