Mối xung đột giữa tính người và tính thú.

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa con người và tự nhiên trong một số sáng tác của jach london (Trang 46 - 56)

MÂU THUẪN GIỮA VÃN MINH VÀ Tự NHIÊN

3.1 Mối xung đột giữa tính người và tính thú.

Trong xã hội hiện đại mâu thuẫn giữa con người và tự nhiên ngày càng trở nên gay gắt và chuyển hoá thành mâu thuẫn giữa văn minh và tự nhiên. Xã hội tư bản với sự phát triển mạnh mẽ của kinh doanh và thương mại đã dẫn tới tình trạng bản tính con người (vốn gắn liền với môi trường tự nhiên) bị tha hoá, thói tham lam, vụ lợi và ích kỷ lấn át tính trung thực, lòng nhân ái và vị tha. Vận dụng học thuyết Darwin vào sáng tác văn học, Jack London đã sáng tạo nên hàng loạt nhân vật tiêu biểu cho loại người không ngừng vật lộn, giành giật trong xã hội văn minh hiện đại. Môi trường cạnh tranh khốc liệt đã làm nảy nở trong họ đức tính lạnh lùng và tàn ác. Bản năng hoang dã đã chảy trong máu họ. Richard Ruland và Malcolm Bradbry trong cuốn Từ tư tưởng thanh giáo đếỉì chủ nghĩa hậu ìùện đại (Viking penguinn, 1991, tr 244) có nhận xét rất hay về những sáng tác kiểu chủ nghĩa tự nhiên của Jack London:

nổi tiếng hơn những tác phẩm cách mạng của ông ỉ à những câu chuyện vê cuộc đấu tranh có tính chất tiến ỉìoá trong thế giới Ìiociììg

LUfiN VỒN THflC S ĩ* ___________ ______________I 43 NGUVÌN MINH PHƯƠNG

- Tiếng gọi nơi hoang dã (1903); Sói biển (1904); Nanh trắng (1906)ở đó ông đã miêu tả cái gọi là “con thú nguyên thuỷ vượt trội”. ( 2 0 - tr l8 6 )

Trong Tiêhg gọi nơi hoang dãNanh trắng đó là những con thú vượt trội của thế giới nguyên thuỷ, nhưng ở Sói biển đó là con thú vượt trội của

“vùng hoang d ã ” trong xã hội hiện đại. Đối tượng chủ yếu mà cuộc tấn công

của các nhà văn chủ nghĩa tự nhiên nhằm vào là hiện thực đầy nhức nhối của cái “xã hội phồn vinh nhưng tha hoá” (13 - tr 48). Tình trạng tha hoá nổi bật trong lĩnh vực thương mại và kinh doanh, trong đó những gã tư bản đầu cơ và độc quyền hoạt động dữ dội và tàn nhẫn giống như những con thú vượt trội của thế giới kinh doanh và phất lên. Không phải ngẫu nhiên tên tác phẩm và tên nhân vật của một số nhà văn chủ nghĩa tự nhiên đều gợi tới những con thú dữ và cái vùng hoang dã của xã hội tư bản. Tiểu thuyết của Frank Norris có tên là Con bạch tuộc (1901), tiểu thuyết của Upton Sinclair mang tựa đề Rừng rậm (1906), ba cuốn tiểu thuyết của Jack London đều mang tựa đề con thú dữ hoặc vùng hoang dã.

Câu chuyện của Sói biển được tái hiện lại qua lời kể của nhân vật Humphrey Van Weyden, một nhà phê bình văn học nổi tiếng. Anh ta đã kể lại quãng thời gian mình phải sống chung với những con người hoang dã và tàn bạo trên chiếc tàu săn chó biển. Trong một lần đi thăm bạn trở về, chiếc tàu chở Humphrey Van Weyden cùng nhiều hành khách khác đã bị đắm. Anh ta được vớt lên trên một con tàu săn chó biển do Wolf Larsen (Loup Larse) làm thuyền trưởng. Từ đây, Humphrey Van Weyden phải sống trong một môi trường tàn nhẫn, vô nhân tính một cách đáng sợ. Nó khác xa với cảnh sống nhàn nhã, bình yên và lịch sự trước đây của anh. Jack London miêu tả sự chuyển biến trong tính cách của Humphrey Van Weyden qua những tình huống đầy kịch tính. Tính cách của anh thay đổi từng ngày. Thậm chí Wolf Larsen bắt anh phải thay đổi cả cái tên của mình. Gã gọi anh là Hump. Chính anh cảm thấy mình ngày càng gắn chặt với cái tên đó. Đến

