QUAN HỆ HÀI HÒA, TỐT ĐẸP GIỮA CON NGƯỜI VÀ Tự NHIÊN, GIỮA XÃ HỘI VÃN MINH VÀ THẾ GIỚI T ự

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa con người và tự nhiên trong một số sáng tác của jach london (Trang 82 - 87)

NHIÊN

Trong các tác phẩm Jack London, thiên nhiên được miêu tả dưới nhiều cung bậc khác nhau. Có khi thiên nhiên hung dữ và đầy hiểm nguy nhưng có khi lại rất thơ mộng, hiền hoà và tươi đẹp. Con người có khi phải chống chọi, vật lộn với thiên nhiên, nhưng có lúc lại hoà mình vào cảnh vật đất trời của tự nhiên. Đó chính là mối quan hệ hài hoà và tốt đẹp giữa con người và tự nhiên. Jack London khám phá những quy luật của tự nhiên để nhận thức những bí ẩn và cả sức mạnh tàn phá, huỷ diệt của nó nhưng đồng thời cũng khẳng định lẽ sống của con người trong sự gắn bó hoà nhập với tự nhiên.

4.1 - Quan hệ hài hoà, tốt đẹp giữa con người và tự nhiên.

Sau những vật lộn, chống chọi với cơn cuồng nộ bất thường của thiên nhiên, các nhân vật lại tìm thấy niềm an ủi, khoan khoái và thanh thoát trong cảnh trời đất, cây lá, chim chóc như cùng hoà quyện vào trong một bài ca êm dịu. Trong tiểu thuyết Người đẹp vùng băng tuyết Jack London viết:

"Dải băng trôi va lần đầu vào đảo Ru-bô ỉàm rung chuyển khối đất đá băng dưới chân họ... ỉúc đó một khối băng vănẹ rơ từ bức tường đổ xuống đè lên hai người... Hai người còn ngã dúi n%ã dụi nhiều lầỉỉ nữa nhưng cuối cùng họ đã tới được nơi có cây cối, cố những ánh /ỉắ/iẹ xuyên qua những ngọn thông, những con chim cổ đỏ líu lo trên đàu họ và tiếng dê mèn kêu trong nắng ấm... Vòm cây xanh đ ể lọt qua ìììiữno

LUẬN VỒN THỌC S ĩ 79

NGUVÌN MINH PHƯƠNG

tia nắng vàng, hai người như đang ru trong những âm thanh êm dịu của thiên nhiên...” ( 23 - tr 283, 284 )

Trong cảnh băng tan đầy nguy hiểm, ngay lúc những tảng băng và thác băng to lớn đang đổ xuống ầm ầm thì cảnh sắc vẫn lung linh những màu sắc giống như kim cương.

"Mặt trời đã phát huy hiệu quả, hơi nước bốc lên, làm tan những tảng bãng trôi rồi chẳng mấy chốc chỉ còn lấp lánh như một đống hạt kim cương rải rác đây đố với những ánh phản chiếu màu xanh lục. Đôi ì úc, một trong những tháp băng nhọn ngũ sắc ấy đổ ầm xuống dòng sông...". (23 - tr 256)

Trong rất nhiều tác phẩm của nhà văn người đọc luôn bắt gặp những dòng mạch cảm xúc miêu tả phong cảnh thiên nhiên. Trong tiểu thuyết

Martin Eden có những đoạn văn trữ tình tưởng chừng như không nhập vào câu chuyện mà lại đầy ý nghĩa và gắn liền với tâm tư tình cảm của nhân vật.

Một ngày thu đẹp trời ấm áp, hiu hiu buồn, ỉặng ỉẽ một buổi giao mùa, một ngày cuối hạ miền Caỉi/oocnia với mặt trời mờ sương, với

những làn gió nhẹ thoảng đưa, không lay động nổi giấc ngủ triền miên

của không khí. Những màn sương tím ngắt không phải là hơi nước mà là những sợi tơ màu đan lại vương vất, ẩn trong lòng những dãy đồi. San Franxco như một ỉàn khói mờ nằm trên những đỉnh cao. Cái vinh nằm giữa như một tấm kim khí dát mỏng mờ mờ, có những chiếc thuyền nằm bất động hay hờ hững trôi theo ngọn íỉỉuỷ triêu lười biếng. Dãy núi Tamanpaixo xa xa, lẩn trong đám sương bạc, vươn ìêỉi sừìig sững bên Kim Môn. Kim Môn trông như một con đường dát vàng nhạt dưới ánh mặt trời đã ngả về tây. Xa xa, Thái Bình Dương mờ mờ, mênh mông đang tung những đ 0 mây về phía chân trời, mây ÙÌ1 ùn kéo vê ìục địa mang hơi thở ào ào đầu tiền của mùa đônẹ.

