Một số thuật ngữ

Một phần của tài liệu Tài liệu tham khảo môn tin học văn phòng ôn thi công chức (full) (Trang 138)

HTTP là viết tắt của Hyper Text Transfer Protocol, có nghĩa là giao thức truyền tệp tin siêu văn bản. Trình duyệt sử dụng giao thức này để kết nối với máy phục vụ Web và tải các trạng web về máy người dùng, vì vậy chúng ta thấy ở địa chỉ trang Web nào cũng bắt đầu bằng http.

Webside: khu vực chính chứa Web, là nơi các trang web được lưu trên máy phục vụ. Trong số các trang Web thuộc website có một trang gọi là trang chủ (Home page). Trang chủ là trang mặc định được hiển thị khi chúng ta truy nhập vào Website. Từ trang chủ người sử dụng sẽ đi đến các trang Web khác qua các siêu liên kết.

URL: viết tắt của Uniform Resource Locator, có nghĩa là bộ định vị tài nguyên đồng dạng. URL gồm tên giao thức (thường là HTTP hoặc FTP)

Siêu liên kết (Hyperlink) là một đoạn văn bản (hoặc đồ họa) trên một trang Web mà khi chúng ta nhắp chuột vó nó, nó sẽ tự động:

- Chuyển chúng ta đến một phần khác của Website này - Chuyển chúng ta đến một trang web khác của Website này - Chuyển chúng ta đến một trang web khác của Website khác - Cho phép chúng ta nạp xuống một tệp tin.

- Cho phép chúng ta chạy một ứng dụng, nghe một bản nhạc hoặc xem một phim.

Chú ý: Trên trang Web các dòng chữ ngạch chân khi đưa chuột vào có dạng cho ta biết đó là một siêu liên kết.

ISP: viết tắt của Internet Service Provider, có nghĩa là nhà cung cấp dịch vụ Internet, nếu muốn kết nối Internet bạn cần đăng ký thuê bao của một ISP. ISP cho phép người dùng truy nhập Internet thông qua một số hình thức: quay số qua Modem, ADSL, kênh thuê riêng (leased line)...

1.1.3. Trình duyệt Web

Để có thể tải được các trang Web máy tính của chúng ta cần phải cài đặt một chương trình ứng dụng gọi là trình duyệt Web (Web browser). Có rất nhiều trình duyệt khác nhau như: Internet Explorer (IE), Opera, Mozilla, Firefox...

Mỗi trình duyệt đều có nhiều phiên bản khác nhau, phiên bản mới nhất sẽ có nhiều tính năng ưu việt hơn phiên bản trước đó.

1.1.4. Máy tìm kiếm

Sau một vài năm triển khai sử dụng Internet con người có nhu cầu cần tìm kiếm dữ liệu trên Internet. Đã có nhiều cách thức và giải pháp được đưa ra nhưng theo thời gian sử dụng chỉ còn hai cách sau được sử dụng rộng rãi.

- Tìm kiếm theo danh mục địa chỉ được các nhà cung cấp dịch vụ đặt trên các trang Web tĩnh. Ví dụ trang web của VDC tại địa chỉ www.vnn.vn

- Tìm kiếm qua các trang Web động, gọi là máy tìm kiếm (Search Engine), là một hệ thống cho phép tìm kiếm các thông tin trên Internet theo yêu cầu của người dùng. Máy tìm kiếm nắm được các thông tin về Website trên Internet. Tuy nhiên, nó chỉ nắm được thông tin về những Website đã báo cáo với nó, hoặc những Website do nó tự động tìm ra. Có nhiều máy tìm kiếm khác nhau do nhiều tổ chức cung cấp. Khi muốn tìm kiếm thông tin chúng ta chỉ cần nhập vào cụm từ cần tìm kiếm => hiển thị danh sách các Website thỏa mãn.

1.1.5. Cookie

Cookie là các tệp văn bản có kích thước nhỏ, được hình thành trong quá trình duyệt các trang Web động như nhập tên và mật khẩu đăng nhập.

Ưu điểm của Cookie là sau khi đăng nhập vào hệ thống nào đó, thì lần sau khi vào lại trang Web này, Website sẽ tự động truy nhập đến thông tin về bạn mà bạn không phải đăng nhập nữa.

Nhược điểm của Cookie: làm mức bảo mật. Ví dụ các chương trình gián điệp được cài trên máy tính sẽ dựa vào Cookies để biết được các thông tin mật của người dùng.

1.1.6. Vùng nhớ đệm

Khi chúng ta tải trang Web, bản sao thông tin (cả văn bản và hình ảnh) sẽ được lưu trên đĩa cứng máy tính. Nếu lần sau duyệt lại Website này thì thông tin sẽ được nạp nhanh chóng từ bản sao trên ổ cứng chứ không phải nạp lại từ Website.