ÍUậN VỒN THỌC S ĩ 44 NGUV€N MINH PHƯƠNG

nôi chỉ khi mọi người trên tàu gọi đúng với cái tên đó, thì anh ta mới đáp trả lại. Sống lâu trong môi trường đó, Hump thấy có lúc mình như bị đổng hoá với những con người hoang dã này. Anh nhận ra trong mình đang dần có sự thay đổi, khi chính anh cảm thấy vui vẻ trước việc chứng kiến trận đòn mà Leach bắt Thomas Muridge phải hứng chịu. Trận đòn này đứng "về mặt đạo đức là hết sức đáng chê trách”, nhưng Hump lại vui cười thoả mãn. Vì anh thấy trận đòn mà kẻ khác phải chịu lại giúp anh nguôi ngoai cơn giận đối với người đầu bếp kẻ đã đối xử tệ với anh. Anh ta nghĩ :

"Tôi không còn là Humphrey Van Weyden nữa. Thực thế, tôi ỉà Hump,

thuỷ thủ học việc trên tàu buồm Con Ma (25 - tr 98)

Đó là cách tự điều chỉnh mình để thích nghi với hoàn cảnh sống mà Hump phải tuân theo để có thể tồn tại được. Nhưng trong sâu thẳm tâm hồn, Hump vẫn giữ được phần cơ bản của con người nhân hậu trước đây. Bản chất tốt đẹp của Hunphrey lại được bộc lộ khi cô nhà thơ Maud Brewster xuất hiện trên tàu. Maud cũng là nạn nhân của con người tàn ác Wolf Larsen. Maud và Humphrey đã bị lạc vào một môi trường kinh khủng như địa ngục. Họ đã kiên trì chịu đựng để chờ cơ hội thoát khỏi địa ngục mà con quỷ độc ác Wolf Larsen đang cai trị.

Gã thuyền trưởng Wolf Larsen là một kẻ nhẫn tâm và hung dữ như một con ác quỷ. Hình dáng bên ngoài của hắn đã phần nào nói lên được bản tính trong con người hắn. Chính con người này mang tên Sói (Wolf), PỊhững suy nghĩ và hành vi của hắn cũng đầy thú tính, v ẻ bề ngoài của hắn khiến người đọc liên tưởng đến dáng dấp của một kẻ hoang dã đáng sợ, một kẻ chưa qua giai đoạn tiến hoá. Cốt cách của hắn hệt như một con khỉ.

" Hắn cao đúng một mét chín mươi. Nhưng điều ỉàm tôi chú ỷ nhất, đó là cái vẻ đặc biệt của một sức sống mạnh liệt... y có cốt cách của một con khỉ dạng người... Do hình dáng và cách đi đứng, y gợi ỉạị con người tiền sử chúng ta chưa biêì, nhưng cố tưởng tượng ra cái nguyên mẫu kia của chủng tộc hiện nay, xuất thân từ con người tiền sử, ở trên

LUậN VỜN THỌC S Ĩ 45 NGUV€N MINH PHƯƠNG

cây như loài khi, chính thực chất là sự sống với sức mạnh ghê gớm, dữ tợn của nó", (25 - tr 28)

Hắn ta đối xử với những thủy thủ trên tàu của mình tàn nhẫn không chút tình người. Nhân vật Wolf Larsen được miêu tả với tính cách rất phức tạp. Con người này không phải là kẻ vô học, anh ta ham học hỏi và có những hiểu biết phong phú về nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhưng sự hiểu biết đó không giúp hắn sống có tình người hơn, mà ngược lại càng khiến cho hắn trở nên đáng sợ hơn. Trong con người Wolf Larsen có sự pha trộn thói tàn ác của con quỷ với tính cách của người mà điều đó chỉ Humphrey mới nhận thấy rõ.

Những tác động của hoàn cảnh tự nhiên bên ngoài buộc con người phải có khả năng thích ứng để tồn tại. Herbert Spencer - ông tổ của chủ nghĩa thực chứng - đã đề xuất ra nguyên lý chủ nghĩa Darwin xã hội: “Cớ/Ỉ

người sông trong xã hội cũng theo quy luật đào thải như trong rừng rú

Trong Sói biển, Jack London đã vận dụng thuyết tiến hoá luận xã hội của Spencer nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các nhân vật với nhau. Cách đối xử của những con người này là sự cạnh tranh, đè nén lẫn nhau mà không hề có chút tình người.

Sống trong môi trường thiếu nhân tính như vậy, Humphrey đã nhận thấy một điều: cũng như vị thuyền trưởng, hầu hết các thuỷ thủ trên tàu đều có những hành động đối xử với nhau lạnh lùng và tàn nhẫn. Giữa họ với nhau chỉ có sự căm ghét, cãi cọ và thù oán... Humphrey đi đến kết luận rằng hoàn cảnh sống đã làm cho những con người khốn khổ này mất dần đi bản tính lương thiện. Hầu hết, những thuỷ thủ này không có gia đình, không có người thân. Cho nên, họ khồng được tình yêu thương nuôi dưỡng cho tâm hổn và tính cách của mình. Họ chưa bao giờ biết thương yêu, chăm sóc cho người khác.

