4. 2 Sự chung sông hòa hợp giữa con người với loài vật.
NGUYÍN MINH PHƯƠNG
"Xương sườn như cái bàn là, dạ dầy lép kẹp gấn bám chặt vào cột sống... con nằm, con ngồi, con thì áp bụng xuống đất hoặc đi di lại lại... lưỡi đỏ thè ỉè, sườn trơ ra, phập phồng lượn sóng trên các vết thương hằn rõ. Chúng chì còn da bọc xương và bắp thịt thì trông giống như những vải mỏng. Chúng gày đét đến mức đáng sợ..."
(24 - ĩr 39)
Jack London đã sử dụng những vùng đất hoàn toàn có thực để đưa vào tác phẩm của mình. Hai địa danh thường được nhắc đến trong Tiếng gọi nơi hoang dã là Klondike (thuộc Alaska của Mỹ) và Iucon (thuộc Canada), nơi hợp lưu của hai con sông này là thị trấn nhỏ Đao xơn, cách biên giới Alaska một trăm dặm. Ngoài những địa danh có thực, thì hình tượng con chó Bấc cũng đã được các nhà nghiên cứu chứng minh là con chó được lấy từ nguyên mẫu trong đời thực. Đó là con chó Jãc của anh em nhà Bon là Masan và Luix (họ là con của thẩm phán Bon)... Ngoài ra, con chó Bấc của Jack London còn được bổ sung thêm những sự kiện được lấy từ cuốn sách kí sự của Egơtơn R. Jãng "Đàn chó của tôi ở Bắc cực” (1902). Nhiều chi tiết trong truyện là những tư liệu có thực trong cuộc sống. Điều này chứng tỏ khả năng quan sát và tái hiện cuộc sống rất được Jack London coi trọng. Có khi những chất liệu được mờ hoá dần đi và trở thành những yếu tố huyền thoại. Hình ảnh con chó Bấc hiện ra ở cuối tác phẩm vừa thực lại vừa ảo. Nó trở nên một huyền thoại trong lời kể của những bộ tộc người da đỏ sống trong những khu rừng rậm.
Qua cách sử dụng các tư liệu có thực trong đời sống, Jack London đã thể hiện mình là một nhà văn hiện thực. Nhưng ông khác với nhũng nhà văn sử dụng bút pháp hiện thực khác cùng thời ở chỗ tư duy nghệ thuật của Jack London bay bổng, đầy chất lãng mạn và tràn ngập cảm xúc. Trong tác phẩm của ông, người đọc luôn gặp những đoạn miêu tả trữ tình ngoại đề về phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ với phong cách trữ tình và lãng mạn.
LUỘN VỜN THỌC S ĩ 86 NGUVỂN MINH PHƯƠNG
Bên cạnh đó, Jack Lon còn sử dụng nghệ thuật châm biếm trong văn phong của mình. Đó là hình ảnh những con người thì độc ác như con thú, ngược lại những con thú lại có cách biểu hiện đầy tình người. Nhà văn đã dùng phương pháp đối chiếu và so sánh, những hình ảnh tương phản được đặt cách nhau để phê phán những cái xấu, cái ác trong cuộc sống.
Một lần nữa, ta có thể thấy rằng trong cách giải quyết mâu thuẫn giữa tự nhiên và văn minh, Jack London không có ý kéo con người về với xã hội nguyên thuỷ và từ bỏ thế giới văn minh hay ngược lại, mà điều ông muốn gửi gắm tới chúng ta là hãy sống chan hoà và bảo vệ thế giới tự nhiên. Vãn minh và tự nhiên cần có quan hệ hài hoà. Xã hội dù phát triển đến đâu thì con người vẫn cần có một môi trường sống tinh khiết như thuở ban đầu. Đừng làm gì trái với quy luật của tự nhiên, bởi vì làm như vậy là chúng ta sẽ kéo mình đến gần với sự huỷ diệt.