1.2. Sử dụng trình duyệt Web

1.2.1. Khởi động trình duyệt

Cách 1: Nhấp đúp vào biểu tượng Internet Explorer trên màn hình nền

Cách 2: Nhấp Star ->Program -> Internet Explorer 1.2.2. Một số nút trên thanh công cụ

(Back): Cho phép quay lại trang vừa xem trước đó, ban đầu khởi động trình duyệt nút back mờ đi.

(Forward): Quay lại trang trước khi nhấn nút Back

(Stop): Ngừng tải một trang Web.

(Refresh): Tải lại nội dung trang đang xem. Cụm từ "Làm tươi" có nghĩa là đôi khi trang Web mà chúng ta đang xem có nội dung đã cũ hoặc nội dung chưa chọn vẹn do trình duyệt chưa tải hết thì ta nhấn vào nút này.

khi vào Web.

Cho phép mở ra một cửa sổ phía bên trái màn hình. Cửa sổ đó sẽ tự động liên kết tới một trang Web (thường là trang www.search.msn.com) và cho phép người dùng nhập vào các điều kiện tìm kiếm => kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị ở màn hình chính của trình duyệt.

(Favorites): Cho phép mở một cửa sổ phía bên trái trình duyệt chứa danh sách các tiêu đề, các trang Web mà bạn yêu thích.

(History) cho phép hiện lên một cửa sổ gồm danh sách các trang Web mà máy tính đã truy cập. Danh sách này có thể được sắp xếp theo ngày tháng, nên rất thuận tiện cho việc kiểm tra xem máy tính đã truy cập vào những trang Web nào.

(Print): Cho phép in nội dung trang Web đang hiển thị hoặc in vùng nội dung mà người dùng lựa chọn.

1.2.3. Thay đổi trang nhà

Trang nhà (home page) là trang Web được đặt để khi mở trình duyệt trang này được hiển thị đầu tiên.

Các bước thiết lập trang nhà:

- Mở thực đơn Tools, chọn Internet Option => xuất hiện hộp thoại. - Chọn thẻ General.

- Chọn trường hợp cần theo hình, chọn OK.

1.2.4. Hiển thị trang Web

Hiển thị trang Web bằng cách nhập địa chỉ:

- Khởi động trình duyệt Web

- Gõ địa chỉ của trang cần duyệt vào phần địa chỉ

Gõ địa chỉ trang muốn dùng

Trang hiện tại (trang mà trình duyệt Web đang mở)

Trang mặc địch do Microsoft quy định

Khi khởi động trình duyệt Web không mở ra trang nào

Hiển thị trang Web trong một cửa sổ mới.

Sau khi đã vào một trang Web nào đó muốn xem tiếp thông tin bên trong nhưng không muốn nội dung các trang Web sau hiện lên cửa sổ mà mình đang xem chúng ta sẽ cho nó hiện lên một cửa sổ mới bằng cách nhấn chuột phải vào siêu liên kết tới trang web

muốn mở và chọn Open in New window.

1.2.5. Một số thao tác khi duyệt Web a. Hiển thị và ẩn ảnh trong trang Web a. Hiển thị và ẩn ảnh trong trang Web

Theo mặc định, trình duyệt web sẽ tự động hiển thị bất kỳ hình ảnh nào trong một trang web. Tuy nhiên, chúng ta có thể lựa chọn bỏ thuộc tính này để tăng tốc độ cho trình duyệt. Thao tác:

- Vào Tool, chọn Internet Options

- Chọn thẻ Advanced

- Kéo thanh cuộn trong cửa sổ xuống mục Multimedia, bạn sẽ thấy chức năng

bật/tắt hình ảnh của trình duyệt.

- Nếu bỏ tùy chọn này đi thì khi duyệt web sẽ không tải ảnh trên trang web đó, bật lên thì khi duyệt hình ảnh sẽ được hiển thị lên trang web.

b. Di chuyển giữa các trang Web

- Quay lại trang web trước trang đang xem: Nhấn nút hoặc ấn tổ hợp phím ẩn hình ảnh

Alt + phím mũi tên sang trái.

