Chối bỏ thếgiới văn minh để trở về với tự nhiên hoang dã.

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa con người và tự nhiên trong một số sáng tác của jach london (Trang 63 - 65)

3. 2 Sự phát triển của xã hội văn minh dẫn tới sự diệt vong của những bộ tộc người da đỏ.

3.3.1Chối bỏ thếgiới văn minh để trở về với tự nhiên hoang dã.

Dưới lăng kính chủ nghĩa tự nhiên của Jack London, con người được miêu tả là những sinh vật buộc phải thích nghi với hoàn cảnh sống. Điều này cũng có nghĩa là con người phải tham gia vào cuộc cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Năm 1903, sau khi trở về từ miền đất Klondike, miền đất hứa đối với người Mỹ thời bấy giờ, miền đất tiềm tàng những mỏ vàng, vùng đất của một thế giới mới. Jack London đã cho ra mắt tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang - (The call of the wild). Đây là một trong những kiệt tác của Jack London và của cả nền văn học Mỹ. Tác phẩm này có thể được coi là mẫu mực của sự áp dụng chủ nghĩa Darwin vào trong cấu trúc của tiểu thuyết, vì nó đã miêu tả một cách hoành tráng, toàn diện và sâu sắc nhất cơ chê vận hành kiểu chủ nghĩa tự nhiên trên nhiều cấp độ: xung đột giữa thú với người, giữa người với người, giữa thú với thú, giữa người và thú với môi trường tự nhiên, giữa lĩnh vực tinh thần, tình cảm và đạo đức với tự do, phóng túng hoang sơ. Và bao trùm lên những xung đột đó là xung đột giữa văn minh và tự nhiên.

LUỘN VăN THỌC s ĩ 60

NGUVÌN MINH PHƯƠNG

Bối cảnh của tiểu thuyết là hoạt động của những con người chen chúc đi tìm vàng ở phương Bắc khắc nghiệt. Cùng với họ ỉà những con chó đủ các loại được mua bán để mang theo trong những cuộc hành trình vượt băng tuyết của họ. Nhân vật chính của tiểu thuyết là chú chó Bấc. Bấc vốn đang được sống trong cảnh thanh nhàn ở trang trại gia đình ngài Thẩm phán Milơ giưa thung lung Xanta Clara ngập tràn năng ấm phương Nam. Bôn năm trời từ khi sinh ra, Bấc đã sống cuộc đời của một nhà quỷ tộc, được thoả mãn mọi điều. Khi nó bị tên Menuơn - người làm vườn trong gia đình ngài Thẩm phán - bắt mang đi bán thì một môi trường sống khắc nghiệt với luật dùi cui và răng nanh đã chờ đón và làm thay đổi nó. Từ khi phải sống trong môi trường tàn ác, những trận đòn dùi cui đã làm cho Bấc khôn ngoan hơn, biết nhẫn nhịn khi không làm được gì. Sau một thời gian ngắn, Bấc đã biết cách thích nghi với cuộc sống mới này. Nó không còn phản ứng gay gắt lại mỗi khi bị chủ mới của nó hành hạ. Vì nó nhận ra rằng chống cự không những chẳng ích gì mà còn phải chịu những trận đòn khủng khiếp hơn. Hành trình gian nan của cuộc đời Bấc bắt đầu từ đây.

Bấc là một con chó đã được thuần hoá và nuôi dưỡng trong xã hội văn minh và là một con chó đã rất đỗi văn minh. Giờ đây, nó bị hoàn cảnh kéo lùi cuộc sống trở ỉại gần với nguồn gốc tổ tiên của mình hơn - trở về với cuộc sống hoang dã theo quy luật sinh tồn khắc nghiệt. Bấc là một con chó thông minh nên nó thích nghi rất nhanh với hoàn cảnh sống mới. Nó bắt đầu nhận ra mình cần phải làm gì để có thể tồn tại được và vươn lên. Bấc được bán cho người chủ đầu tiên của mình là Pê rôn và Phăng xoa. Cuộc hành trình cùng với người chủ mới, Bấc đã phải chứng kiến cái chết của con Cơli khi bị bầy chó Eskimo tranh nhau cắn xé. Nó đã thấy được sự tàn khốc của cuộc sống khắc nghiệt ở vùng đất hoàn toàn xa lạ này. Những chuyến đi dài ngày băng qua nhiều dặm đường phủ dầy tuyết đã khiến cho nó học được cách đào hố để vùi mình mà ngủ trong thời tiết giá lạnh của phương Bắc. Nguồn thức ăn ít ỏi không đủ cung cấp cho cơ thể sau một ngày lao động

LUậN VăN THỌC s ĩ 61

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa con người và tự nhiên trong một số sáng tác của jach london (Trang 63 - 65)