Hoàn thiện khâu chấp hành dự toán chi ngân sách xã

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 84 - 89)

3.2.3.1. Tổ chức thực thi kế hoạch chi ngân sách xã

* Hoàn thiện việc phân bổ, giao dự toán và chấp hành dự toán chi

Quản lý chặt chẽ và tuyệt đối tuân thủ quy trình phân bổ, giao và chấp hành dự toán chi ngân sách.

Trong quá trình xây dựng phương án phân bổ dự toán chi ngân sách, các nhiệm vụ chi được UBND tỉnh giao, Ban Tài chính xã, thị trấn phải tính toán đầy đủ, chính xác. Một số nhiệm vụ chi chưa xác định rõ đơn vị thực hiện, nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù có thể để thành một mục và phân bổ chi tiết sau. Phần dự toán còn lại phải được giao và phân bổ hết ngay từ đầu năm, hạn chế tối đa việc bổ sung, điều chỉnh dự toán nhiều lần trong năm kế hoạch.

Phòng Tài chính - Kế hoạch cần tham mưu cho UBND huyện xây dựng và ban hành hệ thống chỉ tiêu, phương pháp xác định và đánh giá kết quả chấp hành dự toán. Gắn trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền và UBND xã, thị trấn với kết quả trong quản lý, sử dụng ngân sách khi triển khai nhiệm vụ được giao. Tăng cường trách nhiệm giải trình, tính minh bạch và sự giám sát của các cơ quan quản lý trong chấp hành dự toán chi ngân sách trên địa bàn huyện.

* Hoàn thiện việc chấp hành dự toán đối với chi đầu tư phát triển

Việc xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm phải tuân thủ chặt chẽ những quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng. Việc lựa chọn danh mục đầu tư, thực hiện đầu tư phải tuân thủ chặt chẽ các điều kiện để được ghi vốn; cơ cấu vốn đầu tư phải đảm bảo định hướng phát triển KT-XH của huyện Thạch

Hà, không bố trí dàn trải, vượt quá khả năng cân đối ngân sách xã dẫn đến nợ XDCB kéo dài.

Tập trung chấn chỉnh và nâng cao chất lượng các đơn vị tư vấn trong tất cả các khâu: lập dự án, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, lập thiết kế dự toán, thẩm định, giám sát kỹ thuật thi công. Có sự xem xét, lựa chọn đơn vị khi ký hợp đồng kinh tế.

Nâng cao chất lượng thẩm định dự án của các phòng chuyên môn cấp huyện và công tác phê duyệt dự án của cấp xã. Then chốt của giải pháp này cần phải xác định sự cần thiết phải đầu tư, nội dung, mục tiêu, quy mô đầu tư để tránh tình trạng gặp vướng mắc khi triển khai, kéo dài thời gian, gây lãng phí. Muốn làm tốt điều này cấp huyện, xã phải nâng cao năng lực của người đề xuất đầu tư, cơ quan thẩm định và người quyết định đầu tư thông qua việc tổ chức tập huấn, đào tạo ngắn hạn về quản lý đầu tư XDCB….

Đối với chi đầu tư phát triển ở địa phương việc cụ thể hoá dự toán NSNN được duyệt chia ra hàng quý, tháng để chỉ đạo quá trình thực hiện phải dựa trên những căn cứ, cơ sở khoa học, đảm bảo sát hợp với tình hình thực tế, chủ động nguồn đảm bảo nhu cầu chi trong quá trình thực hiện. Vì vậy, việc cụ thể hoá dự toán NSNN được duyệt chia ra hàng quý, tháng được tiến hành theo trình tự các bước sau:

- Cụ thể hoá dự toán được duyệt chi đầu tư phát triển cả năm chia ra từng quý, tháng theo tính quy luật, mùa vụ của năm báo cáo (quý, tháng nào chi nhiều? quý, tháng nào chi ít? mức độ chi như thế nào?).

- Rà soát, xem xét từng dự toán được duyệt có nhu cầu chi theo yêu cầu thực tế dự kiến của năm kế hoạch để điều chỉnh tăng, giảm chi ở các quý, tháng cho phù hợp với tình hình thực tế dự kiến của năm kế hoạch.

Điều này sẽ khắc phục được tình trạng bị động nguồn đảm bảo nhu cầu chi tiêu và hạn chế đến mức tối thiểu những điều chỉnh, thay đổi dự toán trong quá trình thực hiện theo luật định và phải xử lý tình huống không cần thiết trong quá trình thực hiện.