" Họ sinh ra một cách khốn khổ, con ai, không ai biết; ở đâu, không ai

LUỘN VỒN THỌC S ĩ 46 NGUV€N MINH PHƯƠNG

hay, như những quả trứng Rùa đẻ trên cát, nở ra dưới ánh sáng mặt trời...". (25 - t r 176)

Wolf Larsen cũng lớn lên trong hoàn cảnh sống như vậy. Từ nhỏ, hắn đã bò lê trên tàu, mười bốn tuổi học làm thuỷ thủ, phải làm những công việc nặng nhọc, vất vả và bon chen. Chính hoàn cảnh sống khốn khó đã hình thành nên tính cách độc ác trong con người hắn. Wolf Larsen đối xử tàn nhẫn với tất cả những người thuỷ thủ trên tàu. Đặc biệt với những kẻ chống lại hắn, thì sự độc ác của hắn càng tệ hơn gấp nhiều lần. Đối với những thuý thủ có sai sót hoặc tỏ ra không vâng lời, hắn bèn ra lệnh thẳng tay trừng phạt và hành hạ. Tên bếp Thomas Mugridge cũng bị thả xuống biển rồi dùng móc kéo theo tàu cho đến khi thấy con cá mập đuổi theo thì lúc đó Wolf Larsen mới kéo tên bếp lên tàu nhưng tên này đã bị cắn mất một bàn chân. Wolf Larsen nghĩ cách trừng phạt những thuỷ thủ phạm lỗi là bắt họ từ từ đón nhận, nhìn thấy sự nguy hiểm và cái chết đến với mình mà không làm gì được. Có như vậy, hắn mới sung sướng và thoả mãn. Những hành động hung bạo của hắn đều bộc lộ bản tính thú dữ trong con người hắn. Hắn thích được hành hạ người khác, nhìn thấy người khác đau khổ và bất hạnh. Không chỉ đối với những thuỷ thủ của hắn mà ngay đối với anh trai mình là Tử thần Larsen, Wolf Larsen cũng không có chút tình cảm gì. Hai anh em hắn đối với nhau như kẻ thù. Cả hai luôn tìm cách tranh cướp và huỷ diệt lẫn nhau. Và họ còn cảm thấy hả hê khi thắng được đối thủ. Sự đối đầu giữa hai con người này nêu bật tư tưởng về cuộc giành giật khốc liệt trong thế giới hoang dã, nơi không tồn tại quan hệ ruột thịt thân thích.

Nhà văn đã cho ta thấy được sự tương phản trong tính cách hai con người Wolf Larsen và Humphrey. Hai con người xuất thân từ những hoàn cảnh xã hội khác nhau, nên họ rất khác nhau về quan niệm cuộc sống, về các vấn đề triết học, đạo đức, tôn giáo... Humphrey sống bươn trải trong xã hội văn minh còn Wolf Larsen lại phải tung hoành kiếm sống trên đại dương bao la hoang dã. VI vậy nhiều khi Humphrey không hiểu hết được những suy

LUậN VtíN THỌC S ĩ 47 NGUV€N MINH PHƯƠNG

nghĩ đầy bí ẩn của con người sói này. Với Wolf Larsen, cuộc sống cộng đồng không có giá trị gì hết; tất cả là do mình và tất cả là vì mình. Chỉ có một thứ luật duy nhất trong con người sói này là luật của sức mạnh. Hắn dùng sức mạnh để đàn áp kẻ yếu. Còn quan điểm sống Humphrey lại hoàn toàn ngược lại:

"Nếu ông đã dạy tôi đứng trên đôi chân tôi, ít ra tôi cũng không bao

giờ dùng chúng đ ể giẫm lên chân những người khác”. (25 - tr 123)

Wolf Larsen cứu sống Humphrey, rồi sau đó hắn lại tìm mọi cách dìm anh xuống địa ngục trần gian. Dù cho Humphrey có đối xử tốt với Wolf Larsen, đã chữa bệnh cho hắn nhưng đến cả lúc đau ốm gần chết, hắn vẫn muốn giết Humphrey. Bản chất thú tính, xấu xa trong con người hắn đến lúc gần chết vẫn không hề thay đổi.

