NGUY€N MINH PHƯƠNG

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa con người và tự nhiên trong một số sáng tác của jach london (Trang 72 - 73)

3. 2 Sự phát triển của xã hội văn minh dẫn tới sự diệt vong của những bộ tộc người da đỏ.

NGUY€N MINH PHƯƠNG

Italia - Primô Levin đã có nhận xét rất chính xác khi đọc tác phẩm này của Jack London: Jack London là một người kề chuyền vĩ đũi... tôi tin rằng con chó Bấc sẽ không có đối thủ trong văn học thế giới

Jack London đã lấy cảm hứng từ tự nhiên hoang sơ và nhân danh sự bình đẳng của muôn loài. Trí tưởng tưởng của nhà văn đã phá tung ranh giới ngăn cách của mọi sự tồn tại trên thế gian để hướng tới sự hoà đồng và tự do đích thực của mọi sinh vật sống trên trái đất. Bằng cách so sánh văn minh với tự nhiên, nhà văn đã vạch trần những tác hại của thế giới văn minh khi nó tự đánh mất mình. Con người càng tồn tại, họ càng khao khát văn minh. Nhưng những mặt tiêu cực, xấu xa trong xã hội văn minh khiến con người thèm muốn cuộc sống tự do khi loài người chưa bị ràng buộc bởi những thiết chế xã hội. Bởi bản chất của văn minh là trật tự và những quy ước mà con người phải tuân theo. Trong khi đó con người không chỉ sống với thiết chế do chính mình đặt ra mà còn sống với cả bản năng của giống loài. Bản năng đó luồn tiềm ẩn trong mỗi người và bất cứ lúc nào cũng có thể vượt qua những quy ước của nền văn minh.

Nỗi khát khao trở về với thiên nhiên hoang dã của Bấc cũng chính là ước mơ của Jack London mong muốn được trở về với thiên nhiên, sống chan hoà cùng cây cỏ, những cánh rừng, dòng sông và con suối. Jack London như hoá thân vào nhân vật Bấc để cảm nhận sự giao hoà giữa tự nhiên và sự sống.

"Một đê mê ngây ngất biểu tlĩị điểm tuyệt đỉnh của sự sống, bên trên đỉnh ấy sự sống không còn dâng lên được nữa. Nghịch ỉ í của sự sôhg là như vậy đó, sự đê mê ngây ngất ấy xuất hiện ì ác mình đang sống mãnh Hệt nhất, ấy thế mà nó xuất hiện như một trạng thái quên đứt đỉ là mình đang sống, sự đê mê ngây ngất ấy, trạng thái quên rằng mình đang sống ấy, đã xuất hiện ở người nghệ sĩ, chiếm lĩnh ỉâỳ anh, lôi anh thoát khỏi tâm hồn mình theo luồng lửa vụt rực cháy... rà dây nó đã xuất hiện ở Bấc, đang dẫn đầu bấy chó, thét vang tiếng thét ĩừ ngàn

LUỒN VỒN THỌC S ĩ 69

NGUV€N MINH PHƯƠNG

xưa cua SOI hoang... Bâc đang thét lên tiếng tự đáy sâu của bản chất no, va cua nhưng phân nào đó trong bản chất còn sâu hơn cả cuộc đời ban thân no, và Bâc đã quay ngược lại lùi trở vào cõi phôi thai của thơi gian. Nó đang bị cuốn đi giữa những đợt sóng cồn của sự sông, theo ngọn tnêu dâng của CÕI sinh tồn, theo niêm vui tôt đỉnh của từng thớ thịt đường gân, trong mọi thứ không phải là cái chết mà ỉà sức sông đang toả ánh chói loà và bùng lên manh m ẽ thể hiện bằng chuyển động, hân hoan tung cánh bay dưới những vì sao và trên bề mặt của vật chất chết lặng không hề động đậy...”. (29 - tr 621)

Có thể thấy, nhà văn như đang nói về cảm xúc của chính mình khi được hoà mình vào thế giới của tự nhiên. Những cảm xúc được bộc lộ một cách mạnh mẽ. Sự giao thoa của cảm xúc đó đã đưa Bấc vượt ra khỏi xã hội loài người và cõi rừng xanh trần thế để vươn tới cái vĩnh hằng. Nó vượt ra khỏi hình hài của một con vật. Cái hình hài vốn đã khác thường nhưng dường như cũng không còn đủ sức chứa một thế giới vồ hình đang tồn tại trong nó.

Miêu tả Bấc trở về với thế giới hoang dã nguyên thuỷ không có nghĩa là Jack London phủ nhận thế giới văn minh. Tác phẩm của ông không chỉ là sự gợi nên tình yêu thương loài vật, hình tượng những con vật của nhà văn đã được nhân cách hoá nhằm thể hiện quan hệ giữa con người với loài vật và thế giới tự nhiên. Qua việc khắc hoạ cuộc đời và số phận của Bấc, Jack London muốn gửi tới bạn đọc bức thông điệp cảnh báo vể cái xấu và cái ác trong xã hội loài người và tính chất bức thiết của sự tạo dựng quan hệ hài hòa, tốt đẹp giữa xã hội văn minh và thế giới tự nhiên.

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa con người và tự nhiên trong một số sáng tác của jach london (Trang 72 - 73)