* Hoàn thiện việc chấp hành dự toán chi thường xuyên

Đối với chi thường xuyên ở địa phương việc cụ thể hoá dự toán NSNN được duyệt chia ra hàng quý, tháng cũng phải được tiến hành theo trình tự các bước sau:

- Phần kinh phí đảm bảo chi trả quỹ lương và kinh phí quản lý được duyệt cả năm chia đều ra từng quý, tháng có tính đến việc tăng, giảm lương trong năm kế hoạch để điều chỉnh cho phù hợp.

- Phần kinh phí sự nghiệp, đặc thù được duyệt năm chia ra từng quý, tháng phải rà soát, xem xét từng dự toán được duyệt có nhu cầu chi theo yêu cầu thực tế dự kiến của năm kế hoạch.

Điều này giúp cho các cấp ngân sách chủ động nguồn đảm bảo nhu cầu chi tiêu trong quá trình thực hiện và xử lý thiếu hụt tạm thời theo luật định.

* Hoàn thiện hệ thống các văn bản hướng dẫn cụ thể thẩm quyền bổ sung, điều chỉnh dự toán hàng năm.

Hiện nay, việc điều chỉnh dự toán hàng năm các cấp là do HĐND cùng cấp quyết nghị. Do đó, nếu phát sinh nguồn thu hoặc nhiệm vụ chi chưa đưa vào dự toán đầu năm thì phải chờ đến kỳ họp gần nhất mới bổ sung, điều chỉnh dự toán. Quy định này không phù hợp với thực tế ở các địa phương và yêu cầu của KBNN về kiểm soát chi NSX. Vì vậy, cần thiết phải hoàn thiện hệ thống các văn bản hướng dẫn cụ thể thẩm quyền bổ sung, điều chỉnh dự toán hàng năm.

3.3.3.2. Hoàn thiện chế độ quản lý, kiểm soát các khoản chi ngân sách cấp xã

Trong xu hướng đổi mới cơ chế quản lý tài chính ngân sách hiện nay, vai trò kiểm soát của KBNN giữ một vị trí hết sức quan trọng. Để nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi của KBNN huyện Thạch Hà cần tập trung một số biện pháp sau:

- Để việc quản lý và cơ chế kiếm soát chi ngân sách xã đồng nhất với việc quản lý và kiếm soát chi của các cấp ngân sách khác, cần sửa đổi Thông tư 60/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính theo hướng áp dụng các phương thúc cấp phát như sau: Phương thức cấp phát theo dự toán và Phương thức cấp phát bằng lệnh chi tiền.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát chi ngân sách, đảm bảo chặt chẽ nhưng không cứng nhắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đơn vị trong quá trình giao dịch với KBNN. Xây dựng các quy trình kiểm soát chi thường xuyên cũng như chi đầu tư, trong đó cần quy định rõ về hồ sơ thủ tục cần phải có khi giao dịch, đồng thời quy định rõ thời hạn giải quyết các thủ tục này. Công bố bộ thủ tục hành chính tại nơi giao dịch và phải tuân thủ nghiêm túc.

- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan tài chính cùng cấp trong quản lý chi ngân sách, thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo với cơ quan tài chính và các cơ quan hữu quan và lãnh đạo huyện Thạch Hà.

* Đối với kiểm soát chi đầu tư XDCB (thanh toán, tạm ứng)

Chủ đầu tư (UBND các xã, thị trấn) và cá nhân, tổ chức có liên quan đến công tác đầu tư XDCB phải tuân thủ chặt chẽ những quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư XDCB. Đổi mới cơ cấu bố trí vốn đầu tư theo hướng tập trung, ưu tiên cho các dự án hạ tầng xã hội thiết yếu; lồng ghép nguồn vốn các dự án, chương trình MTQG trên địa bàn; Ưu tiên bố trí vốn cho các công trình chuyển tiếp, các công trình đã được phê duyệt quyết toán còn thiếu vốn, các công trình trọng điểm, cấp thiết. Đặc biệt, trong bố trí vốn đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, y tế, giáo dục và văn hóa đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVIII và hoàn thiện các tiêu chí theo kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới trong năm 2015 đặt ra.

