Về hình thức và phƣơng pháp phổ biến, giáo dục phápluật ở cơ sở xã, phƣờng

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 44 - 51)

cơ sở xã, phƣờng

Việc xác định đúng, đủ nội dung PB,GDPL cho từng đối tƣợng là yếu tố có ý nghĩa quyết định cho việc đạt tới mục đích của PB, GDPL. Tuy nhiên, nội dung PB,GDPL không thể tự thân đi vào nhận thức, tình cảm của ngƣời đƣợc PB, GDPL mà phải qua những kênh truyền tải thông tin, các cách thức và biện pháp tác động nhất định phù hợp với khả năng tiếp cận, tiếp thu của đối tƣợng. Do đó, hiệu quả PB, GDPL không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố tiếp theo của quá trình PB, GDPL, đó là hình thức, phƣơng tiện, phƣơng pháp PB, GDPL. Trong các Văn kiện của Đảng và Nhà nƣớc cũng luôn luôn nhấn mạnh ý nghĩa của vấn đề này. Luật PBGDPL quy định 08 hình thức chủ yếu, tuy nhiên, cần phải lựa chọn các hình thức PBGDPL sao cho phù hợp với đối tƣợng, phạm vi PBGDPL ở cơ sở xã, phƣờng.

Hình thức PB, GDPL là các dạng hoạt động cụ thể để tổ chức quá trình

cũng nhƣ qua nghiên cứu lý luận về mục tiêu, nội dung, chủ thể, đối tƣợng PB, GDPL, các nhà nghiên cứu giáo dục pháp luật đã chia các hình thức PB, GDPL thành 2 loại:

- Các hình thức giáo dục mang tính phổ biến truyền thống của giáo dục chính trị, tƣ tƣởng nhƣ: Phổ biến, nói chuyện pháp luật tại các cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức quần chúng, địa bàn dân cƣ..., các hội nghị, hội thảo pháp luật; các câu lạc bộ pháp luật, các đội thông tin cổ động pháp luật, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; tuyên truyền qua báo chí, phƣơng tiện thông tin đại chúng; qua các hình thức văn học nghệ thuật; dạy và học pháp luật trong các nhà trƣờng.

- Các hình thức giáo dục pháp luật đặc thù: là việc giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động lập pháp, hành pháp và tƣ pháp của các cơ quan Nhà nƣớc. Việc giáo dục pháp luật trong quá trình lập pháp, lập quy góp phần tạo ra nhận thức bƣớc đầu đúng đắn và tâm lý thuận lợi của nhân dân để tiếp nhận văn bản sau khi đƣợc ban hành. Bằng cách đó, pháp luật có thể đi vào cuộc sống và phát huy hiệu lực thực tế của mình tốt hơn dựa trên tâm lý tự giác chấp hành của công dân. Giáo dục pháp luật trong quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật sẽ tác động đến ý thức và khả năng, trách nhiệm của công dân trong việc đề xuất tham gia sửa đổi, hoàn thiện pháp luật.

Các hình thức PBGDPL đều nhằm tác động tới con ngƣời, lấy con ngƣời là trung tâm, do vậy, hình thức giáo dục quyền con ngƣời, giáo dục cho họ biết các quyền của cá nhân đƣợc pháp luật công nhận, từ đó hình thành hành vi tôn trọng pháp luật, biết tự bảo vệ quyền cá nhân và tôn trọng quyền của ngƣời khác là hình thức quan trọng nhất.

Từ quan niệm và phân loại hình thức PB, GDPL nhƣ trên dẫn đến yêu cầu về chỉ đạo quá trình PB, GDPL sao cho:

- Các chủ thể phải xác định rõ định hƣớng, yêu cầu, nội dung PB, GDPL ngay trong khi xây dựng các chƣơng trình công tác, nghiệp vụ, chuyên môn từng

thời kỳ hoặc từng sự việc. Trên cơ sở đó, chuẩn bị các điều kiện vật chất, cán bộ... đủ để tổ chức hình thức PB, GDPL phù hợp với nhiệm vụ chuyên môn.

- Để truyền tải một nội dung PB, GDPL cần phải kết hợp các hình thức PB,GDPL khác nhau nhằm phát huy hết sức mạnh tác động của từng hình thức, bổ sung, hỗ trợ, bù đắp cho những hạn chế của từng loại hình.

