4. 2 Sự chung sông hòa hợp giữa con người với loài vật.
4.3 Quan hệ hài hoà giữa văn minh và tự nhiên.
Trong nhiều sáng tác của Jack London, hình tượng của những con chó sói được nhân cách hóa nhằm thể hiện thái độ và ứng xử của con người đối với thế giới, vừa trở thành biểu tượng của tự nhiên hoang sơ nhằm đề cập tới mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội văn minh. Khác với con chó Bấc quay trở về với giống loài của mình, về với cuộc sống hoang dã, Nanh trắng lại từ thế giới hoang dại của loài Sói hoà nhập vào cuộc sống văn minh, gẫn gũi với con người. Nanh trắng đến với con người là do vô tình nó và sói mẹ bị lạc và cả hai mẹ con nó phải trở về sống với những người của bộ lạc nơi trước kia Sói mẹ từng sống. Từ đó, hai mẹ con Nanh trắng đã phải chịu sự hành hạ và kìm kẹp của những con người ở đó. Nhưng khi mùa thu tới, mọi người trong bộ tộc bắt đầu cuộc đi săn bắn lớn để dự trữ cho mùa đống lạnh giá thì Nanh trắng có dịp bỏ trốn. Lúc đầu, nó lẩn trốn trong các bụi rậm. Nhưng sau khi được tự do, nó lại cảm thấy cô đơn trong khi một mình lang
LUỒN VỒN THtìC S ĩ• _____•_____ 87
NGUVÌN MINH PHƯƠNG
thang giữa các lùm cây, bóng tối của rừng rậm. Những ngày tù túng, mất tự do đã làm Nanh trắng trở nên mềm yếu, giờ đây nó không còn biết tự lo cho bản thân. Cái giá lạnh của mùa đông làm cho nó nhớ tới hình ảnh bếp lửa trại ấm áp. Và sự im lặng ghê rợn của núi rừng khiến nó nhớ sự ồn ào sôi động của tiếng người trong bộ tộc trước kia. Thế là, Nanh trắng chạy trở về với Chồn Xám. Tự nó đã trở về và đặt số phận mình vào bàn tay con người. Nó tỏ ra phục tùng dưới chân Chồn Xám hiến dâng cả thể xác và tâm hồn cho chủ.
Nhưng sự trở vể của Nanh trắng đã diễn ra với nhiều mâu thuẫn dằn vặt trong tâm trạng.
" Sự phó mặc bản thân mình, cả thể xác ỉẫn lỉnh hồn cho các vật - người thật ra Nanh trằng không thực hiện ngay một lúc được. Tính di truyền hoang dã, kỷ niệm về cuộc sống tự do trong íhiên nhiên gay go và cô độc, đôi khi đỡ dày vò nó trong những nó lang thang ở bìa rừng,
đứng yên nghe theo tiếng gọi xa xăm. Nhưng bao giờ nó cũng quay về
trại, thâm tâm rối b ờ i (24 - tr 124)
ở đây, tác giả lại miêu tả những khoảng khắc chao đảo của nhân vật giữa xã hội văn minh và thế giới tự nhiên. Vì cảm thấy bất ổn và lo sợ trước những cuộc giành giật và tranh chấp đẫm máu trong cuộc sống hoang dã, Nanh trắng muốn tìm về với con người để được sự che chở và yêu thương. Cả Bấc và Nanh trắng trong những lúc nguy cấp nhất đều gặp được những người chủ thực sự yêu thương, chăm sóc chúng. Nên chúng cũng dành cho chủ những tình cảm biết ơn sâu sắc. Chúng coi họ thân thiết, gần gụi như nhũng người bạn. Nhưng cũng có những người chủ đối xử với chúng tàn ác, chẳng khác gì thú vật trong rừng. Nanh trắng không bao giờ yêu mến ông chủ có biệt danh là Chồn Xám, vì ông chủ này không bao giờ nói năng ngọt ngào. Anh ta thực hiện công lý bằng gậy gộc. Có lỗi thì bị trừng phạt bằng đánh đập, còn khi có công lao, thì chẳng được một chút vỗ về. Sống với một ông
LUệN VfíN thọc Sĩ 88
NGUY€N MINH PHƯƠNG
chủ độc ác và một bầy chó suốt ngày tìm cách tiêu diệt nó khiến cho Nanh trắng trở thành con vật lạnh lùng và dữ dằn.
