- Số lao động chưa có và thiếu VL còn tồn đọng Số lao động mất VL do tiếp tục thu hồi đất
3.2.2.1. Công tác quy hoạch
Giải quyết việc làm cho người lao động có đất bị thu hồi trong quỏ trỡnh CNH, HHDH ở phạm vi cả nước nói chung, tỉnh Nghệ An nói riêng
không phải là vấn đề giải quyết trong ngày một, ngày hai, mà là vấn đề có tính chất cơ bản, lâu dài, đũi hỏi phải cú quy hoạch bài bản, cụ thể là:
- Phải gắn quy hoạch phỏt triển kinh tế - xó hội, quy hoạch phỏt triển CN của địa phương, quy hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch đào tạo nghề, quy hoạch tái định cư... với quy hoạch giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất.
Việc làm của người lao động chỉ có thể được giải quyết một cách căn bản nếu gắn với quá trỡnh chuyển dịch chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Đây cũng là con đường cơ bản và lâu dài để giải quyết vấn đề lao động dôi dư trong nông nghiệp và lao động bị thu hồi đất. Do vậy, việc đẩy nhanh quá trỡnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, kết hợp nông nghiệp với công nghiệp, xây dựng, thương mại, du lịch, phát triển các KCN, cụm CN vừa và nhỏ, làng nghề, phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp… là con đường cơ bản và lâu dài mà Nghệ An cần đặc biệt chú ý nhằm giải quyết việc làm cho lao động diện thu hồi đất trong những năm tới.
Quy hoạch đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho dân cư phải được tiến hành đồng thời với quy hoạch phát triển kinh tế - xó hội, quy hoạch sử dụng đất để phát triển CN, xây dựng các KCN, cụm CN, … và vấn đề đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho dân cư phải được giải quyết trước khi thu hồi đất của họ. Cơ quan quản lý Nhà nước các cấp phải có trách nhiệm cung cấp thông tin, tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho người có đất bị thu hồi, để họ có khả năng học tập chuyển đổi nghề theo các hỡnh thức phự hợp. Cần quy định rừ trỏch nhiệm của các bên Nhà nước, chủ dự án, các tổ chức đào tạo trong việc đảm bảo dạy nghề cho người lao động bị thu hồi đất.
- Phải gắn kết và đồng bộ hóa quỏ trỡnh phỏt triển CN, xõy dựng KCN, cụm CN, xõy dựng cơ sở hạ tầng với quá trỡnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nông thôn nhằm tạo ra sự gắn kết giữa phát triển đô thị với phát triển kinh tế của tỉnh.
Để giải quyết vấn đề này, Nghệ An cần thực hiện sự phối hợp ngay từ đầu quy hoạch phát triển CN, phỏt triển KCN, cụm CN với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Muốn vậy, tỉnh cần xác định đúng hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh theo xu hướng của thời đại, gắn với đô thị hóa nông thôn. Theo đó, cần xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa vững mạnh theo hướng tập trung, chuyên canh trên quy mô lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả đủ cung cấp nông sản cho tiêu dùng, cho phát triển CN chế biến của tỉnh, cho cả cỏc tỉnh khỏc, cho xuất khẩu.
Cần đẩy mạnh phân công lại lao động trong nông thụn, phá thế độc canh, khai thác tối đa lợi thế so sánh, phát triển các ngành nghề truyền thống, đặc biệt là các ngành nghề phi nông nghiệp, dịch vụ.
- Công khai minh bạch hoá các quy hoạch và thông tin đầy đủ cho các đối tượng liên quan.
Cỏc quy hoạch phỏt triển CN, quy hoạch cỏc khu và cụm CN, quy hoạch đào tạo, dạy nghề cho nông dân… phải được chuẩn bị đồng bộ, kỹ lưỡng và phải được thông báo rộng rói để người lao động ở các vùng có đất bị thu hồi chủ động chuẩn bị nghề nghiệp, chuyên môn kỹ thuật cho phù hợp với nhu cầu về lao động mà cỏc doanh nghiệp sẽ tổ chức sản xuất kinh doanh trên mảnh đất mà họ chuyển giao. Thêm nữa, có được thông báo rộng rói về quy hoạch phỏt triển, doanh nghiệp mới cú hướng đầu tư phát triển và có thể có được nguồn lao động đáp ứng được yêu cầu của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, các cơ sở đào tạo cũng chủ động trong công tác chuẩn bị xây dựng chương trỡnh, kế hoạch đào tạo phù hợp.
- Xây dựng một chiến lược chuyển dịch cơ cấu lao động trên phạm vi toàn tỉnh, theo từng vựng gắn với quy hoạch phỏt triển kinh tế - xó hội của
Cần rà soát lại quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, điều chỉnh quy hoạch đất nông nghiệp theo hướng hiệu quả, bảo đảm an ninh lương thực, phát triển bền vững lâu dài. Gắn quy hoạch này với quy hoạch dạy nghề, tạo việc làm, đặc biệt là gắn giữa kế hoạch phát triển doanh nghiệp với kế hoạch tuyển lao động tại địa phương (tại chỗ), trước hết là cho thanh niên để có kế hoạch đào tạo họ phù hợp với ngành nghề và cơ cấu lao động của doanh nghiệp; phải thể chế hóa cam kết của người sử dụng đất trong việc thu hút lao động tại chỗ.
Nắm rừ tỡnh hỡnh lao động, việc làm của lao động ở những vùng có đất bị thu hồi để từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo lao động cho phù hợp. Kế hoạch đào tạo phải được soạn thảo cụ thể, chi tiết, trên cơ sở tính toán các loại hỡnh doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh tại cỏc cơ sở CN, KCN và cụm CN cả về nhu cầu số lượng, chất lượng, cơ cấu nguồn lao động, để đảm bảo khả thi trong giải quyết việc làm. Ở phạm vi tỉnh cần quy hoạch đào tạo nghề với tầm nhỡn dài hạn đến 2020.
- Khắc phục tỡnh trạng “dự ỏn treo”, đất đó thu hồi, nhưng không triển khai dự án theo đúng tiến độ, chủ đầu tư nhận đất nhưng không triển khai xây dựng dẫn đến dân thỡ mất đất sản xuất, không có việc làm, cũn doanh nghiệp cũng khụng thu hỳt được lao động vào làm việc. Phải kiên quyết loại bỏ tỡnh trạng một số người lợi dụng quy hoạch để lấy đất của nông dân hoặc bố trí dự án không khả thi, hoặc đầu cơ đất đai, dẫn đến đất nông nghiệp bị bỏ không, trong khi nông dân không có đất sản xuất. Tốt nhất, có thể được thỡ tỉnh khụng nờn quy hoạch cỏc cơ sở CN, khu và cụm CN vào những khu vực đất tốt đang cú lợi thế canh tỏc nụng nghiệp.