Xây dựng mô hình quản lý đầu tư XDCB cần xác định các khâu trọng yếu như: Tiêu chuẩn được tham gia đấu thầu; đấu thầu công khai; mở rộng đối tượng giám sát tiến độ, chất lượng thi công; công khai tiêu chuẩn nền móng, vật tư tại công trình; cơ sở xem xét nghiệm thu quyết toán công trình, phải đảm bảo được sự kiểm tra chéo, khách quan.

UBND các xã, thị trấn phải đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa trong đầu tư XDCB, khai thác tối đa các nguồn vốn từ các Chương trình MTQG và các Chương trình theo Nghị quyết của HĐND tỉnh.

Chủ đầu tư và hình thức quản lý phải được phê duyệt cụ thể trong quyết định đầu tư và phải đảm bảo năng lực quản lý theo quy định.

* Đối với kiểm soát chi thường xuyên

Tổ chức sự phối hợp giữa cơ quan tài chính các cấp đảm bảo ngân sách cấp trên quan tâm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ, tạo điệu kiện thuận lợi cho ngân sách cấp dưới. Ngược lại, ngân sách cấp dưới phải đảm bảo chấp hành theo hướng dẫn, chỉ đạo của ngân sách cấp trên và thông tin kịp thời, đầy đủ cho ngân sách cấp trên những khó khăn, thuận lợi trong quá trình chấp hành NSNN ở địa phương để cùng phối hợp giải quyết. Đồng thời, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng đối với đơn vị thụ hưởng ngân sách phải thống nhất trong quản lý NSNN, kiểm tra chéo nhưng hạn chế quản lý chồng chéo không cần thiết. Điều này sẽ khắc phục tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” gây khó khăn, phiền hà cho đơn vị.

Các phương thức quản lý chi ngân sách như: Quản lý chi theo ngành kinh tế - xã hội; quản lý chi theo từng đối tượng thụ hưởng ngân sách; quản lý chi ngân sách theo chương trình mục tiêu đều có những hạn chế riêng. Cơ quan tài chính các cấp cần quan tâm thường xuyên chỉ đạo khắc phục những hạn chế của từng phương thức quản lý.

Tăng cường quản lý chi mua sắm, sữa chữa tài sản cố định để hạn chế lãng phí, tiêu cực trong sử dụng ngân sách. Cần phải có kế hoạch tập trung ngay từ khâu lập dự toán, lựa chọn hình thức mua sắm và quyết định mua sắm, thanh quyết toán kinh phí. Thực hiện hợp lý các nội dung trên thì sẽ đảm bảo tài sản mua sắm đồng bộ, công khai, minh bạch và đảm bảo yêu cầu về chất lượng, giá cả và hồ sơ mua sắm.

3.3.3.3. Thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính và biên chế đối với các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập

Để góp phần hạn chế tình trạng “xin - cho” đối với NSNN còn tồn tại hiện nay, UBND cấp huyện cần sớm tổ chức triển khai thật tốt, thật toàn diện cơ chế quản lý khoán chi hành chính đối với các đơn vị hành chính và đơn vị sự nghiệp không có thu; cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu. Đồng thời, triển khai kết hợp các quy chế công khai tài chính, quy chế tự kiểm tra, quy

chế dân chủ. Điều này giúp cho các đơn vị tự chủ về tài chính thực hiện kiểm soát, giám sát theo quy chế chi tiêu nội bộ sát hợp với đặc điểm tình hình của đơn vị, khắc phục tình trạng chế độ, tiêu chuẩn, định mức đang “lỗi thời, lạc hậu”, hạn chế tối đa sự kiểm tra, kiểm soát gây phiền hà, nhũng nhiễu, tiêu cực và tiết kiệm một khối lượng quản lý khá lớn không cần thiết của các cơ quan công quyền như: Cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước, thanh tra Nhà nước, Kiểm toán….

Đối với các đơn vị chưa áp dụng cơ chế quản lý khoán chi hành chính đối với các đơn vị hành chính và đơn vị sự nghiệp không có thu; cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu thì các cơ quan có thẩm quyền ban hành định chế tài chính phải quan tâm rà soát, xem xét các chế độ, tiêu chuẩn, định mức hàng năm để ban hành cho phù hợp với tình hình thực tế. Tránh tình trạng hầu hết các chế độ, tiêu chuẩn, định mức quá cũ kỹ, lạc hậu không thể chấp hành được.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)