Sau đó, khi phải rơi vào tay tên "Smit đẹp trai" - một kẻ xấu xa cả hình dạng và tính cách đã khiến Nanh trắng trở nên cực kỳ hung dữ. Nó trở thành một con vật chiến đấu, và đã chiến thắng được hầu hết các đối thủ dũng mãnh khác. Chỉ có trận đấu duy nhất với con chó xồm Cheroki thì nó bị sự chai lì và sức nặng của con vật này làm cho nghẹt thở suýt chết. Đây cũng là trận đấu cuối cùng trong cuộc đời tăm tối của nó. Trong lúc nguy kịch nhất nó đã được bàn tay con người cứu giúp. Đó là Viđơn Scốt, một con người chan chứa tình thương đối với đồng loại và cả loài súc vật. Scốt đã đem tình thương yêu để cảm hoá Nanh trắng. Anh tự đặt cho mình một nhiệm vụ phải cải tạo Nanh trắng, như để sửa lỗi lầm của kẻ đã gây ra cho nó trước kia. Hàng ngày, anh vuốt ve và trò chuyện với nó rất lâu. Đối với Nanh trắng, gặp gỡ với Scốt là một buổi bình minh tươi đẹp của cuộc đời nó. Từ đó, nó bắt đầu thay đổi khác trước. Nó tự nhủ không để cho bản năng chi phối hành động và biết cân nhắc trước khi làm một điều gì. Nó phải thực hiện một quá trình điều chỉnh lại, phải mất công sức cho việc này hơn khi nó rời bỏ rừng về với Chồn Xám và tôn thờ anh ta làm chúa tể. Vì khi đó nó mới là một chú Sói con, nên Chồn Xám dễ nhào nặn lại tính nết của nó. Nhưng về sau hoàn cảnh đã biến nó thành con Sói chiến đấu, được tôi luyện bằng lòng căm hờn và tính hung bạo. Dần dần, tình yêu thương của Scôt đã làm cho tính cách của Nanh trắng thay đổi hoàn toàn. Mỗi khi Viđơn Scôt đi vắng Nanh trắng nhớ chủ đến phát ốm. Khi biết được Scôt sẽ trở về Califonia, Nanh trắng rất buồn, nó rên rỉ, gào rú. Jack London đã thâm nhập vào tâm trạng của con vật này khi số phận nó đang lửng lơ giữa thế giới văn minh và hoang dã... Scôt không muốn mang Nanh trắng về thành phố vì môi trường sống nơi đô thị không thích hợp với bản tính hoang dã của nó. Sau cùng, nó đã lẻn lên tàu để được đi cùng Scốt. Trước tình cảm tha thiết của Nanh trắng, Scôt đành phải mang nó theo.
LUậN VỒN THỌC S ĩ 89
NGUYÌN MINH PHƯƠNG
Nanh trăng lại đến một môi trường hoàn toàn mới. Nó đã là một con Sói già dặn, tính cách của nó đã ổn định hơn. Bây giờ cuộc sống văn minh hiện đại hoàn toàn xa lạ với Nanh trắng. Nó cũng khiếp sợ như cái thưở ban đầu khi một mình khám phá thế giới. Cái gì cũng lạ lẫm đối với nó:
"Khi đô bộ ở Sơn Franxco, Nanh trắng vừa hoảng sợ vừa kinh ngạc... Cho đến bây giờ nó chưa từng nghĩ rằng con người lại có thể là những
VỊ thần kì diệu như nó đang thấy trong khi đi theo chú trên những vỉa
hè trơn nhẵn của thành phô. Từ trước tới giờ nó chỉ biết được những lều gỗ, giờ đây những thứ đó đêu nhường chỗ cho nhà cửa to, cao. Trong phô phường chỗ nào cũng nguy hiểm: xe cam nhông, xe ngựa, xe hơi, những con ngựa to lớn, vừa kéo những cái xe nặng nề, vừa thở phì phò. Và dưới những dây cáp quái dị là những tàu điện chạy nhanh và kêu inh tai giữa đường p h ố ... rú lên the thé chẳng khác gì con linh
miêu giữa rừng hoang phương Bắc (24 - tr 255)
Nhà văn miêu tả xã hội văn minh qua đôi mắt quan sát và sự cảm nhận của Nanh trắng. Nó nhanh chóng học được cách sống trong môi trường sôi động và huyên náo của thành phố công nghiệp. Nanh trắng là một con chó thông minh nên nó đã hiểu được rất nhanh những quy tắc của cuộc sống nơi này.
