Mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Việc làm của người có đất bị thu hồi để phát triển công nghiệp ở tỉnh Nghệ An (Trang 108 - 113)

- Số lao động chưa có và thiếu VL còn tồn đọng Số lao động mất VL do tiếp tục thu hồi đất

3.2.2.2. Mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo nghề

Đây là giải pháp tạo mở ra nhiều việc làm cho người lao động (cơ hội việc làm). Phải nâng cao chất lượng cung lao động để có đủ điều kiện biến cơ hội việc làm thành việc làm cho người nông dân. Để nâng cao chất lượng

cung lao động (chủ yếu là nông dân) tỉnh Nghệ An cần chú trọng phát triển hệ thống các cơ sở đào tạo nghề, tăng cường năng lực dạy nghề và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề, gắn kết công tác dạy nghề với giải quyết việc làm cho người lao động khi họ bị thu hồi đất để làm việc ở các cơ sở CN, các KCN, cụm CN. Nâng cao tính kỷ luật và tác phong CN cho người lao động. Tăng cường cơ chế quản lý Nhà nước về dạy nghề. Cụ thể:

- Phát triển hệ thống các cơ sở đào tạo nghề.

Quy hoạch phát triển mạng lưới dạy nghề theo hướng xó hội húa theo định hướng của Nghị định số 73/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về phương hướng và chủ trương xó hội húa cỏc hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao và Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài cụng lập. Ủy ban nhõn dõn tỉnh Nghệ An đó ban hành Quyết định số 110/2003/QĐ-UB ngày 18/12/2003 về một số chính sách khuyến khích phát triển dạy nghề giai đoạn 2001-2005. Trong đó, qui định hàng năm trên cơ sở các chương trỡnh kinh tế trọng điểm của tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giao chỉ tiêu đào tạo nghề dài hạn và ngắn hạn có ngân sách bảo đảm theo định mức Nhà nước quy định cho các cơ sở dạy nghề. Định mức kinh phí đào tạo cho dạy nghề dài hạn quy định theo năm; định mức kinh phí đào tạo cho dạy nghề ngắn hạn tính theo tháng đào tạo của khóa học. Các cơ sở dạy nghề ngoài công lập, cơ sở dạy nghề tại các doanh nghiệp, tại các làng nghề được hỗ trợ một phần kinh phí phục vụ cho việc tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên dạy nghề từ nguồn kinh phí quản lý hoạt động sự nghiệp về dạy nghề hàng năm, và được ngân sách hỗ trợ phần kinh phí miễn giảm cho các đối tượng quy định. Những người là đối tượng chính sách, trong đó có những người bị thu hồi đất nông nghiệp, học nghề tại các cơ sở dạy nghề ngoài công lập được miễn giảm học phí. Tuy nhiên, để mở rộng quy mô và ngành nghề, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, cần coi trọng các giải pháp sau:

+ Tăng cường đầu tư, nâng cấp cỏc trường công nhân kỹ thuật trờn địa bàn tỉnh để mở rộng quy mụ đào tạo và sớm có được đội ngũ lao động kỹ thuật có chuyên môn sâu, kỹ năng thực hành tốt, đáp ứng nhu cầu lao động đa dạng ngành nghề của các cơ sở CN, các khu và cụm CN.

Nghệ An đó cú 2 trường Đại học là Đại học Vinh và Đại học Sư phạm kỹ thuật, 8 trường đào tạo công nhân kỹ thuật và trung tâm đào tạo nghề với quy mô hơn 16.000 học sinh, trong đó 2 trường kỹ thuật đang được đề nghị nâng cấp thành trường Cao đẳng dạy nghề. Trên cơ sở các lọai hỡnh trường học này, cần mở rộng các ngành đào tạo trên cơ sở nhu cầu thị trường sức lao động, hướng phát triển đào tạo các nghề kỹ thuật điện, cơ khí hàn sắt, điện tử, tin học, may công nghiệp và thời trang. Ưu tiên dạy các nghề mà các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có nhu cầu tuyển dụng nhiều như: may, giày da, xây dựng, cơ khí, chế biến nông sản thực phẩm, điện, điện tử, hóa chất…

Phát triển hệ thống đào tạo của tỉnh, huyện như củng cố và nâng cấp trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp và dạy nghề hiện cú để đáp ứng đào tạo nghề tại chỗ cho nụng dõn.

+ Tăng cường năng lực dạy nghề và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo

viên dạy nghề.

Tranh thủ sự trợ giúp của Nhà nước và huy động mọi nguồn lực, tập trung đầu tư, mua sắm trang thiết bị dạy nghề hợp lý theo hướng đồng bộ hóa, hiện đại hóa gắn với thực tiễn.

Chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trỡnh độ đội ngũ giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý, đảm bảo 100% đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và tiêu chuẩn về trỡnh độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại, đổi mới phương thức hoạt động của các cơ sở dạy nghề nhằm từng bước nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

Không ngừng bổ sung và đổi mới nội dung, chương trỡnh đào tạo, phương pháp đào tạo đáp ứng nhu cầu của thực tế.

+ Gắn kết cụng tỏc dạy nghề với giải quyết việc làm cho người lao động tại cỏc cơ sở CN, các khu và cụm CN. huyến khích các cơ sở dạy nghề thực hiện dạy nghề theo “đơn đặt hàng”, “có địa chỉ đầu ra”, dạy nghề theo nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp trên địa bàn.

Khuyến khớch cỏc doanh nghiệp tham gia dạy nghề và liên kết với các cơ sở dạy nghề tổ chức dạy nghề gắn với giải quyết việc làm, với mục tiêu vừa đào tạo lao động cho nhu cầu phát triển của doanh nghiệp mỡnh, vừa cung ứng lao động có tay nghề cho doanh nghiệp khác.

Kết hợp với các cơ sở dạy nghề của Trung ương trên địa bàn tổ chức dạy nghề cho lao động, trong đó có người lao động bị thu hồi đất.

Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành trong việc xúc tiến thu hút các dự án đầu tư, có kế hoạch dạy nghề gắn với tạo việc làm cho người lao động trước khi họ bàn giao đất cho Nhà nước.

Cú chớnh sỏch dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho đối tượng lao động sau khi bàn giao đất cho Nhà nước nhưng không có khả năng vào làm việc tại các cơ sở CN, KCN và cụm CN.

- Dạy nghề cho nông dân để tận dụng thời gian nhàn rỗi trong nông nghiệp, nâng tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn, giảm thiểu tỡnh trạng thiếu việc làm của người có đất bị thu hồi.

Phát huy vai trò của 117 làng nghề của tỉnh trong việc dạy nghề cho nông dân. Khuyến khớch cỏc trung tõm dạy nghề phối hợp với Trung tâm khuyến nông của tỉnh và Hội nông dân tổ chức các lớp học tại chỗ để trang bị cho người dân các kiến thức cơ bản về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản… giúp cho nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo thêm việc làm mới.

Khuyến khích các cá nhân, tổ chức có khả năng dạy nghề tham gia dạy nghề cho nông dân. Khuyến khích dạy nghề lưu động, dạy nghề tại chỗ theo yêu cầu của người học để họ tự tạo thêm việc làm.

Thụng qua dạy nghề để phát triển các hoạt động CN và dịch vụ tại chỗ, để tận dụng thời gian nhàn rỗi trong nông nghiệp và để phát triển CN, dịch vụ nụng nghiệp, nụng thụn.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cả về trình độ chuyên môn kỹ thuật, năng lực thể chất và tính kỷ luật, ý thức trách nhiệm của lao động nói chung và người có đất bị thu hồi nói riêng cho phù hợp với yêu cầu mới.

Để nâng cao trình độ của người lao động có đất bị thu hồi, Nhà nước phải có cơ chế tạo kinh phí và điều kiện trường lớp để trang bị kiến thức, kỹ năng, tính kỷ luật cho họ, tạo lập cho họ khả năng thích nghi với kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Tăng cường quản lý Nhà nước về dạy nghề. Hướng dẫn các cơ sở dạy nghề thực hiện dạy nghề theo nhu cầu của các doanh nghiệp, cỏc cơ sở CN, khu và cụm CN. Thường xuyên đánh giá chất lượng hoạt động của các cơ sở dạy nghề, yêu cầu các cơ sở dạy nghề xây dựng mục tiêu, kế hoạch và chương trỡnh đào tạo phù hợp đảm bảo chất lượng dạy nghề.

Hàng năm, trên cơ sở báo cáo tỡnh hỡnh sử dụng lao động của các doanh nghiệp tổ chức điều tra, khảo sát nắm chắc về tỡnh hỡnh lao động và nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp, cơ sở CN, KCN và cụm CN, trên cơ sở đó mà xây dựng kế hoạch dạy nghề cho phù hợp. Hàng năm, nên tiến hành các hội nghị tổng kết, đúc rút và phổ biến kinh nghiệm tốt về thu hút và sử dụng lao động của các doanh nghiệp.

Căn cứ vào Pháp luật lao động và các chính sách, chế độ của Nhà nước để có kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc thực hiện của các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp nhằm đảm bảo chính sách đối với người lao động.

Một phần của tài liệu Việc làm của người có đất bị thu hồi để phát triển công nghiệp ở tỉnh Nghệ An (Trang 108 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w