sông Cửu Long [21]
Thời gian qua cùng với những thay đổi của đất nước, xây dựng nông thôn mới, ngân sách xã có những chuyển biến tích cực tạo nguồn thu ngày càng lớn, đáp ứng nhu cầu chi tiêu phong phú và đa dạng cho chính quyền cấp xã. Công tác lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán chi ngân sách xã ở nhiều địa phương đã từng bước được cải thiện. Nhưng cũng còn có những hạn chế về nhiều mặt: công tác lập ở một số xã chưa được chính quyền xã quan tâm đúng mức. Công tác chấp hành, quyết toán chi NSX cũng còn bộc lộ những yếu kém, hạn chế dẫn đến quản lí chi ngân sách xã vẫn còn xảy ra tình trạng thất thoát lãng phí: chi tiêu lãng phí trong quản lí hành chính; chi hội nghị, tiếp khách quá lớn…
Nhìn chung, ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như: An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang công tác quản lý chi ngân sách cấp xã gần giống nhau là đều dựa vào luật NSNN. Bên cạnh đó, do đặc thù riêng của điều kiện kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương nên cũng có phần khác nhau trong việc đảm bảo nhu cầu chi của địa phương.
Quản lý chi ngân sách cấp xã ở các tỉnh này khá chặt chẽ, khoa học, tiết kiệm, hiệu quả; các khoản chi đều phải có sự kiểm soát nghiêm ngặt của cơ quan Tài chính và kho bạc Nhà nước địa phương. Thực hiện khoán chi đối với một số ngành và đơn vị thụ hưởng NSNN, đồng thời tăng cường tính tự chủ trong việc quản lý chi ngân sách của đơn vị thụ hưởng NSNN. Bên cạnh đó việc kiểm tra, thanh tra tài chính đối với các đơn vị thụ hưởng NSNN được tăng cường giám sát của nhân dân trong quá trình quản lý chi NSNN,…
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH HÀ TỈNH HÀ TĨNH