- Số lao động chưa có và thiếu VL còn tồn đọng Số lao động mất VL do tiếp tục thu hồi đất
3.1.2. Phương hướng giải quyết việc làm cho người lao động có đất bị thu hồi ở tỉnh Nghệ An đến năm 2010 và những năm tiếp theo
bị thu hồi ở tỉnh Nghệ An đến năm 2010 và những năm tiếp theo
Ngày 28/12/2007, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 197/2007 /QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xó hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020, trong đó xác định quan điểm:
Một là, tiếp tục đổi mới và tạo đột phá để phát triển nhanh, bền vững
kinh tế - xó hội của Tỉnh trên cơ sở phát huy nội lực gắn với tranh thủ tối đa ngoại lực trong thế chủ động hội nhập và cạnh tranh quốc tế; hợp tác chặt chẽ với các địa phương trong cả nước, đặc biệt là các địa phương trong vùng Bắc Trung Bộ và vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung.
Hai là, tập trung nguồn lực tạo ra các cực tăng trưởng, vùng, khu trọng
điểm và phát triển mạnh một số lĩnh vực, sản phẩm đột phá nhằm tạo đà cho tăng trưởng nhanh nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, hiện đại.
Ba là, phát triển nhanh các ngành dịch vụ: du lịch, thương mại, vận tải,
bưu chính viễn thông, giáo dục, y tế, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; các ngành CN có lợi thế tại các khu, cụm CN, khu kinh tế như: CN sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông - lâm - thủy sản, thực phẩm, điện tử, công nghệ thông tin, cơ khí v.v... Xây dựng một nền nông - lâm nghiệp - thuỷ sản đa dạng gắn với bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái.
Bốn là, coi trọng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn
nhân lực để thu hút đầu tư, khai thác các nguồn lực của Tỉnh và bên ngoài. Để thực hiện quan điểm trên, mục tiêu tổng quát của Quy hoạch tổng thể phỏt triển kinh tế - xó hội tỉnh Nghệ An là phấn đấu đưa Nghệ An thoát
khỏi tỡnh trạng nghốo, kộm phỏt triển vào năm 2010 và cơ bản trở thành tỉnh CN vào năm 2020. Phát huy tiềm năng của tỉnh, xây dựng Nghệ An trở thành
một trung tâm CN, du lịch, thương mại, giáo dục, y tế, văn hóa và khoa học - công nghệ của vùng Bắc Trung Bộ; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân không ngừng được nâng cao. Phấn đấu GDP (giá hiện hành) bỡnh quõn đầu người đạt 850 - 1.000 USD/người vào năm 2010, đạt khoảng 1.560 USD/người vào năm 2015 và đạt trên 3.100 USD/ người vào năm 2020. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt bỡnh quõn hằng năm giai đoạn 2006 - 2010 đạt 12 - 13%, giai đoạn 2011 - 2015 đạt 12 - 12,5% và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 11,5 - 12,0%.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tỷ trọng CN - xây dựng trong GDP đạt 39%, dịch vụ 37% và nông - lâm - thuỷ sản khoảng 24% vào năm 2010; cơ cấu tương ứng của các ngành vào năm 2015 là 41,4%; 40,4%; 18,2%; và vào năm 2020 là 43,0%; 43,0%; 14,0%. Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại. Hỡnh thành một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt trên 350 triệu USD vào năm 2010, đạt 850 triệu USD vào năm 2015 và 1.900 triệu USD vào năm 2020.
Để thực hiện được mục tiêu trên, trong thời gian tới cần phải đưa ra và áp dụng nhiều giải pháp, trong đó giải quyết vền đề việc làm là một giải pháp rất quan trọng nhằm khai thác và phát huy có hiệu quả nguồn lực sản xuất, tạo sự ổn định kinh tế - xó hội và thỳc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hàng năm giải quyết việc làm, tạo việc làm mới cho trờn 20.000 lao động. Đến 2010 có trên 40% lao động đó qua đào tạo...