- Sau khi đã nhấn nút Back, chúng ta muốn đi tiếp tới các trang mà bạn đã từng ở

đó trước khi quay lại, ta sử dụng nút (Forward) hoặc ấn tổ hợp phím Alt + Phím

mũi tên sang phải

c. Tổ chức lại các trang yêu thích

Chúng ta có thể tạo ra một sổ địa chỉ để lưu địa chỉ các trang Web mà mình yêu thích (Giống như việc đánh dấu một quyển sách, khi đọc đến trang sách hay và muốn đánh dấu lại trang sách này)

Thêm trang yêu thích:

- Mở thực đơn Favorites, chọn Add to Favorites, xuất hiện hộp thoại:

- Nhập tên gợi nhớ cho trang yêu thích, chọn OK

Hiển thị lại trang Web bằng cách nhấn Favorite

- Mở thực đơn Favorites, một danh sách các địa chỉ mà bạn đã thêm xuất hiện. - Bấm vào địa chỉ mà bạn muốn mở

Quản lý các trang yêu thích:

Tạo thư mục chứa địa chỉ các trang yêu thích:

- Mở thực đơn Favorites, chọn Organize favorites, xuất hiện hộp thoại. - Chọn nút Create Folder

- Nhập tên thư mục

- Nhấp Close

Thêm trang web vào thư mục chứa trang yêu thích:

- Mở thực đơn Favorites, chọn Add toFavorites, hộp thoại hiện ra - Nhấp nút Create in để hiển thị danh sách thư mục

Nhập tên gợi nhớ cho trang yêu thích

- Chọn thư mục chứa trang yêu thích. - Nhấp tên cho trang yêu thích, chọn OK

Đổi tên hoặc xóa một trang yêu thích:

- Mở thực đơn Favorites, chọn Organize favorites, xuất hiện hộp thoại. - Chọn các đối tượng mà bạn muốn đổi tên hoặc xóa.

- Nhấp chuột vào nút Rename/Delete

- Nhấp Close d. Xem và xóa History

History là một danh sách những website mà máy tính của bạn mới truy nhập gần đây. Bạn có thể sử dụng danh sách này để truy nhập lại những website đó.

Xem History

- Để hiển thị History, bạn nhấp chuột vào

nút History trên thanh công cụ.

- Một cửa sổ sẽ hiện ra ở bên trái của màn hình, ở đó chúng ta có thể lựa chọn cách mà bạn muốn

hiển thị những trang mà bạn mới truy nhập gần đây nhất.

Xóa History

- Mở thực đơn Tools, chọn Internet Option

- Chọn thẻ General

- Nhắp chuột vào nút Clear History e. Lưu trang Web

Sao chép ảnh

- Cách 1: Thực hiện thao tác sao chép ảnh như đối với văn bản

- Cách 2: Lưu bức ảnh đó vào ổ cứng máy tính: Nhắp chuột phải vào bức ảnh trên Web chọn Save Picture As

Lưu tranh Web

Lưu trang Web vào ổ cứng máy tính để có thể xem lại mà không cần kết nối Internet - Mở trang Web muốn lưu

- Mở thực đơn File, chọn Save as, xuất hiện hộp thoại

- Chọn thư mục lưu trang Web, đặt tên cho trang Web, chọn nút Save f. In trang Web

Xem trước khi in:

- Vào File, chọn Print Preview, trang Web hiện ra như khi được in ra

- Lựa chọn những căn chỉnh cần thiết, sau đó quyết định in hoặc thoát khởi chế đ ộ xem trước khi in.

In trang Web

Cách 1: In toàn bộ trang Web nhấn vào nút

Cách 2: In theo lựa chọn: Thao tác:

- Chọn phần văn bản cần in - Vào File, chọn Print

- Trong phần Page Range, chọn Selection

Bài 2: TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN INTERNET

2.1. Địa chỉ các trang Web hỗ trợ chức năng tìm kiếm

Trên Internet có rất nhiều website hỗ trợ chức năng tìm kiếm thông tin, trong đó có một số trang phổ biến như:

GOOGLE http://www.google.com

LYCOS http://www.lycos.com

MSN http://www.msn.com

YAHOO http://www.yahoo.com

ALTA VISTA http://www.altavista.com

Ở Việt nam, hai trang web sau hỗ trợ các chức năng tìm kiếm tiếng Việt khá tốt.

VINASEEK http://www.vinaseek.com

PANVIETNAM http://www.panvietnam.com

Cũng giống như các trang web khác để sử dụng các công cụ tìm kiếm ở trên, bạn gõ địa chỉ của máy tìm kiếm tương ứng vào thanh địa chỉ của trình duyệt và nhấn Enter

2.2. Sử dụng từ khóa để tìm kiếm

Để tìm kiếm các thông tin trên Internet, bạn gõ từ khóa liên quan đến vấn đề đó vào ô tìm kiếm rồi nhấn nút "Search" hoặc nút "Tìm" hoặc nhấn Enter tùy theo Website bạn sử dụng.

Khi tiến hành tìm kiếm không phải các trang tìm kiếm sẽ tự động tìm tất cả các trang Web và hiển thị những thông tin mà bạn đang tìm kiếm. Máy tìm kiếm chỉ tìm kiếm trong danh sách các website chúng lưu trữ (những website này có thể do máy tìm kiếm đã tìm được trước đó hoặc do các website đăng ký với máy tìm kiếm). Do vậy, kết quả tìm được khi sử dụng các trang Web khác nhau là khác nhau.

