Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 44 - 46)

* Đất đai.

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 35.503,78 ha với các loại đất chủ yếu sau:

- Đất cồn cát, bãi cát ven biển: Diện tích khoảng 8.845 ha, chiếm 24,89% diện tích tự nhiên. Loại đất này thích hợp cho việc trồng các loại cây lâm nghiệp để chắn sóng và chắn cát bay, có kết cấu rời rạc, nghèo dinh dưỡng đang có nguy cơ sa mạc hóa nếu không có phương án cải tạo tốt.

- Đất cát pha, cát nhẹ: Có diện tích 3.600 ha, chiếm 10,13% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Loại đất này thích hợp với trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày.

- Đất chua mặn, nhiễm mặn, mặn: Có diện tích 600 ha, tập trung chủ yếu ở các khu vực sông Nghèn, Rào Cái, sông Cày (nhiều nhất ở các xã: Thạch Sơn, Thạch Kênh và Thạch Long). Đất có thành phần cơ giới trung bình, nếu được

thau chua, rửa mặn sẽ thích hợp với trồng lúa. Đất này chuyển sang nuôi trồng hải sản ở những nơi có điều kiện sẽ có hiệu quả kinh tế cao.

- Đất phù sa không được bồi: Có diện tích 10.527 ha, chiếm 29,63% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, tập trung chủ yếu ở các xã: Thạch Tân, Thạch Lâm, Thạch Hương, Thạch Điền, Thạch Đài, Thạch Xuân, Thạch Lưu, Thạch Vĩnh, Thạch Ngọc, Thạch Tiến, Thạch Thanh, Phù Việt, Thạch Liên, Thạch Kênh, Thạch Thắng, Thạch Hội, Thạch Lạc, Thạch Văn, Tượng Sơn và thị trấn Thạch Hà. Đây là loại đất phù hợp với sản xuất và thâm canh cây lúa.

- Đất phù sa cổ, bạc màu có sản phẩm Feralit: Có diện tích 2.154 ha, chiếm 6,06% tổng diện tích tự nhiên, phân bố dọc chân núi Trà Sơn, đất có thành phần cơ giới nhẹ, tầng canh tác mỏng, phù hợp với trồng cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

- Đất feralit xói mòn mạnh, trơ sỏi đá: Loại đất này có ở các xã: Thạch Điền, Nam Hương, Thạch Xuân, Thạch Tiến, Thạch Vĩnh. Đây là loại đất phân bố trên địa bàn đồi núi mà thảm thực vật đã bị phá hủy nặng. Loại đất này để phát triển cây lâm nghiệp, đặc biệt là cây thông.

Về cơ cấu sử dụng đất và xu hướng dịch chuyển cơ cấu sử dụng đất: - Đất nông nghiệp: 23.040,47 ha, chiếm 64,9% diện tích tự nhiên; - Đất phi nông nghiệp: 9.092,68 ha, chiếm 25,61% diện tích tự nhiên;

- Đất chưa sử dụng: 3.370,63 ha, chiếm 9,49% diện tích tự nhiên; Nhìn chung quỹ đất của Thạch Hà trong những năm qua đã được đầu tư

khai thác sử dụng hợp lý và có hiệu quả, đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.

Hiện nay quỹ đất chưa sử dụng không lớn, chỉ còn 9,49% diện tích nên việc khai thác có hiệu quả diện tích sẽ là một nhiệm vụ quan trọng của Thạch Hà trong những năm tới.

* Tài nguyên rừng.

Huyện Thạch Hà có diện tích rừng nhỏ, không đáng kể. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp của huyện là 9.683 ha, chiếm 27,25% đất tự nhiên trong đó đất có rừng là 5.930 ha, đạt độ che phủ là 46% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Trên

địa bàn huyện có 4.690,78 ha đất rừng trồng và có 59,65 ha diện tích đất ươm cây giống, chiếm 1,26% với trữ lượng gỗ ước tính khoảng 980.000m3.

* Tài nguyên khoáng sản.

Nguồn tài nguyên khoáng sản của huyện gồm có: Emênit ở Thạch Hội, Thạch Văn với trữ lượng 365.000 tấn, cát Thạch Anh ở Việt Xuyên, Thạch Vĩnh, quặng Mangan phân bố ở các xã: Bắc Sơn, Thạch Xuân và Ngọc Sơn. Đặc biệt có mỏ sắt Thạch Khê với trữ lượng 540 triệu tấn. Đây là mỏ sắt lớn nhất của khu vực Đông Nam Á, hiện đang được tổ chức khai thác và sẽ đi vào hoạt động trong những năm tới. Ngoài ra còn có một số quặng khác như titan, than bùn...trữ lượng thấp, phân bố rải rác.

Nguồn nguyên vật liệu xây dựng của huyện chủ yếu khai thác đá ở Thạch Hải, Thạch Đỉnh, Thạch Bàn với diện tích khoảng 250 ha, có giá trị rất cao trong xây dựng và xuất khẩu.

* Tài nguyên biển.

Thạch Hà có bờ biển dài khoảng 24km, vùng biển bãi ngang nên sản lượng hải sản ít. Sản lượng đánh bắt hàng năm đạt khoảng 4.000 - 5000 tấn.

Diện tích đất làm muối khoảng 35 ha với sản lượng hàng năm đạt 3.000 tấn - 4.000 tấn.

Bờ biển là những bãi cát dài, mịn và thoải rất thích hợp với phát triển du lịch biển tại khu vực xã Thạch Hải, Thạch Văn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 44 - 46)