Phổ biến, giáo dục pháp luật qua các hoạt động của tổ chức xã hội, tổ chức quần chúng; tổ chức nghề nghiệp pháp luật (tổ hoà giải, dịch vụ, tƣ vấn pháp luật).

* Phương tiện giáo dục pháp luật đƣợc hiểu là các công cụ, các kênh

truyền tải nội dung giáo dục pháp luật từ chủ thể đến đối tƣợng để đạt mục tiêu giáo dục pháp luật. Trong các tài liệu nghiên cứu về phƣơng tiện PB, GDPL cũng có những cách phân định khác nhau và đôi khi là sự phân định không rõ giữa hình thức và phƣơng tiện, thí dụ, tuyên truyền, giáo dục pháp luật trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng đƣợc coi là một hình thức tổ chức quá trình giáo dục pháp luật hay chỉ là phƣơng tiện (các báo, đài phát thanh, truyền hình...). Hiện nay, các phƣơng tiện chủ yếu để PB, GDPL là: Bằng lời nói trực tiếp (tuyên truyền miệng); bằng các phƣơng tiện thông tin đại chúng (báo nói, báo viết, báo hình); bằng những hiện vật nhìn thấy đƣợc (panô -áp phích, bảng, biển...); bằng các loại hình văn hoá nghệ thuật...

Ở đây, có thể xem xét một loại phƣơng tiện đặc thù của PB, GDPL, đó là quyết định (bằng lời nói hay văn bản) của các cơ quan, của các cá nhân đại diện cho cơ quan hay tổ chức trong hoạt động thi hành và bảo vệ pháp luật. Tất cả những việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật chỉ thật sự có ý nghĩa tích cực, tác động lành mạnh đến ý thức và hành vi tuân thủ pháp luật của những ngƣời dân khi họ thấy đƣợc những quyết định đúng đắn, nghiêm minh, công bằng trong việc áp dụng các điều luật cụ thể để giải quyết các tình huống, các quan hệ pháp luật cụ thể. Bản thân các quy phạm pháp luật, các quyết định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ở các cơ quan hành pháp, tƣ pháp đã

chứa đựng yếu tố giáo dục rất lớn và là phƣơng tiện truyền tải nội dung giáo dục pháp luật trực tiếp nhất.

* Phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật là các cách thức, biện pháp tổ chức quá trình PB, GDPL. Có hai loại phƣơng pháp sau:

- Các phƣơng pháp áp dụng trong một hoạt động giáo dục pháp luật cụ thể. Đó là các cách thức, biện pháp để đặt vấn đề, tiếp cận vấn đề cần thông tin, giáo dục; để giải thích, làm rõ các tƣ tƣởng chính trị, pháp luật, các nguyên tắc pháp luật, nội dung của các quan hệ pháp luật; để lý giải bản chất các hiện tƣợng pháp lý một cách dễ hiểu, có sức thuyết phục, đảm bảo tính mục đích của giáo dục pháp luật và đảm bảo tác động hai chiều giữa chủ thể và đối tƣợng giáo dục pháp luật. Ngƣời PB, GDPL với những hiểu biết, kinh nghiệm về pháp luật và các lĩnh vực liên quan cần phải sử dụng các phƣơng pháp PB, GDPL nhƣ phƣơng pháp sƣ phạm, phƣơng pháp tâm lý, phƣơng pháp thực hành, giải quyết các tình huống cụ thể, trực quan... để chuẩn bị và tiến hành các hoạt động phổ biến, tuyên truyền, giáo dục cụ thể (nhƣ biên soạn tài liệu, đề cƣơng tuyên truyền; chuẩn bị bài nói diễn thuyết...). Một nguyên tắc chung khi sử dụng phƣơng pháp này là kết hợp lý luận với thực tiễn thi hành pháp luật.

- Các phƣơng pháp tổ chức giáo dục pháp luật. Các phƣơng pháp này nhằm đƣa ra những mô hình lãnh đạo, chỉ đạo phối hợp PB, GDPL... có hiệu quả trong những điều kiện cụ thể ở địa phƣơng.