Mặt khác, mỗi công cụ tìm kiếm lại sắp xếp kết quả tìm kiếm theo các tiêu chí khác nhau. Các kết quả tìm kiếm thường được liệt kê theo kiểu mười mục một trang, với các thông tin mô tả ngắn gọn về website mà chúng tìm được theo yêu cầu người dùng.

Thế nào là một từ?

Một từ là sự kết hợp các chữ cái hoặc các chữ số với nhau trong đó không bao gồm các khoảng trống. Chương trình tìm kiếm phân biệt các từ theo ký tự khoảng trống (tạo bằng phím SpaceBar) hoặc ký tự cách (tạo bằng phím Tab)

Khi tiến hành tìm kiếm ta nên gõ từ khóa tìm kiếm trong dấu " "

Ví dụ: Muốn tìm kiếm các thông tin về đào tạo máy tính mà ta gõ:

Để máy tìm kiếm biết chúng ta muốn tìm chính xác cụm từ đào tạo máy tính

Hiện lên các trang có từ Đào, các trang có từ tạo, các trang có từ máy, các trang có từ tính và các trang có từ kết hợp từ các từ được gõ vào

chúng ta phải gõ từ khóa "đào tạo máy tính", với từ khóa này máy tìm kiếm sẽ tìm được những nội dung sát với nhu cầu của người dùng

Kết quả tìm kiếm: Các trang phải chứa cụm từ "đào tạo máy tính"

Chú ý:

1. Trong quá trình tìm kiếm không phân biệt chữ hoa, chữ thường.

2. Sử dụng dấu "+" để tìm kiếm sao cho nội dung trang kết quả vừa có từ khóa này, vừa có từ khóa kia. Ví dụ: gõ "đào tạo" + "máy tính" để tìm những trang web vừa có cụm từ "đào tạo" vừa có cụm từ "máy tính"

3. Sử dụng dấu "- " để tìm kiếm sao cho nội dung trang kết quả có chứa cụm từ này nhưng không được chứa cụm từ kia. Ví dụ: chúng ta gõ "đào tạo"- "máy tính" để tìm những trang web có cụm từ "đào tạo" nhưng không chứa cụm từ "máy tính"

Bài 3: SỬ DỤNG THƯ ĐIỆN TỬ 3.1. Một số khái niệm và thuật ngữ

3.1.1. Ưu điểm của hệ thống thư điện tử

- Tốc độ cao và khả năng chuyền tải trên toàn cầu: Có thể nói đây là một trong những ưu điểm hàng đầu của hệ thống thư điện tử, chúng ta có thể gửi thư cho bất kỳ ai gần như ngay lập tức. Người nhận cũng có thể nhận được thư ở mọi nơi miễn là có kết nối Internet.

- Giá thành thấp: Giá thành của việc gửi thông tin bằng thư điện tử gần như không đáng kể bởi chúng ta chỉ phải trả chi phí cho việc dùng internet là có thể sử dụng hệ thống thư điện tử miễn phí trên toàn cầu.

- Linh hoạt về mặt thời gian: Chúng ta có thể gửi và nhận thư điện tử vào bất kỳ thời gian nào nếu muốn.

3.1.2. Các thành phần cấu trúc của một địa chỉ thư điện tử

Cấu trúc chung của một địa chỉ thư điện tử như sau:

Tênđăngký@tênmiền Ví dụ: địa chỉ thư: cqngoc@e-ptit.edu.vn

- Ký tự @ phân tách tên đăng ký và tên miền, ký tự này buộc phải có trong mọi địa chỉ thư điện tử.

- Tên miền: e-ptit.edu.vn là địa chỉ Website của tổ chức mà người dùng đăng ký dịch vụ thư điện tử.

3.2. Các thao tác cơ bản với thư điện tử

Chúng ta thực hiện các thao tác cơ bản với thư điện tử thông qua hệ thống thư điện tử của Google, một hệ thống thư điện tử miễn phí, được sử dụng phổ biến hiện nay.

3.2.1. Mở hộp thư

Để mở hộp thư, trước tiên bạn phải vào hệ thống thư điện tử của Google. Bạn mở trình duyệt web và nhập địa chỉ http://www.google.com vào ô địa chỉ, xuất hiện trang chủ của Google nhấn vào nút Gmail sau đó bạn nhập tên người dùngmật khẩu rồi nhấn

đăng nhập

Chú ý: Khi nhập mật khẩu, bạn phải tắt chức năng gõ tiếng việt để nhập chính xác.

3.2.2. Đăng ký hộp thư miễn phí trên Google

Một phần của tài liệu Tài liệu tham khảo môn tin học văn phòng ôn thi công chức (full) (Trang 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)