Nanh trắng cũng học được cách cư xử với những con người ở đây. Nó biết những người này có mối quan hệ thân thiết với chủ mình và hơn nữa họ cũng là những con người nhân hậu. Dần dần, nó thấy có tình cảm với Mơti và Vinđơ hai con của ông chủ và cả với vị thẩm phán Scôt - bố của ông chủ. Còn đối với những loài động vật sống trong trang trại nó cũng nhanh chóng rút ra được bài học. Sau sự phạt lỗi của chủ khi nó ăn thịt những con gia cầm trong trang trại, từ đó trở đi nó khỏng bao giờ đụng đến chúng nữa... Nhưng với những con thỏ rừng thì nó lại được phép tấn công. Nó rút ra kết luận:
"Nó và tất cả những con vật miôỉ phải cìuinq sông hoà bình... còn những con gà gô, sóc, thỏ rừng không chịu khuất phục loài người thì
LUỒN VỖN THtìC S ĩ0________________ __________ f_____________ 90
NGUV€N MINH PHƯƠNG
chó có thê trừng trị chúng. Các vị thần chỉ muốn che chở cho các con vật đã thuần hoá. Giữa bọn chúng với nhau tuyệt nhiên không được dể xảy ra chuyện chết chóc. Chi có cấc vị thân mới có quyên sinh quyên sát đối với các con vật...". (24 - tr 276)
Đôi khi Nanh trắng bị lúng túng trong mớ bòng bong của nền văn minh. Điều khó khăn nhất là phải thường xuyên giữ được sự tự chủ. Nó phải cố gắng thích nghi, phải tự kiềm chế các thèm muốn của bản năng tự nhiên. Nó phải cố gắng vượt qua nỗi khó chịu khi người ta đụng chạm vào mình. Ngay cả khi những đứa trẻ tinh nghịch ném đá vào nó. Nó cũng biết mình không được phép đuổi cắn chúng. Phương pháp rèn luyện của Scốt đã làm cho Nanh trắng trở thành một con vật văn minh.
Ngày tháng trôi qua, cuộc sống nhàn hạ ở vùng đất miền Nam ấp ám, êm dịu đã khiến cho Nanh trắng béo và đẹp ra. Hình ảnh về vùng đất giá lạnh phương Bắc chỉ còn trong nỗi nhớ xa xăm, mơ hồ trong nó. Nanh trắng đã làm vừa lòng người chủ của mình và xoá bỏ đi những nghi ngại của mọi người trong gia đĩnh về cái nguồn gốc sói rừng của nó.
Hình tượng Nanh trắng tương phản với hình tượng Jim Han. Nhân vật này là một con người, nhưng hoàn cảnh xã hội lại xô đẩy hắn vào con đường tội lỗi, biến cải hắn thành loài thú hung bạo.
"Xã hội thì khắc nghiệt, còn Jim Han lại là một thí dụ Hổi bật vê sự khắc nghiệt đó. Xã hội biến nó thành một con thú - không kém hung dữ so với nhiều loài thú ăn thịt". (24 - tr 291)
Tên Jim Han vượt ngục và có ý định đến nhà ngài thẩm phán Scốt để trả thù vì hắn bị chính ngài thẩm phán luận tội và lần đó hắn đã bị kết tội oan. Trong một đêm hắn mò vào nhà Scốt, hắn đã bị Nanh trắng phát hiện. Hai bên giằng co nhau và cuối cùng Nanh trắng đã cắn chết tên Jim Han.
Số phận bất hạnh của nhân vật Jim Han cũng là một minh chúng cho sự bất cập của nền văn minh. Hắn bị chính xã hội đó đẩy vào đường cùng, trở thành một kẻ mất nhân tính, một kẻ bất trị. Hắn càng hung hăng thì xã
LUậN VỒN THỌC S ì 91
NGUY€N MINH PHƯƠNG
hội càng ngược đãi nên hắn càng trở nên hung dữ. Bởi ngay từ bé hắn đã phải chịu những sự đối xử tồi tệ, bất công. Những ngày tháng bị giam trong biệt ngục tối tăm, yên ắng khiến hắn thấy mình như bị chôn sống. Nhà tù trong xã hội văn minh biến hắn thành một con quái vật.
Nêu trong thê giới tự nhiên hoang sơ vừa tồn tại những vùng yên ổn, thanh bình, đồng thời cũng tồn tại những “vùng hoang d ã ” mà muôn loài buộc phải trở nên mạnh mẽ, dữ dằn, thì trong xã hội văn minh cũng có những môi trường tạo nên những con người có văn hóa, biết ứng xử một cách khôn ngoan và phù hợp với qui ước xã hội, nhưng cũng có những “vùng hoang d ã ” xô đẩy, o ép và biến cải con người thành những kẻ độc ác, đầy thú tính. Nanh trắng và Jim Han là hai điển hình tiêu biểu cho hai sản phẩm khác nhau do hai môi trường khác nhau trong xã hội văn minh tạo nên.