l UậN VÙN THỌC S ĩ 80

NGUV€N MINH PHƯƠNG

Mùa hạ đã đến ngày tàn. Nhưng mùa hạ vần còn vương vấn, nó mờ đi yeu đi giữa những dãy đồi, làm thắm ỉên màu tím ngắt của thung lũng Nó dùng sức mạnh đã suy tàn và sự say mê đã thoả mãn dệt nên một tấm khăn liệm bằng hơi sương, bình thản ỉịm chết dấn, hài lòng vì đã sống và sôhg đầy đủ. Và ở giữa những dãy đồi ấy... Martin và Ruth ngồi bên nhau, đầu chụm lại trên trang sách, gã to cho nàng nghe bài thơ tình của người đàn bà đã yêu Braomng... Họ vần ngồi bên nhau trong ánh nắng rực rỡ của một ngày đang trôi qua, trò chuyện như những người yêu thường chuyện trò, ngạc nhiên về sự kỳ diệu của tình yêu... Những đám mây ở phía tây tiếp đón mặt trời đang lặn, vùng chân trời chuyển sang màu hồng, bầu trời cũng rực ỉên cùng một màu ấm áp. ánh hồng chan hoà chung quanh họ, tràn ngập người họ...”.

(2 7 -tr 268,277)

Jack London đã miêu tả thiên nhiên đan xen với tâm trạng của nhân vật, đó là khoảng không gian tâm lý. Cảnh vật xung quanh như hoà vào tâm hồn con người. Trong truyện ngắn Người đàn sinh ban đêm thiên nhiên hiện ra vừa là một khung cảnh thực tại lại vừa gắn với nỗi khao khát của nhân vật Lucy muốn được hoà mình vào với cuộc sống của cỏ cây hoa lá và những động vật hoang dã của tự nhiên.

“Tôi thèm được chạy thật xa trong những cánh đồng cỏ cao ngút cho đến khi chân ướt đẫm sương mai. Tôi muốn Ị eo ỉên các sườn núi, veiì các bờ hồ, kết bạn với những con rái cá và cá hổi có chấm hoa, léìì bò tới thật gần đ ể quan sát những con sóc, con thỏ rừng và bất cứ ỉoài thú nào, xem chúng làm gỉ, khám phá ra những điều bí mậr của chúng... Tôi có thể nằm suốt ngày trên bãi cỏ giữa nỉiữnẹ cụm hoa rừng và có thê hiểu được chúng thì thầm với nhau điều gì ” (29 - tv 89)

Đôi khi ta bắt gặp những đoạn miêu tả thiên nhiên vừa hư vừa thực tạo nên một thiên nhiên bí ẩn và huyền ảo nhưng cũng thật gần gũi với con

LUỘN VỜN THỌC S Ĩ 81

NGUYÌN MINH PHƯƠNG

người. Ở đó, con người, tự nhiên và những sinh vật sống khác đang sống chan hoà cùng nhau.

... xung quang thanh vắng và trong sạch, không hạt bụi, không một vết bân - những con suôi róc rách trên những đồng cỏ thơm ngát, bầy cừu non đang chơi đùa thanh thản, gió đưa tới mùi hương ngào ngạt của hoa lá, và tất cả tràn ngập một thứ ánh nắng mặt trời dịu ngọt. Những con bò cái lười biếng đi lại trong nước ngập đến cẳng chân, những cô gái thân hình trắng nõn khoẻ mạnh đang tắm dưới suôi... những đài phun nước, cùng những bồn hoa và một đàn công múa lượn trên thảm cỏ... ” (29 - tr 93)