Trong tiểu thuyết Sói biển, Jack London đã đặt các nhân vật vào trong một môi trường sống chật hẹp - trên một con tàu săn chó biển. Rồi sau đó, ông lại đặt con tàu đó vào giữa khung cảnh rộng lớn của đại dương bao la. Điều này tạo ra những cảnh tượng, những tình huống tương phản về sắc thái thẩm mỹ: Humphrey và Maud, hai con người giàu lòng nhân ái sống trên tàu săn chó biển chẳng khác gì ném họ vào giữa bầy thú dữ. Con tàu chỉ là thế giới rất bé nhỏ, một dấu chấm trên đại dương mênh mông. Con người dường như càng bị nhấn chìm một cách thảm khốc trước khung cảnh thiên nhiên bao la. Cuộc sống cũng như tính mạng của họ rất mong manh khi đặt trong môi trường sống nguy hiểm và dữ dội. Ngòi bút mổ xẻ lạnh lùng của Jack London cho thấy sự tàn khốc của “thếgiới hoang d ã ” là không giới hạn. Khi nhân vật Leach và Jonhson trốn khỏi tàu và tìm cách trở lại đất liền nhưng không may họ đã gặp cơn bão biển khủng khiếp. Họ biết chiếc xuồng nhỏ bé của họ không thể chống chọi lại với bão tố giữa biển khơi. Thấy tàu Con Ma xuất hiện họ đã đuổi theo và khẩn cầu con tàu cứu vớt mình. Nhưng Wolf Larsen đã từ chối để mặc cho họ bị nhấn chìm dưới nhũng đợt sóng dữ

LUẬN VỒN THỌC S ỉ 48 NGUVÌN MINH PHƯƠNG

dội. Wolf Larsen biết mình có thể cứu sống Leach và Jonhson. Nhưng hắn muốn trừng phạt họ để thoả mãn cái tâm địa ác độc thích chứng kiến sự đau khổ của người khác. Ngay cả việc cứu Humphrey cũng xuất phát từ ý đồ riêng của hắn.

Có dòng máu bản năng hoang dã chảy trong huyết quản của Wolf Larsen. Từ khi sinh ra, hắn được nuôi dưỡng trong môi trường cực khổ, thiếu tình người, làm nảy sinh thú tính trong con người hắn. Cho dù Wolf Larsen có hiểu biết những tri thức của xã hội văn minh, những điều đó không làm cải hoá dòng máu hoang dã đang chảy trong con người hắn, mà ngược lại làm cho hắn độc ác và thâm hiểm một cách đáng sợ. Chính do cách cư xử độc ác của Wolf Larsen đối với các thuỷ thủ trên tàu, nên cuối cùng các thuỷ thủ đã rời bỏ hắn và đi theo con tàu khác. Wolf Larsen đã phải trả giá cho những hành động của mình: bệnh tật và sự cô đơn đã huỷ diệt con người hắn. Ngay cả đến lúc chết hắn cũng không hề hối hận gì trước những hành vi và tội lỗi của mình. Con người hắn vẫn chẳng thay đổi gì sau chuỗi ngày bị bỏ lại một mình trên chiếc thuyền tả tơi lênh đênh trên biển cả. Trong lúc hấp hối, hắn vẫn muốn trả thù Humphrey, mặc dù con người này đã làm nhiều điều tốt đẹp cho hắn.

Con người Wolf Larsen tiêu biểu cho những thói lệ xấu xa của xã hội đương thời. Quan niệm của chủ nghĩa Darwin xã hội đã được thể hiện trong suy nghĩ của Wolf Larsen.

"Cuộc sống, đó ỉà một cái gì đó khá bẩn thỉu... cá lớn nuốt cá bé để tự bồi bổ, kẻ mạnh ăn ngấu nghiến kẻ yếu đ ể nuôi dưỡng sức ỉực. Những kẻ gặp may nhiều hơn thì to lớn hơn những kể khác và sống lâu hơn...". (25 - tr 72, 73)

Bằng hành động thực tế Wolf Larsen thực hiện quy luật tàn nhẫn của cuộc đua tranh sinh tồn mà trong đó con người giẫm đạp, bóc lột lẫn nhau để giành lấy phần lợi lộc và làm cho kẻ khác phải chịu đau khổ và bất hạnh. Sau khi Wolf Larsen biết chuyện tên bếp lấy trộm tiền của Hump, hắn không bắt

LUặN VỒN THỌC S ỉ 49 NGUV€N MINH PHƯƠNG

tên này trả lại cho người mất của mà rủ tên này đánh bạc để giành lại số tiền 180 đôla. Hắn cho rằng số tiền này thuộc về hắn là hoàn toàn hợp lý. Trong suy nghĩ của mình, hắn coi thường pháp luật nhưng lại tuân theo luật rừng, vì cái luật của “vùng hoang d ã ” cho phép kẻ mạnh và khôn khéo luồn giành lợi thế.

Các sáng tác của Jack London qua những hình tượng nghệ thuật khắc hoạ cuộc cạnh tranh gay gắt trong xã hội hiện đại, đồng thời cũng thể hiện tư tưởng lạc quan về sự tiến hóa của muôn loài, khẳng định những gì tiến bộ

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa con người và tự nhiên trong một số sáng tác của jach london (Trang 46 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)