Rõ ràng cách đối xử giữa người với người, giữa người với thú có thể biến cải con người hoặc con vật trở nên tốt hoặc xấu. Tinh yêu thương có thể thuần dưỡng một con sói hoang dã trở thành một con vật văn minh. Và ngược lại sự độc ác có thể biến một con người văn minh trở thành một kẻ đầy thú tính. Việc Nanh trắng cắn chết con người này cũng như biểu hiện cho bản tính hoang dã của nó trước kia đã chết. Đây là một bước ngoặt mới đối với cuộc đời nó. Sau vụ việc đó, tất cả mọi người trong gia đình đều rất yêu thương nó và gọi nó là "con sói phúc lành". Và cũng do sống giữa tình yêu thương đã khiến cho Nanh trắng từ một con vật luôn sống cô độc, không bao giờ tỏ ra thân thiết với đồng loại, đã có một biến đổi khác lạ. Trước đây, Nanh trắng và con Côli (một con chó cùng sống trong gia đình ông chủ) coi nhau như kẻ thù. Nhưng dần dần, con Côli không những không gây sự nữa và còn tỏ ra thân thiện với Nanh trắng. Nó cũng đã đáp lại bằng một tình cảm cởi mở hơn dù chẳng hợp với bản chất nghiêm nghị của nó xưa nay. Một bản năng khác còn mạnh mẽ hơn tình yêu thương đối với chủ đã trỗi dậy, Nanh trắng như quên hết mọi thứ trên đời chạy sóng đôi cùng Cơli vào rừng.
iUậN VỒN THỆC S ĩ 92
NGUV€N MINH PHƯƠNG
Đoạn kết của câu chuyện về Nanh trắng được nhà vãn miêu tả rất sinh động và đầy ý nghĩa. Sau khi vết thương của Nanh trắng do lán xô xát với tên Jim Han đã bình phục, người ta dẫn nó ra khu chuồng ngựa nơi con Côli đang nằm và có sáu con chó con xinh xắn bò lê đang đùa giỡn dưới ánh nắng mặt trời. Scôt giúp cho một con chó con đến gần Nanh trắng.
"Con chó con đến nằm trước mặt Nanh trắng. Nỏ vểnh tai và nhìn một cách tò mò. Rồi mũi chúng chạm nhau và Nanh trắng nhận thấy chiếc lưỡi nhỏ ấm đang liếm ỉông nó. Không hiểu sao, nó cũng thè lưỡi liếm con chó con... Nanh trắng tỏ vẻ lúng túng... Bỗng Côỉi thấy ngạc nhiên khi thấy hết thảy các đứa con của mình đều bò đến quây quẩn quanh Nanh trắng, v ẻ thản nhiên, nó mặc cho bọn clĩúng ỉ eo trèo và giẫm lên mình bằng những bàn chân nhỏ xíu. Những tráng vỗ tay của các vị thẩn, nó cảm thấy như có chút e ngại, ngờ ngợ. Nỉiưnạ rồi những cái đó cũng tan biến, trong khỉ các con chó nhóc, ỉâỳ them mình Nanh trắng ỉàm chỗ chơi đùa, vẫn nô giỡn tiếp trên mì nil nó, thì một ánh khoan dung ỉoé ỉên từ đôi mắt hé mở của nó và chẳng mấy
chốc nó CỈ10 ngủ dưới ánh mặt trời (24- tr 302)
Nanh trắng từ bỏ thế giới thiên nhiên hoang dã đầy nguy hiểm và bí ẩn để đến với con người mong có được sự thương yêu và che chở. Hình tượng Nanh trắng từ rừng hoang trở về với thế giới văn minh nói lên lý tưởng và khát vọng của Jack London về sự hài hòa tốt đẹp giữa tự nhiên và văn minh. Bấc sau nhiều lần băn khoăn và dao động đã đi theo tiếng gọi của thiên nhiên, thì ngược lại, Nanh trắng lại trở về môi trường của thế giới vãn minh. Điều này chứng tỏ rằng, Jack London không có ý muốn ca ngợi cuộc sốn» nguyên thuỷ và kéo con người trở lại với thời kỳ hoang sơ ban đầu của loài người. Ngược lại, ông còn vạch trần những mặt tồi tệ, bất công bất bình đẳng trong xã hội vãn minh. Tất cả sáng tác của nhà văn đều thể hiện lý tưởng nhân văn, khát vọng hướng tới một xã hội phát triển hài hoà, cân bằnơ
LUậN VỒN THỌC S Ỉ 93