Dưới đây là phương hướng chung nhằm giải quyết việc làm cho người lao động có đất bị thu hồi để chuyển đổi mục đích sang sản xuất CN ở tỉnh Nghệ An đến 2010 và những năm tiếp theo là cần quan tâm nhiều hơn đến lợi ích của người có đất bị thu hồi, coi giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi là một nội dung trong các dự án phát triển CN, nhất là các dự án xây dựng KCN, khu kinh tế. Phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội và phát triển bền vững làm phương hướng giải quyết vấn đề thu hồi đất, bảo đảm việc làm, thu nhập cho cuộc sống lâu dài của người có đất bị thu hồi. Phải coi trọng cả lợi ớch trước mắt và lợi ớch lõu dài trong quỏ trỡnh giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi và cả trong quá trỡnh phỏt triển cỏc cơ sở CN, KCN trên địa bàn.
Thu hồi đất nông nghiệp để chuyển sang phát triển CN với mục đích là thúc đẩy nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của người dân. Bởi vậy, trong phương hướng giải quyết việc làm, cần coi trọng đảm bảo kết hợp hài hoà lợi ích của người dân có đất bị thu hồi với lợi ích quốc gia và của các doanh nghiệp sử dụng đất thu hồi.
Về nguyên tắc, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao quyền sử dụng đất cho các tổ chức và cá nhân trong đó có những người nông dân theo quy định của pháp luật. Nhưng cũng cần thấy một thực tế lịch sử là từ nhiều đời nay, người dân nước ta vẫn hiểu đất đai là của gia đình mình, là tài sản quý giá nhất của mình. Nhờ khẩu hiệu “người cày có
ruộng” mà Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân giành được thắng lợi trong cách mạng dân tộc, dân chủ. Ngày nay, ruộng đất là tư liệu sản xuất duy nhất của người nông dân, nếu Nhà nước thu hồi đất và chỉ trả cho họ một số tiền bồi thường hay gọi là hỗ trợ và hiểu là đảm bảo để người nông dân ổn định cuộc sống trong thời gian tự đào tạo lại nghề, thì chưa đủ. Nếu nhận thức như vậy được luật hoá trong thực tế thì sẽ gây ra nhiều phản ứng tiêu cực trong thu hồi đất, mục tiêu của việc thu hồi đất do đó cũng không đạt được. Vì vậy, tìm kiếm giải pháp tạo việc làm cho người có đất bị thu hồi là một phương hướng cơ bản để đảm bảo cuộc sống lâu dài của người lao động.
Theo phương hướng trên, có thể xác định những nội dung cụ thể nhằm giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi cho phát triển CN ở Nghệ An trong thời gian tới như sau:
Một là, tăng cầu về việc làm:
Mở rộng quy mô đầu tư chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tốc độ phát triển CN và dịch vụ, tạo nhiều việc làm cho lao động tại chỗ.
Đa dạng hóa các hình thức đầu tư phát triển CN và dịch vụ, trong đó coi trọng phát triển đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân, hình thức tự tạo việc làm của người lao động vì đây là hình thức đầu tư năng động tạo ra sự cấp bách có ngay công việc để có thu nhập. Thực tế trong thời gian qua, số lao động có việc làm ở Nghệ An chủ yếu là do họ tự tạo việc, chỉ có số ít lao động có việc làm do đơn vị nhận đất thu hồi và do Nhà nước tạo ra (bảng 2.7 cho thấy trong số lao động được điều tra thì có tới 57,7% là tự tạo việc làm, chỉ có 5,3% số lao động tìm được việc làm từ các đơn vị nhận đất và từ Nhà nước).
Có cơ chế để khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng đất thu hồi thu hút lao động tại chỗ vào làm việc.
Đưa lao động đi làm việc ở các địa phương khác (tỉnh khác, kể cả phân bố lại lao động trong nội bộ các địa bàn của tỉnh Nghệ An) và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Hai là, nâng cao năng lực chuyờn mụn kỹ thuật của người lao động
Mở rộng quy mụ và loại hỡnh đào tạo nghề gắn với nhu cầu của thị trường sức lao động.
Thực hiện đa dạng hóa chủ thể và phương thức đào tạo theo quan điểm xó hội húa giỏo dục và đào tạo để sớm có nguồn nhân lực cung ứng trên thị trường.
Ba là, phát triển thị trường sức lao động cả về mở rộng quy mô thị
trường và hoàn thiện cơ chế vận hành thị trường này, lấy đó làm căn cứ quan trọng để điều chỉnh cơ cấu, trỡnh độ đào tạo, giải quyết việc làm cho xó hội núi chung, người có đất bị thu hồi nói riêng.