Thiên nhiên trong tác phẩm của Jack London không chỉ là cái giá lạnh của mùa đông khắc nghiệt với băng tuyết phủ dày khắp mọi nơi. Nhiều lúc, thiên nhiên hiện lên với một sức xuân mơn mởn, chứa đầy nhựa sống làm giảm đi cái nền cứng sần sùi của núi đá hoang sơ. Các đường nét tạo nên một góc kín đáo tròn trịa và mềm mại, đầy ắp hương vị ngọt ngào. Trong truyện ngắn “Khe núi toàn vàng” bức tranh thiên nhiên thơ mộng hiện ra với bầu không khí trong lành và thanh k h iết:

“Cỏ tươi mịn phủ kín sườn dọc và trang điểm cho nó những dải hoa sắcsỡ màu cam, đỏ tía và màu vàng... ở khe núi này không hê cố bụi. Hoa lá đều sạch đến trong suốt, c ỏ non trải ra êm min như nhung. Bên hồ nước, ba cây dương đánh rơi những nạm bông trắng như tuyết dập dồn trong không khí tĩnh mịch... “ (29 — tr 519, 520)

Ngay ở vùng Bắc cực khi mùa đông giá lạnh và khắc nghiệt qua đi, mùa xuân với ánh nắng ấm áp rạng rỡ muôn màu ngự trị khắp đất trời. Con mắt quan sát của nhà văn đã phát hiện ra sự sống tràn trề đang tùng giờ sinh sôi nảy nở trong lòng đất, khiến cho độc giả cảm nhận được cả những tiếng nói tâm tình thầm kín, mơ màng, lãng mạn của muôn loài:

LUậN VỒN THỌC S ĩ 82

NGUY€N MINH PHƯƠNG

Tiêng róc rách của những dòng suôi giống như tiếng thì thầm mơ màng, mọi vật đêu như bay lượn, những tia nắng chiếu rọi lung Ỉinìỉ ĩỉêhg vo ve của đàn ong, tiếng thì thầm của suối cùng những âm thanìi bay lượn. Sự bay lượn của các âm thanh và sắc màu đó quyện vào nhau tạo thành cái bồng bềnh, thanh bình và yên tĩnh của sự sống mơ màng (29 - tr 520)

Jack London như nắm bắt được sự chuyển mình trong thời khắc giao mùa của đất trời. Am thanh của sự sống như vang dây khắp mọi nơi, cỏ cây như khoác một chiếc áo mới khi mùa xuân tới.

" Sự yên lặng ma quái của mùa đông đã phải ỉùi bước nhường chỗ cho tiếng rì rào vĩ đại ấy của mùa xuân, sự sống đang thức giấc, tiếng rì rào trỗi dậy khắp nơi trên mặt đất, chan chứa niềm vui cuộc sổng. Nó cất lên từ vật đang hồi sinh và chuyển động trở lại những vật như đã chết và đã im lìm bất động trong suốt những ngày tháng dỏng qiá. Dòng nhựa dâng ỉên trong thớ những cây thông. Từ các cành liễu và cành dương hoàn diệp bật tung ra những trồi non mơn mởn. Những

bụi cây và dây ìeo khoác tấm áo mới xanh tươi,.. (29 - tr 478)

Những cảnh sắc tươi đẹp của thiên nhiên được nhà văn miêu tả với tâm trạng say mê đầy cảm xúc.

So với những nhà văn chủ nghĩa tự nhiên cùng thời với ông như: Frank Norris, Thoedore Dreiser, Stephen Crane, Upton Sinclair..., tư duy nghệ thuật của Jack London “vừa thê hiện sự vận hành của chủ ngìỉĩa tự nlìién đồnạ

thời cũng đượm chất lãng mạn bay bổng và ngập tràn cảm xúc (32- tr 16).

Chính vì vậy mà khi nói đến Jack London người ta thường nghĩ đến một phong cách sáng tác hiện thực cảm xúc. Đây cũng chính là điều làm cho các tác phẩm của ông có được sức hấp dẫn đối với bạn đọc.

LUặN VỒN THỌC S ì 83

NGUV€N MINH PHƯƠNG

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa con người và tự nhiên trong một số sáng tác của jach london (Trang 82 - 87)