Xã, phƣờng là nơi gánh vác mọi nhiệm vụ từ cấp trên giao xuống, nên công tác PB, GDPL là một trong những nhiệm vụ quan trọng của bộ máy chính quyền xã, phƣờng. Do có đặc thù về đối tƣợng, chủ thể, nội dung, nên hình thức, phƣơng tiện và phƣơng pháp PB, GDPL phù hợp thì mới có thể phát huy hết hiệu quả. Cụ thể là:

- Đối với học sinh tiểu học và trung học cơ sở: Đây là loại đối tƣợng

dạy và học pháp luật trong nhà trƣờng, cần phải tổ chức thêm các hình thức PB, GDPL cho các em bằng các hoạt động ngoại khoá nhƣ nghe nói chuyện pháp luật, thi tìm hiểu pháp luật, tổ chức các buổi giảng giải, hƣớng dẫn về luật lệ giao thông đƣờng bộ... Các hình thức PB, GDPL này có tác dụng tăng thêm kiến thức về thực tiễn pháp luật cho các em so với các kiến thức pháp luật ít đƣợc bổ sung, không mang tính thời sự trong chƣơng trình học chính khoá. Phƣơng pháp thƣờng sử dụng để giáo dục pháp luật cho các em là phƣơng pháp sƣ phạm và phƣơng pháp thực hành. Khi tiến hành giáo dục pháp luật cho các em, cần phải chú ý đến nét đặc trƣng trong sự phát triển của các luật cho các em, cần phải chú ý đến nét đặc trƣng trong sự phát triển của các em. Bởi vì khi bƣớc vào lớp 1, trẻ em có bƣớc nhảy vọt trong những chuyển biến rất cơ bản trong đời sống và hoạt động của chúng: từ chơi đến học, từ tự do đến ghép mình vào những nội quy mang tính pháp chế, từ quan hệ gia đình đến quan hệ xã hội. Nhƣ vậy, ngay từ lớp 1, các em dần dần phải thích ứng với những nếp sống, những hoạt động, những mối quan hệ phù hợp với các chuẩn mực xã hội nói chung, các chuẩn mực pháp luật nói riêng. Chính đó là cơ sở ban đầu rất quan trọng để ngày càng giáo dục pháp luật cho các em một cách có hệ thống, từ đơn giản đến phức tạp, từ nông đến sâu, từ riêng lẻ đến khái quát...

- Đối với thanh niên: Một đặc điểm phổ biến của thanh niên ở xã, phƣờng là họ thích sinh hoạt theo nhóm, theo tập thể, nên hầu hết họ tham gia vào tổ chức Đoàn thanh niên ở cơ sở. Đó là một thuận lợi để có thể tổ chức các hình thức PB, GDPL phù hợp nhƣ: Thành lập các câu lạc bộ pháp luật; mở lớp tập huấn pháp luật; thi tìm hiểu pháp luật; xây dựng tủ sách, báo pháp luật; tổ chức các buổi nghe nói chuyện chuyên đề về pháp luật... Song, để phát huy hiệu quả của hình thức này, cần phải có sự kết hợp, lồng ghép với các hình thức sinh hoạt có sức thu hút, hấp dẫn đối với thanh niên nhƣ các chƣơng trình văn nghệ, biểu diễn nghệ thuật...

- Đối với phụ nữ: Điều không thuận lợi cho ngƣời phụ nữ thƣờng là ít có thời gian rỗi. Ngoài thời gian làm việc ở các công sở hay ngoài đồng ruộng, họ còn phải hoàn thành công việc trong gia đình, chăm sóc con cái nên khó có điều kiện để tham gia hội họp tập thể. Nếu có điều kiện, họ chỉ tham gia đƣợc vào các Chi hội phụ nữ của xã, phƣờng. Vì thế, hình thức PB,GDPL phù hợp nhất đối với họ là thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng (mở chuyên mục về giáo dục trẻ em, về kê hoạch hoá gia đình trên Đài phát thanh, Đài truyền hình...). Thông qua các buổi sinh hoạt của Chi hội phụ nữ, cần tổ chức các buổi nghe nói chuyện pháp luật...

- Đối với nông dân: Do công việc chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, ngƣời nông dân thƣờng bận rộn suốt ngày với đồng áng, ruộng vƣờn. Đồng ruộng lại cách xa nơi ở vài cây số nên họ thƣờng đi làm từ sáng đến tối mới về. Vì vậy, việc PB, GDPL cho ngƣời nông dân đòi hỏi phải có sự lựa chọn sao cho hợp lý cả hình thức và giờ giấc. PB, GDPL qua hệ thống loa phát thanh, truyền thanh của xã, phƣờng là hình thức phù hợp, song không thể mở chƣơng trình truyền thanh vào những giờ mà ngƣời nông dân đang ở ngoài đồng ruộng, đang bận rộn với công việc mùa vụ. Bên cạnh các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ đài, tivi, báo, còn có các hình thức khác nữa để đƣa chủ trƣơng, đƣờng lối, pháp luật của Đảng, Nhà nƣớc đến với ngƣời nông dân, đó là các buổi sinh hoạt nhân dân theo tổ tự quản, qua các buổi sinh hoạt của Hội nông dân... Đặc biệt, công tác hoà giải là một hình thức PB, GDPL thiết thực và có hiệu quả không chỉ đối với nông dân mà cả nhân dân thành thị cũng nhƣ đồng bào miền núi, dân tộc thiểu số. Đây là hình thứ sử dụng ngƣời thực, việc thức để đƣa pháp luật đi vào lòng dân, vào cuộc sống nên sâu sắc hơn các hình thức khác. Ngƣời cán bộ hoà giải bằng vụ việc cụ thể đã vận dụng các quy định của pháp luật để khuyên bảo, thuyết phục, phân tích đúng sai theo pháp luật cho hai bên hiểu biết pháp luật và tôn trọng pháp luật. Công

tác hoà giải có liên quan đến nhiều vụ, việc, vận dụng nhiều văn bản pháp luật, sẽ đƣa đƣợc nhiều quy định pháp luật vào trong nhân dân. Khi trình độ hiểu biết pháp luật đƣợc nâng lên thông qua công tác hoà giải thì các bên lại là ngƣời truyền đạt qua lại các thành viên trong gia đình và cộng đồng những quy định của pháp luật về vấn đề mà họ đã trải qua. Cứ nhƣ vậy, qua nhiều năm, nhân dân trong khu vực dân cƣ sẽ nâng cao hơn trình độ hiểu biết pháp luật.

- Đối với nhân dân thành thị: Họ sống thành từng khối phố và thƣờng

làm nhiều nghề khác nhau, song đa số là công nhân và kinh doanh, buôn bán, dịch vụ, làm nghề tự do. Việc tập trung họ lại để nghe nói chuyện pháp luật không phải là dễ dàng. Vì thế, các hình thức PB, GDPL phù hợp đối với họ là: thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng (báo, Đài phát thanh, Đài truyền hình, hệ thống loa truyền thanh của phƣờng, đặc biệt thông qua các buổi sinh hoạt của các tổ tự quản với phong trào “xây dựng cuộc sống mới, nếp sống văn hoá mới” ở các khu phố. Đây chính là hình thức tuyên truyền, vận động, đƣa đƣờng lối. Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, chủ trƣơng của cấp trên đến với quần chúng nhân dân có hiệu quả thiết thực bởi hình thức này có ngƣời nói, có ngƣời nghe, có đối thoại, có tranh luận, có thắc mắc và có giải thích nên gần gũi với nhân dân khối phố.

- Đối với người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ ở cơ sở, việc phổ

biến giáo dục pháp luật phục vụ cho nghề nghiệp của họ là trách nhiệm của những ngƣời quản lý doanh nghiệp, cán bộ công đoàn, song, khi ra khỏi nơi làm việc thì họ vẫn là ngƣời dân của các phƣờng, xã. Hình thức PB, GDPL đối với họ là thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ báo, đài, tivi, thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề, hội thảo pháp luật...

Một hình thức PB, GDPL không thể thiếu đối với đồng bào miền núi và dân tộc thiểu số là thông qua công tác hoà giải. Vì thông qua hoà giải, tổ hoà giải sẽ giải quyết kịp thời, tại chỗ các xích mích, tranh chấp nhỏ để củng cố

khối đoàn kết trong nhân dân, chủ động phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm bằng biện pháp thuyết phục, cảm hoá, động viên, giải thích để giúp cho các bên đạt tới sự thoả thuận hợp tình, hợp lý, đúng pháp luật và phù hợp đạo đức xã hội chủ nghĩa; giảm bớt nhiều việc phải đƣa lên Toà án nhân dân cấp huyện giải quyết và đỡ tốn tiền bạc, thời giờ của nhân dân.

1.3. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA VÀ YÊU CẦU CỦA VIỆC PHỔ BIẾN, GIÁO

Một phần của tài liệu Phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)